Nghiên cứu một số đặc điểm SINH HọC lông, tóc người việt ứng dụng trong nhận dạng pháp y

Nghiên cứu một số đặc điểm SINH HọC lông, tóc người việt ứng dụng trong nhận dạng pháp y

Trong quá trình điểu tra tôi phạm, nhiều dạng vật chứng được phát hiên tại hiên trường, môt trong những vật chứng thường gặp nhất là vật chứng lông, tóc. Theo Deedrick W. D. và công sự (2004)[40], việc nhận dạng và so sánh lông, tóc người cũng như lông đông vật có thể giúp ích cho việc chứng minh mối liên quan dấu vết vật thể với tình tiết, đối tượng và quá trình phạm tôi. Vì vậy, lông, tóc người và lông đông vật có vú được sử dụng làm vật chứng pháp y trong nhiều thế’’ kỷ[39], [61], [80]. Giám định vi thể lông, tóc sử dụng kính hiển vi so sánh được coi là kỹ thuật tiêu chuẩn được thừa nhận đối với giám định so sánh lông, tóc trong khoảng chừng 60 năm qua, kỹ thuật này đã được thừa nhận bởi cả toà án Bang và toà án Liên bang trên toàn nước Mỹ, trong tất cả các vùng lãnh thổ Canada, ở nhiều nước châu Âu và châu Á [67].

Ngày nay, xét nghiệm ADN nhân và ADN mitochondri (mtADN) có thể cung cấp thông tin làm tăng giá trị của các xét nghiệm vi thể lông, tóc [50], [66], [67]. Thông tin về các trình tự ADN trên genome ty thể có ý nghĩa quan trọng trong giám định cá thể và quan hệ huyết thống, điều tra tôi phạm và quản lý nhân sự. Khoảng 7% mtADN (được gọi là vùng D-loop, vùng siêu biến hay vùng điều khiển) không được dịch mã, chứa các trình tự khởi đầu cho quá trình tái bản hệ genome ty thể [21], [22], [75], [95]. Vùng D-loop được xem là vùng xuất hiện nhiều đôt biến nhất với tỷ lệ cao hơn so với các vùng khác của mtADN từ 1,8 lần đến 4,4 lần [1], [5], [16], [18], [32], [68]. Xác định và so sánh trình tự mtADN nhất là các đoạn siêu biến (hypervariable) HVS1 và HVS2 hoặc từng đoạn siêu biến riêng biệt (HVS1 hoặc HVS2) của D-loop là phương pháp có đô tin cậy cao được sử dụng rông rãi trong khoa học hình sự và pháp y [23], [30], [44],[57],[79].

Như vậy, khi kính hiển vi kết hợp chặt chẽ với các công nghệ ADN, sự kết hợp của các công nghệ này có những ảnh hưởng sâu sắc đối với cách khoa học pháp y, giám định viên và các thẩm phán khi xem xét dấu vết lông, tóc [40], [41], [52], [66]. Các tiêu chuẩn chuyên ngành dành cho thực hành so sánh pháp y lông, tóc đã được các nước trên thế giới thống nhất trong hợp tác quốc tế (thông qua các hôi nghi quốc tế)[67], [73], [77], [124].

Ở Việt Nam, môt số tác giả đã bước đầu xây dựng được các tiêu chuẩn nhân dạng lông tóc ứng dụng trong công tác giám định pháp y [4], [11]. Tuy nhiên, việc phân loại còn chưa thực sự đầy đủ, chưa xây dựng được các quy trình giám định lông, tóc thống nhất cho ngành pháp y Việt Nam. Ngoài ra, sự biến đổi hình thái của lông, tóc dưới ảnh hưởng của các yếu tố như nhiệt đô, cơ học và môi trường nước; phân biệt lông, tóc người với lông của các đông vât sống gần người (chó, mèo); nghiên cứu ứng dụng ADN ty thể ở lông, tóc trong khoa học hình sự còn chưa được các tác giả trong nước để câp đến. Hơn nữa, trong những năm gần đây, yêu cầu vể tính chính xác và đô tin cây của các giám định pháp y ngày càng cao, đòi hỏi có sự thống nhất trong toàn ngành Pháp y, các cơ quan hành pháp trong nước cũng như hợp tác quốc tế. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài này với mục tiêu:

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái bình thường của lông, tóc ở người Việt và những biến đổi của chúng dưới ảnh hưởng một số tác nhân thường gặp trong khám nghiệm pháp y: cơ học, nhiệt độ, hoá học.

Nhận dạng đối tượng qua xác định trình tự vùng HVS1 và HVS2 của genome ty thể ở lông, tóc người.

Xây dựng quy trình giám định dấu vết lông tóc sử dụng trong pháp y.

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Đặc điểm hình thái lông, tóc người 3

1.1.1. Khái quát về sự phát triển của lông, tóc ở người 3

1.1.2. Đặc điểm cấu trúc của lông, tóc 8

1.2. Các phương pháp nghiên cứu hình thái lông tóc 19

1.2.1. Phương pháp nghiên cứu vi thể 19

1.2.2. Nghiên cứu siêu cấu trúc lông, tóc 22

1.3. Nghiên cứu về mẫu vật lông, tóc trong công tác hình sự 22

1.4. Đặc điểm của hệ gen ty thể người 24

1.4.1. Cấu tạo của hê gen ty thể người 24

1.4.2. Đặc điểm di truyền của hê gen ty thể người 26

1.4.3. Đặc điểm trình tự đoạn điều khiển (D-loop) ty thể 28

1.4.4. Cơ sở khoa học để đánh giá tính đa hình đoạn D-Loop ở người 30

1.4.5. Tính đa hình trình tự đoạn D-Loop ở các tộc người trên thế giới.. 32

1.4.6. Nghiên cứu hê gen ty thể người Việt Nam 34

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 36

2.1. Đối tượng nghiên cứu 36

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu đặc điểm hình thái 36

Trang

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ADN 36

2.1.3. Phương tiên nghiên cứu 36

2.1.4. Phương pháp lấy mẫu tóc, lông sinh dục 41

2.2. Phương pháp nghiên cứu 41

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu hình thái bình thường của lông, tóc 41

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu sự thay đổi hình thái lông, tóc do tác

đông của môi trường 48

2.2.3. Phân tích trình tự vùng HVS1 và HVS2 của genome ty thể ở các

mẫu nghiên cứu 49

2.2.4. Xây dựng quy trình giám định dấu vết lông, tóc 54

2.2.5. Phương pháp xử lý số liêu 54

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 55

3.1. Hình ảnh đại thể của lông, tóc người và lông mèo 55

3.1.1. Hình dạng của lông, tóc người và lông mèo 55

3.1.2. Mức đô xoăn của lông, tóc người và lông đông vật 56

3.1.3. Hình thái ngọn tóc, lông người và lông đông vật 56

3.2. Hình ảnh vi thể tóc, lông sinh dục người và lông động vật 59

3.2.1. Màu sắc của tóc, lông sinh dục người và lông đông vật 59

3.2.2. Sự phân bố sắc tố ở tóc, lông sinh dục người và lông đông vật 61

3.2.3. Dạng ngưng tập sắc tố ở tóc, lông sinh dục người và lông đông

vật 63

3.2.4. Đặc điểm về sự liên tục của lõi tóc, lông người và lông đông vật.. 64

3.2.5. Đặc điểm về sự mờ đục của lõi tóc người 66

3.2.6. Đặc điểm vi thể của bờ trong của lớp vỏ ngoài 67

3.2.7. Hình thái mặt ngoài lớp vỏ ngoài của lông, tóc ở người và lông

đông vật 68

3.3. Hình dạng cắt ngang lông, tóc người và động vật 71

3.3.1. Hình dạng cắt ngang thân lông, tóc người và lông đông vật 71

3.3.2. Sự phân bố sắc tố ở tiêu bản cắt ngang lông, tóc người và lông

đông vật 73 

Trang

3.3.3. Kích thước các phần của thân lông, tóc người và lông đông vật… 74

3.3.4. Giá trị phương pháp chẩn đoán bằng hình thái 75

3.4. Biến đổi hình thái tóc dưới tác động của môi trường bên ngoài 77

3.4.1. Hình thái tóc, lông dưới tác đông của nhiệt đô 77

3.4.2. Đặc điểm hình ảnh tổn thương của tóc do co kéo 80

3.4.3. Đặc điểm hình ảnh tổn thương của tóc bị đập 82

3.4.4. Đặc điểm hình ảnh tổn thương của tóc do pH môi trường 85

3.5. Đặc điểm siêu cấu trúc của tóc 86

3.5.1. Hình ảnh siêu cấu trúc của tóc trên tiêu bản cắt ngang thân tóc.. 86

3.5.2. Hình ảnh siêu cấu trúc của tóc trên tiêu bản cắt dọc 88

3.6. Tách chiết ADN tổng số 89

3.7. Nhân đoạn HVS1 và HVS2 bằng kỹ thuật PCR 90

3.8. Xác định trình tự đoạn HVS1 và HVS2 ở các mẫu nghiên cứu 94

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 102

4.1. Sự khác nhau về hình ảnh đại thể giữa lông, tóc người và lông động

vật 103

4.2. Sự khác nhau về hình ảnh vi thể qua tiêu bản soi dọc thân lông, tóc

người và lông động vật 105

4.2.1. Về màu sắc, sự phân bố sắc tố, dạng ngưng tập sắc tố 106

4.2.2. Về đặc điểm hình thái lõi lông, tóc 108

4.2.3. Về đặc điểm lớp vỏ ngoài (lớp cuticula ) của tóc, lông 109

4.3. Về hình ảnh vi thể tóc, lông qua tiêu bản cắt ngang 110

4.4. Công tác giám định nhận dạng tóc, lông trong pháp y tư pháp 115

4.5. Về hình ảnh tóc, lông mu dưới tác động của môi trường 117

4.6. Phân tích trình tự vùng HVS1 và HVS2 của genome ty thể ở các

mẫu nghiên cứu 121

KẾT LUẬN 132

KIẾN NGHI 134

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC CÔNG Bố 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment