Nghiên cứu một số nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và tổn thương não ở trẻ mắc ĐK kháng thuốc tại Bệnh viện nhi trung ương

Nghiên cứu một số nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và tổn thương não ở trẻ mắc ĐK kháng thuốc tại Bệnh viện nhi trung ương

Động kinh (ĐK) là một nhóm đa dạng các bệnh mãn tính của não, thể hiện trên lâm sàng là các com ĐK tái phái. Trong các bệnh lí thần kinh ở trẻ em, ĐK vẫn là nhóm bệnh phức tạp và phổ biến, đứng hàng thứ hai sau các nhiễm trùng thần kinh. Theo một báo cáo tổng hợp về ĐK ở trẻ em, trên phạm vi toàn cầu, ước tính có khoảng 10,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi đang mắc ĐK, chiếm khoảng khoảng 25% tổng số người mắc ĐK toàn cầu. Trong số 3,5 triệu người mới mắc ĐK hàng năm, có 40 % là trẻ dưới 15 tuổi và trên 80% trong số đó sổng tại các nước đang phát triển. Cũng theo bản báo cáo kể trên, ĐK ở trẻ em, được chia thành bốn nhóm cấp độ từ nhẹ đến nặng [18]:

-Nhóm 1: ĐK lành tính: ví dụ như ĐK lành tính rãnh Rolando, là nhóm nhẹ nhất, có thể tư khỏi sau 1 thòi gian mà thường không cần phải dùng thuốc.

-Nhóm 2: ĐK nhậy cảm với thuốc: là ĐK có thể cắt cơn dễ dàng bằng thuốc chống ĐK và bệnh có thể khỏi hẳn sau 1 vài năm điều trị, ví dụ ĐK cơn vắng.

-Nhóm 3: Các ĐK lệ thuộc vào thuốc chống ĐK: là ĐK có thể cắt cơn bằng thuốc chống ĐK nhưng nếu ngừng thuốc, com ĐK lại xuất hiện, do đó bệnh nhân phải dùng thuốc hầu như cả đời, ví dụ như ĐK giật cơ thiếu niên và nhiều trường hợp ĐK cục bộ triệu chứng (khoảng 20 % tổng số).

-Nhóm 4: nhóm ĐK kháng thuốc, chiếm khoảng 13-17% tổng số. Tuỳ theo các tác giả mà có các tiêu chuẩn xác định khác nhau về ĐK kháng thuốc (xem bảng 1). Trong đó có tiêu chuẩn xác định của Liên hội Quốc tế chống ĐK, phiên bản năm 2009: “ĐK kháng thuốc là ĐK không kiểm soát được com mặc dù đã ít nhất 2 lần thay đổi phác đồ điều trị bằng thuốc kháng ĐK được lựa chọn thích hợp (có thể là đơn hoặc đa trị liệu)”.

Trong bốn nhóm ĐK kể trên, ĐK kháng thuốc là nhóm nặng nhất, các cơn ĐK tái phát không kiểm soát đươc sẽ gây nhiều tác hại cho bệnh nhi. Ở ữẻ càng nhỏ, tác hại về phát triển tinh thần vận động càng lớn.ảtẻ nhỏ bị ĐK nếu đến 2 tuổi chưa cắt được cơn sẽ chậm phát triển tâm lý-vận động những năm sau này. Ở trẻ lớn hơn, cơn ĐK có thể gây nguy hiểm cho tính mạng khi trẻ tham gia giao thông, lao động, chơi thể thao (bơi lội). Ở bất cứ lứa tuổi nào, ĐK kháng thuốc cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển tâm lý-nhân cách, đến khả năng học tập, lao động và hoà nhập xã hội. Đây là gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.

về nguyên nhân gây ĐK kháng thuốc, theo một nghiên cứu tổng hợp của tiểu ban về ĐK trẻ em thuộc Liên hội Quốc tế chống ĐK (2004): sổ liệu từ 543 bệnh nhi (dưới 18 tuổi) mắc ĐK kháng thuốc thuộc 20 trung tâm phẫu thuật ĐK ở Châu Âu, Australia và Bắc Mỹ cho thấy có những nguyên nhân sau [12]:

-Các loạn sản vỏ não: 42%

-Ư lành tính: 19%

-sau nhiễm khuẩn hệ TKTƯ/tai biến mach não/chấn thương sọ não: 10%

-Xơ hóa hồi hải mã: 6%

-Bệnh xơ hóa củ: 5%

-U mô thừa vùng dưới đồi: 4%

-H/c Sturge Weber: 3%

Các tổn thương mạch não: 1%

Một sổ nguyên nhân khác (phản ứng tăng sinh mô TK đệm, 1 số bệnh hiếm gặp, không tìm thây nguyên nhân): 7% số trường hợp.

Gần đây, với những tiến bộ về y học, chất lượng chẩn đóan và điều trị ĐK ngày càng nâng cao. về chẩn đóan, các phương pháp chẩn đóan hình ảnh như cộng hưởng từ, PET-CT Scan, SPECT, điện não video cho phép xác định rõ vị trí, hình ảnh cũng như họat động chức năng của các ổ tổn thương gây ĐKế về mặt điều trị, bên cạnh điều trị thường qui bằng thuốc chống ĐK đã có một số giải pháp điều trị chuyên biệt như chế độ ăn, phẫu thuật, kích thich dây phế vị. Đây thực sự là những giải pháp điều trị rất có hiệu quả đối với các trường hợp mắc ĐK kháng thuốc, nếu được chọn lọc chỉ định và thực hiện đúng các qui trình chuyên môn tương ứng.

Ở Việt nam, theo Ninh thị ứng, ĐK kháng thuốc có thể chiếm tới 20-40% số trường hợp mắc ĐK ở trẻ em, riêng số trường hợp ĐK nội trú tại khoa thần kinh bệnh viện Nhi TW hàng năm dao động từ 800 đến 900 trẻ. Trong khi đó, số ĐK ngọai trú còn nhiều gấp bốn lần sổ nội trú kể trên [5].

Xuất phát từ những thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài ”Nghiên cứu một số nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và tổn thương não ở trẻ mắc ĐK kháng thuốc tại Bệnh viện nhi trung ương”, với 3 mục tiêu nghiên cứu sau đây:

Xác định một số nguyên nhân gây ĐK kháng thuốc

Mô tả đặc điểm lâm sàng của ĐK kháng thuốc

Mô tả các tổn thương não ở trẻ mắc ĐK kháng thuốc

Chúng tôi hi vọng kết qủa nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lượng dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhi mắc ĐK kháng thuốc, qua đó gíup nâng cao chất lượng sống đồng thời giảm bớt phần nào những tác hại mà bệnh gây ra cho bản thân bệnh nhi, cho gia đình và xã hội.

Đặt vấn đề 1

Chương 1: TÔNG QUAN 4

I. Một số thuật ngữ, định nghĩa và tiêu chuẩn 4

II. Một số đặc điểm dịch tễ học về ĐK và ĐK kháng thuốc 6 m. Phân loại ĐK 7 IVỆ Phân loại ĐK ở ữẻ em 12 VỆ Cơ chế gây kháng thuốc trong ĐK 18

VI. Các nguyên tắc điều trị ĐK bằng thuốc kháng ĐK 21

VII. Các biện pháp điều trị khác 21

VIII. Rối loạn phát triển thần kinh và tâm lý-xã hội đối với trẻ mắc ĐK 25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 28 Chương 3: Dự KIẾN KẾT QUẢ 32 Chương 4: Dự KIẾN BÀN LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 Phụ lục: Mau bệnh án nghiên cứu ĐK kháng thuốc ở trẻ em 48 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment