Nghiên cứu một số đặc điểm nhiễm sán lá gan lớn và hiệu quả biện pháp can thiệp tại huyện Đại Lộc-Quảng Nam
Luận ánNghiên cứu một số đặc điểm nhiễm sán lá gan lớn và hiệu quả biện pháp can thiệp tại huyện Đại Lộc-Quảng Nam.Sán lá gan lớn (Fasciola) là ký sinh trùng thường gây bệnh ở gan của các động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu… và ở người. Người là vật chủ ngẫu nhiên của SLGL hay người đã nhiễm một loài sán lá gan khác biệt so với loài sán lá gan lớn gây bệnh ở trâu bò hiện vẫn còn là câu hỏi mở.
Bệnh SLGL (Fascioliasis) [10], [162] là bệnh ký sinh trùng (KST) truyền qua đường thức ăn (foodborne trematode), do sán lá gan lớn gây nên. Người mắc bệnh do ăn phải các cây thủy sinh có chứa nang ấu trùng sán lá gan lớn trong nước. Vì vậy, bệnh có liên quan chặt chẽ đến phong tục tập quán, thói quen ăn sống, chưa nấu chín những loài rau thủy sinh. Nước có chứa nang ấu trùng mà một số loài rau trồng trên cạn được tưới nước có ấu trùng đó cũng có thể là nguồn lây bệnh [63].
Bệnh do sán lá gan lớn đã được phát hiện từ lâu và có ở nhiều nước trên thế giới. Ớ Việt Nam, Codvelle và CS lần đầu tiên phát hiện được Fasciola spp. vào năm 1928. Tiếp sau đó, bệnh SLGL được phát hiện lẻ tẻ, số lượng ít, chưa được xã hội quan tâm. Đến nay bệnh đã được phát hiện nhiều ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã phát hiện được nhiều ổ bệnh SLGL. Các tỉnh miền Bắc, bệnh có phân bố với các ổ dịch còn nhỏ, lẻ tẻ, tản phát. Ớ Việt Nam, tuy đã có nhiều nghiên cứu, nhưng chưa có một nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về dịch tễ học của SLGL trên người, động vật, vật chủ trung gian. [3], [4], [5], [6], [46].
Việc phát hiện ngày càng nhiều bệnh nhân và nhiều 0 dịch SLGL ở Việt Nam tạo nên mối quan tâm lo lắng của cộng đồng và đặt ra nhiệm vụ cho ngành y tế phải giải quyết. Thông tin về bệnh SLGL lưu hành ở Việt Nam qua báo cáo “ Bệnh sán lá gan lớn ở gan trên người Việt Nam” tại Bangkok, Thái Lan, tháng 12/2000 là một trong những lý do khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) đã mở một Hội thảo quốc tế về “Bệnh nhiễm sán lá qua thực phẩm” tại Hà Nội tháng vào 11/2002 [163].
Năm 2004, bệnh SLGL ở người đã được tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh ký sinh trùng quan trọng và nguy hiểm (emerging disease) [124].
Trên thực tế bệnh SLGL đã và đang lưu hành, phát triển rộng trên phạm vi toàn quốc. Biểu hiện lâm sàng của bệnh không rầm rộ mà âm ỉ, kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, giảm khả năng lao động, gây nên những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của cộng đồng.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm nhiễm sán lá gan lớn và hiệu quả biện pháp can thiệp tại huyện Đại Lộc-Quảng Nam” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn và yếu tố liên quan đến nhiễm ở người, trâu bò, ốc và rau tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
2. Đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị bệnh sán lá gan lớn bằng triclabendazole ở hai liều 10 mg/kg và 20mg/kg thể trọng.
3. Đánh giá hiệu quả biện pháp truyền thông thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người dân huyện Đại Lộc về phòng chống bệnh sán lá gan lớn.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đổ vi
Danh mục hình x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm của sán lá gan lớn 3
1.1.1. Đặc điểm hình thể, sinh học 3
1.1.2. Vòng đời 9
1.1.3. Hiện tượng lạc vị trí ký sinh của sán lá gan lớn (Ectopic foci of Fascioliosis) 12
1.2. Đặc điểm dịch tễ học của sán lá gan lớn 14
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và phân bố sán lá gan lớn trên thế giới 14
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu và phân bố sán lá gan lớn tại Việt Nam 18
1.2.3. Phân vùng dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn 24
1.2.4. Đặc điểm dịch tễ học sán lá gan lớn ở người 25
1.3. Chẩn đoán và điều trị 29
1.3.1. Chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn 29
1.3.2. Thuốc điều trị bệnh sán lá gan lớn 33
1.3.3. Vấn đề kí sinh trùng kháng thuốc giun sán nói chung và sán lá
gan lớn kháng Triclabendazole 34
1.4. Phòng bệnh sán lá gan lớn 37
1.4.1. Đối với động vật 37
1.4.2. Vấn đề phòng chống và công tác giáo dục truyền thông trong
bệnh sán lá gan lớn ở người 38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.1.1. Đối tượng 40
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: huyện Đại Lộc, Quảng Nam 40
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: 2006 đến 2009 40
2.1.4. Nội dung nghiên cứu 43
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 45
2.2.1. Các loại nghiên cứu được áp dụng 45
2.3. Vật liệu nghiên cứu 58
2.3.1. Phân và huyết thanh người: 58
2.3.2. Huyết thanh chứng: 58
2.3.3. Phân và gan trâu bò 58
2.3.4. Rau thủy sinh: 58
2.3.5. Ôc Lymnaea: 58
2.3.6. Thuốc điều trị đặc hiệu 58
2.4. Trang thiết bị và hoá chất 58
2.4.1. Vật liệu nghiên cứu cho xét nghiệm bằng phương pháp ELISA: 58
2.4.2. Vật liệu nghiên cứu cho thăm khám bằng siêu âm: 59
2.4.3. Các dụng cụ và hoá chất thông thường trong phòng xét nghiệm: 59
2.4.4. Vật liệu nghiên cứu cho nghiên cứu các yếu tố nguy cơ: 59
2.5. Các kĩ thuật áp dụng cho nghiên cứu 59
2.5.1. Thu thập và xử lý mẫu 59
2.5.2: Các kỹ thuật áp dụng. 61
2.6. Các biến số/chỉ số/nghiên cứu: 65
2.6.1. Các biến số nghiên cứu 65
2.6.2. Các chỉ số nghiên cứu 67
2.7. Sai số và cách khắc phục 68
2.8. Xử lý và phân tích số liệu 68
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 68
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 69
3.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đại Lộc 69
3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 69
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội 71
3.2. Một số đặc điểm nhiễm và tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn 74
3.2.1. Nhiễm sán lá gan lớn ở người 74
3.2.2. Nhiễm sán lá gan lớn ở vật chủ trung gian và môi trường 80
3.3. Kết quả nghiên cứu bệnh sán lá gan lớn ở bệnh viện trong 4 năm nghiên cứu (2006 – 2009) 82
3.3.1. Một số đặc điểm bệnh nhân sán lá gan lớn trong bệnh viện 82
3.3.2. Một số triệu chứng lâm sàng trước khi điều trị thử nghiệm 85
3.3.3. Một số triệu chứng cận lâm sàng trước khi nghiên cứu hiệu quả
của phác đô điều trị 87
3.3.4. Hiệu quả biện pháp điều trị bệnh sán lá gan lớn bằng hai phác đồ Triclabendazole 10mg/kg và 20mg/kg thể trọng 89
3.3.5. Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc: 95
3.4. Kết quả can thiệp sán lá gan lớn tại cộng đồng 96
3.4.1. Hiệu quả điều trị bằng thuốc đặc hiệu Triclabendazole liều 10mg/kg cân nặng 96
3.4.2. Hiệu quả can thiệp tại cộng đồng bằng truyền thông 97
3.4.3. Hiệu quả can thiệp (điều trị và truyền thông) sau 4 năm nghiên cứu . 104
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 105
4.1. Về một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên
cứu và sự phát triển của sán lá gan lớn 105
4.2. Về một số đặc điểm nhiễm sán lá gan lớn 107
4.3. Về một số yếu tố dịch tễ học ảnh hưởng đến nhiễm sán lá gan lớn … 114
4.4. Một số đặc điểm của bệnh sán lá gan lớn tại bệnh viện 120
4.4.1. Đặc điểm của bệnh nhân sán lá gan lớn điều trị trong bệnh viện 120
4.4.2. Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn tại bệnh viện …. 121
4.4. S. Một số triệu chứng cận lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn tại bệnh viện 124
4.4.4. Hiệu quả điều trị bệnh sán lá gan lớn bằng hai phác đồ triclabendazole 10mg/kg và 20mg/kg thể trọng trong bệnh viện 127
4.5. Kết quả can thiệp sán lá gan lớn tại cộng đồng 1S1
4.5.1. Điều trị bằng thuốc đặc hiệu Triclabendazole liều 10mg/kg cân
nặng tại cộng đồng 1S1
4.5.2. Hiệu quả can thiệp tại cộng đồng bằng truyền thông 1S1
4.5.5. Hiệu quả can thiệp sau 4 năm nghiên cứu 1SS
4.6. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 1SS
KẾT LUẬN 140
KIẾN NGHỊ 142
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 14S
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2