Nghiên cứu một số đặc điểm rối loạn nhận thức sau nhồi máu não ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên
Tuổi thọ con người đang ngày một tăng cao, mô hình bệnh tật thay đoi, các quốc gia trong đó có Việt Nam đang đứng trước nguy cơ gia tăng các bệnh mạn tính và lão hoá. Sự lão hóa của hệ thần kinh, đặc biệt là não có thể gây nên nhiều tình trạng bệnh lý, trong đó có rối loạn nhận thức ở người cao tuổi. Tình trạng này bao gồm: sự suy giảm nhận thức nhẹ (SGNT nhẹ) và sa sút trí tuệ (SSTT) ở người cao tuổi.
Suy giảm nhận thức nhẹ (Mild Cognitive Impairment/ MCI) là một trong những vấn đề lớn về sức khoẻ của người cao tuổi trong thiên niên kỷ mới. Đây không phải là SSTT mà là các mức độ suy giảm nhận thức thấp hơn, liên quan với việc giảm chất lượng cuộc sống, trong nhiều trường hợp sẽ dẫn tới SSTT. Theo một số nghiên cứu tỷ lệ SGNT nhẹ tiến triển đến SSTT từ 5% đến 16% mỗi năm tuỳ thuộc vào từng nghiên cứu [129].
Sa sút trí tuệ là một hội chứng rối loạn nhiều chức năng cao cấp của vỏ não bao gồm trí nhớ, tư duy, định hướng, sự hiểu biết, tính toán, khả năng học tập, ngôn ngữ và sự phán đoán. Các biểu hiện rối loạn tiến triển dần dần, tùy theo giai đoạn người bệnh có thể bị phụ thuộc một phần hay toàn bộ vào người thân. Sa sút trí tuệ không những ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh mà còn là gánh nặng cho cộng đồng cũng như toàn xã hội. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ gia tăng nhanh theo tuổi. Kể từ tuổi sáu mươi, trung bình cứ sau năm năm tỷ lệ sa sút trí tuệ lại tăng gấp đôi [143].
Các thể sa sút trí tuệ bao gồm Alzheimer, SSTT do mạch máu, SSTT thể Lewy, SSTT thùy trán thái dương [58]. Ở các nước châu Âu, SSTT do mạch máu là nguyên nhân thường gặp thứ hai sau SSTT do bệnh Alzheimer [79][81]. Tuy nhiên ở châu Á và một số nước đang phát triển, SSTT do mạch máu lại là nguyên nhân đứng hàng đầu [83][179]. Sa sút trí tuệ do mạch máu
chiếm khoảng 10-50% các trường hợp SSTT tùy theo từng vùng địa lý, đối tượng nghiên cứu và tiêu chuẩn chan đoán [81][145]. SSTT do mạch máu là một dạng của suy giảm nhận thức do các ổ nhồi máu nhỏ hoặc lớn gây nên [124] [143]. Thuật ngữ SGNT nhẹ do mạch máu (Vascular Cognitive Impairment/ VCI) dùng để chỉ những bệnh nhân bị suy giảm nhận thức do mạch máu mà không SSTT.
Ớ Việt nam, tuổi thọ con người cũng đang ngày một tăng cao và số người mắc tai biến mạch não khá cao. Nguyễn Văn Đăng và cộng sự (1995) điều tra 1.677.933 người ở miền Bắc thấy tỷ lệ mắc toàn bộ tai biến mạch não chiếm khoảng 115,92/100.000 dân, tỷ lệ mới phát hiện là 28,25/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 161/100.000 dân [4]. Lê Văn Thành và cộng sự (1996) điều tra 52.649 người ở miền Nam nhận thấy tỷ lệ mắc toàn bộ là 415/100.000 dân. Tỷ lệ mới phát hiện là 161, tỷ lệ tử vong là 131/100.000 dân và tỷ lệ này tăng lên theo tuổi [23]. Đặng Quang Tâm nghiên cứu về dịch tễ học tai biến mạch não ở thành phố Cần Thơ thấy tỷ lệ hiện mắc là 129,56/ 100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 29,4/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 35,33/100.000 dân; tỷ lệ hiện mắc ở lứa tuổi 31- 40 là 1,96/ 100.000 dân, ở lứa tuổi từ 61 đến 70 tỷ lệ này là 37,29/ 100.000 dân [19]. Như vậy tỷ lệ tai biến mạch não tăng lên rõ rệt theo tuổi và cùng với nó tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn phế về cơ thể và tâm trí đặc biệt tình trạng rối loạn nhận thức do mạch máu cũng tăng theo.
Ớ nước ta trước kia sa sút trí tuệ chưa được quan tâm, với đa số người cho rằng sa sút trí tuệ là bệnh của tuổi già và không chữa được, còn với bệnh nhân sau tai biến mạch não thì việc phục hồi chức năng vận động thường được quan tâm chú trọng hơn và chức năng trí tuệ chưa được chú ý nhiều. Ngày nay nhờ sự phát triển của kinh tế, xã hội và y học, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, việc phục hồi chức năng nhận thức cho bệnh nhân sau nhồi máu não đã trở thành một mục tiêu lớn, không chỉ nâng cao chất lượng sống cho người bệnh mà còn làm giảm gánh nặng cho gia đình, cộng đồng, xã hội, và tiết kiệm ngân sách. Gần đây Việt Nam bước đầu đã có một số nghiên cứu về SSTT do mạch máu, nhưng các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ, không hệ thống. Trên thực tế lâm sàng những rối loạn nhận thức xuất hiện ở giai đoạn sớm thường sẽ phát triển tiến tới sa sút trí tuệ ở giai đoạn kế tiếp. Việc phát hiện sớm rối loạn nhận thức sau nhồi máu não (SGNT nhẹ do mạch máu và SSTT do mạch máu) mang lại ý nghĩa lớn vì điều trị sớm và điều trị dự phòng các yếu tố nguy cơ có thể giúp bệnh nhân SGNT nhẹ hồi phục. Việc điều trị SSTT ở giai đoạn sớm có thể giúp bệnh nhân kéo dài được thời gian ổn định, kéo dài được thời gian không bị lệ thuộc vào người thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội. Với mong muốn tìm hiểu tình trạng rối loạn nhận thức sau nhồi máu não ở giai đoạn sớm (một tháng sau nhồi máu não), nhằm đánh giá tổng thể về một trạng thái bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, giúp cho việc điều trị can thiệp mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân, đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm rối loạn nhận thức sau nhồi máu não ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên ” đã được tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Mô tả, phân tích, một số đặc điểm của tình trạng nhận thức sau nhồi máu não lần đầu ở người cao tuổi.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với tình trạng nhận thức ở bệnh nhân sau nhồi máu não lần đầu.
Mục lục
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 4
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ RỐI LOẠN NHẬN THỨC 4
1.1. Khái niệm chung về nhận thức 4
1.2. Suy giảm nhận thức sinh lý do thoái hoá thần kinh 6
1.3. Đại cương về suy giảm nhận thức nhẹ 8
1.4. Đại cương về sa sút trí tuệ 11
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ DO NGUY£N NHÂN MẠCH MÁU 27
2.1. Định nghĩa suy giảm nhận thức do mạch máu 27
2.2. Sa sút trí tuệ do mạch máu 27
2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ do mạch máu 28
2.4. Các thể lâm sàng của sa sút trí tuệ do mạch máu 30
2.5. Các nghiên cứu về rối loạn nhận thức 32
2.6. Điều trị sa sút trí tuệ 36
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1. Phân tích, mô tả đặc điểm lâm sàng của tình trạng nhận thức sau nhồi máu não lần đầu ở người cao tuổi 61
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 61
3.1.2. Đặc điểm tổn thương các lĩnh vực nhận thức của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu. 65
3.1.3. Đặc điểm rối loạn nhận thức sau nhồi máu não lần đầu ở người cao
tuổi qua giá trị điểm trung bình của các trắc nghiệm thần kinh tâm lý 69
3.2. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với tình trạng nhận thức của nhóm nghiên cứu 85
3.2.1. Vai trò của các yếu tố tuổi và các yếu tố nguy cơ mạch máu với rối
loạn nhận thức 85
3.2.2. Liên quan giữa tổn thương hình ảnh học của não với rối loạn nhận
thức sau nhồi máu não 89
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 102
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHẬN THỨC SAU NHỒI MÁU NÃO LẦN ĐẦU Ở NGƯỜI CAO TUỔI 102
4.1.1. Bàn về tỷ lệ rối loạn nhận thức sau nhồi máu não 102
4.1.2. Bàn luận về tổn thương một số lĩnh vực của nhận thức trong rối loạn nhận thức sau nhồi máu não 106
4.1.3. Bàn luận về đặc điểm rối loạn nhận thức sau nhồi máu não ở người
cao tuổi qua giá trị cuả các trắc nghiệm thần kinh tâm lý 108
4.2. BÀN LUẬN VỀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VỚI TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN NHẬN THỨC SAU NHỒI MÁU NÃO 119
4.2.1. Bàn luận về mối liên quan giữa tuổi với rối loạn nhận thức 119
4.2.2 Bàn luận về mối liên quan giữa học vấn với rối loạn nhận thức 120
4.2.3 Bàn luận về mối liên quan giữa tai biến mạch não và sa sút trí tuệ 122
4.2.4. Bàn luận về mối liên quan giữa tăng huyết áp và rối loạn nhận thức 123
4.2.5. Bàn luận về mối liên quan giữa đái tháo đường với rối loạn nhận thức 126
4.2.6. Bàn luận về về mối liên quan giữa rối loạn chuyển hoá lipid và rối loạn nhận thức 127
4.2.7. Bàn luận về mối liên quan giữa hút thuốc lá và rối loạn nhận thức 129
4.2.8. Bàn luận về xơ vữa động mạch cảnh và rối loạn nhận thức 130
4.2.9. Bàn luận về liên quan giữa tổn thương hình ảnh học của não và rối
loạn nhận thức sau nhồi máu não 132
KẾT LUẬN 139
KIẾN NGHỊ 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích