Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh
Thời gian gần đây, nhiều vụ đại dịch do cúm A đang bùng phát trở lại. Sau vụ đại dịch cúm năm 1968 và năm 1997, dịch cúm gia cầm do vi rút cúm A/H5N1 đã xuất hiện ở nhiều nước Châu Á và Châu Phi [72]. Dịch cúm A/H5N1 ở người xuất hiện ở 12 quốc gia trên thế giới với 277 trường hợp mắc bệnh, trong đó 168 trường hợp tử vong [127]. Tại Việt Nam, kể từ trường hợp mắc cúm đầu tiên ngày 26/12/2003 đến nay, đã ghi nhận 4 đợt dịch với 107 trường hợp mắc, trong đó 49 trường hợp tử vong tại 32 tỉnh/thành phố [46]. Dịch cúm này đang làm cho loài người rất lo ngại, bởi vì nó không những lây truyền sang người gây bệnh nặng và tử vong cao mà còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nặng nề do sự chết hàng loạt gia cầm không được tiêu hủy đúng cách.
Tình hình dịch cúm A/H1N1 hiện nay đang diễn biến phức tạp và trở thành đại dịch trên toàn thế giới. Tại nhiều nước đã có lây lan tại cộng đồng. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến ngày 20/9/2009 toàn thế giới đã ghi nhận 318.925 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, trong đó có 3.917 trường hợp tử vong tại 191 quốc gia [128]. Tại Việt Nam, tính đến ngày 03/10/2009, Việt Nam đã ghi nhận 9.537 trường hợp dương tính, 18 trường hợp tử vong [65].
Tỉnh Quảng Ninh, từ năm 2003 đến năm 2010 cũng xảy ra các vụ dịch cúm gia cầm trên diện rộng, đã phát hiện 3 người bệnh dương tính với cúm A/H5N1, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Đối với cúm A/H1N1, tính đến 17h ngày 03/10/2009, tổng số ca nghi ngờ nhiễm từ đầu vụ dịch là 3185, trong đó số ca có kết quả dương tính là 32.
Chính phủ Việt Nam và các cấp chính quyền ở địa phương, trong đó, có tỉnh Quảng Ninh đã có rất nhiều nỗ lực trong việc khống chế, kiểm soát đại dịch cúm và đã đạt được một số thành công nhất định trong thời gian qua. Tuy nhiên, dịch vẫn tồn tại và nhiều nguy cơ bùng phát trên diện rộng với mức độ nguy hiểm cao hơn. Hiện tại, bệnh chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, vắc xin phòng bệnh mới được sản xuất còn nhiều bất cập, giá thành đắt và số lượng còn hạn chế [17]. Kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh cúm của CBYT, cũng như năng lực ứng phó của hệ thống bệnh viện các tuyến, nhất là tuyến huyện đối với đại dịch cúm còn hạn chế.
Chính vì vậy, để tìm ra những giải pháp cụ thể, hiệu quả, khả thi nhằm tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A trong thời gian tới ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh, góp phần phòng, chống đại dịch cúm, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng cơ sở vật chất, kiến thức và thực hành của cán bộ y tế về công tác kiểm soát cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh, năm 2009.
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp tăng cường kiểm soát cúm A tại các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH CÚM A TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM 3
1.1.1. Vi rút cúm 3
1.1.2. Bệnh cúm 8
1.1.3. Tình hình đại dịch cúm A trên thế giới và Việt Nam 12
1.2. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỀ KIỂM SOÁT CÚM A TRONG HỆ THỐNG BỆNH VIỆN CÁC TUYẾN Ở VIỆT NAM 16
1.2.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc 17
1.2.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan đến điều trị
cúm của cán bộ y tế 21
1.2.3. Khả năng tổ chức, triển khai, kiểm soát tại các bệnh viện 25
1.3. GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM 28
1.3.1. Nguyên tắc phòng, chống dịch 28
1.3.2. Các biện pháp phòng, chống dịch cúm 30
1.3.3. Công tác phòng, chống dịch cúm A tại Việt Nam 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 41
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 41
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 45
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 45
2.2.2. Phương pháp tính cỡ mẫu và chọn mẫu 45
2.2.3. Nội dung nghiên cứu 49
2.2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 52
2.2.5. Tổ chức nghiên cứu 59
2.2.6. Hạn chế của nghiên cứu 61
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu 62
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỀ KIỂM SOÁT CÚM A 63
3.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống cúm A 63
3.1.2. Nhân lực và đào tạo năng lực phòng, chống cúm đại dịch của bệnh
viện tuyến huyện 70
3.1.3. Kiến thức và thực hành của cán bộ y tế trong phòng, chống cúm A.73
3.1.4. Kênh truyền thông và nội dung cần chú trọng trong phòng, chống
cúm đại dịch 83
3.2. HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG KIỂM
SOÁT CÚM A 86
3.2.1. Kết quả hoạt động can thiệp 86
3.2.2. So sánh giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng thời điểm trước và
sau can thiệp 88
3.2.3. Hiệu quả can thiệp 99
Chương 4: BÀN LUẬN 100
4.1. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỀ KIỂM SOÁT CÚM A 100
4.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống cúm A… 100
4.1.2. Nhân lực và đào tạo năng lực phòng, chống cúm đại dịch của bệnh
viện tuyến huyện 107
4.1.3. Kiến thức và biện pháp ứng phó của CBYT trong phòng, chống
cúm A 111
4.2. HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG KIỂM
SOÁT CÚM A 122
KẾT LUẬN 131
KIẾN NGHỊ
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích