Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, xquang và chỉtiêu miễn dịch, hoá sinh, khí máu ởbệnh nhân lao phổi người già

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, xquang và chỉtiêu miễn dịch, hoá sinh, khí máu ởbệnh nhân lao phổi người già

Bệnh lao là một trong số các bệnh nhiễm trùng có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới, ước tính 1/3 dân số trên toàn thế giới nhiễm lao. Năm 2005, trên thế giới có khoảng 8,8 triệu người mắc lao mới và 1,6 triệu người chết do lao, trong đó hơn 90% số bệnh nhân là ở các nước đang phát triển [225].

Người già được xếp vào nhóm có nguy cơ mắc lao cao do suy giảm miễn dịch. Những năm gần đây tỷ lệ mắc lao ở người già có xu hướng gia tăng và đã trở thành vấn đề thời sự, đặc biệt là ở các nước phát triển, nơi có tỷ lệ bệnh lao giảm dần. Tại Mỹ, năm 1953 tỷ lệ lao ở người 65 tuổi trở lên là 13,8%; đến năm 1979 thì tỷ lệ này là 28,6%, cuối những năm 80, người già là nhóm gặp nhiều nhất trong số những bệnh nhân lao hoạt động và tỷ lệ tử vong do lao ở người già cũng tăng lên. Ớ Anh, tỷ lệ lao người già tăng từ 16% năm 1977 lên 34% năm 1996 [199], [202].

Ớ Việt Nam, theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) thì tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB(+) tuổi từ 55 trở lên cũng tăng liên tục từ

1996 đến nay.

Lao phổi người già thường có biểu hiện lâm sàng khác với lao phổi ở người trẻ: tiến triển từ từ lặng lẽ, X quang phổi cũng thường không điển hình với tỷ lệ tổn thương vùng thấp tăng, hay mắc các bệnh lý mạn tính kèm theo khiến cho các triệu chứng càng phức tạp; do vậy lao phổi người già thường được chan đoán muộn hoặc không được chan đoán [22], [143], [230]. Việc nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng, Xquang của lao phổi người già giúp định hướng chẩn đoán bệnh sớm là rất cần thiết.

Mặt khác lao phổi người già thường kèm theo các rối loạn về huyết học như thiếu máu, giảm albumin máu, rối loạn điện giải. Nghiên cứu về những thay đối này có ý nghĩa rất quan trọng giúp tiên lượng bệnh và giúp công tác điều trị, săn sóc được toàn diện và hiệu quả hơn.

Rối loạn chức năng hô hấp ít gặp trong lao phối tuy nhiên lao phối diện rộng, đặc biệt là lao kê có thể gây hội chứng suy hô hấp cấp tính và tình trạng rối loạn thông khí hạn chế. Rối loạn thông khí tắc nghẽn do lao nội phế quản, rối loạn cân bằng kiềm toan cũng đã được một số tác giả đề cập đến [136], [161]; do đó việc làm sáng tỏ hơn những biến đối chức năng hô hấp trong lao phối, đặc biệt là lao phối người già có ý nghĩa quan trọng.

Tình trạng suy giảm miễn dịch thường gặp ở lao phối người già biểu hiện bằng suy giảm các tế bào TCD4, TCD8 trong máu, tỷ lệ bệnh nhân có phản ứng Mantoux âm tính cao do đó ít giá trị trong chan đoán lao người già. Những nghiên cứu về cytokine mới đây đã giúp hiểu rõ hơn về đáp ứng miễn dịch trong lao, chứng minh vai trò của một số cytokine trong hỗ trợ chan đoán, tiên lượng bệnh mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh lao.

Ớ trong nước đã có một số đề tài nghiên cứu về lâm sàng, Xquang, miễn dịch của lao phối người già nhưng những đặc điểm về huyết học, đặc biệt là điện giải, khí máu và các cytokine ở lao phối người già còn ít được đề cập đến. Do vậy, nghiên cứu của chúng tôi nhằm hai mục tiêu:

1. Xác định đặc điểm lâm sàng, Xquang ở bệnh nhân lao phổi người già so với người trẻ.

2. Đánh giá thay đổi các chỉ tiêu miễn dịch, hóa sinh, khí máu ở lao phổi người già so với người trẻ.

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình và sơ đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Tình hình bệnh lao hiện nay 3

1.2. Cơ chế bệnh sinh và đáp ứng miễn dịch trong lao phoi 6

1.3. Lâm sàng của lao phổi và lao phổi người già 21

1.4. Một số xét nghiệm máu trong lao phổi và lao phổi người già 28

1.5. Một số xét nghiệm miễn dịch trong lao phổi và lao phổi

người già 36

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu 40

2.2. Nội dung nghiên cứu 41

2.3. Phương pháp nghiên cứu 42

2.4. Phương pháp xử lý số liệu 53

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nghiên cứu lâm sàng 56

3.2. Hình ảnh Xquang 65

3.3. Xét nghiệm công thức máu 68

3.4. Xét nghiệm hoá sinh 70

3.5. Xét nghiệm khí máu 72

3.6. Xét nghiệm miễn dịch 76

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm lâm sàng 81

4.2. Đặc điểm Xquang phổi 93

4.3. Xét nghiệm công thức máu ở từng nhóm lao phổi 97

4.4. Xét nghiệm hoá sinh ở từng nhóm lao phổi 100

4.5. Xét nghiệm pH và khí máu ở từng nhóm lao phổi 104

4.6. Xét nghiệm miễn dịch ở từng nhóm lao phổi 107

KẾT LUẬN 118

KIẾN NGHỊ 120

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment