Nghiên cứu một số rối loạn tâm lý ở trẻ vị thành niên đang điều trị bệnh động kinh tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương
Động kinh (ĐK) là một bệnh lý thần kinh thường gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường xuất hiện sớm ở lứa tuổi nhỏ, đặc biệt dưới 6 tuổi. ĐK chiếm tỷ lệ khá cao trong cộng đồng. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) ĐK chiếm từ 0,5-1% dân số, ở các nước đang phát triển tỷ lệ có thể gấp 2,5 lần, trong đó dưới 6 tuổi chiếm 60% [19].
Bệnh tật, nhất là bệnh mạn tính thường không chỉ gây ra những tổn thương về cơ thể mà còn gây những biến đổi về tâm lý. Bệnh có khi chỉ làm thay đổi nhẹ, kín đáo về cảm xúc nhưng có khi gây biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn bộ nhân cách của người bệnh. Bệnh càng nặng, càng kéo dài thì biến đổi tâm lý càng rõ rệt, trầm trọng. Nhất là ở trẻ em, cơ thể đang lớn và trưởng thành về thể chất cũng như tinh thần, chưa ổn định về cảm xúc, dễ xúc động vì thế càng dễ bị tổn thương hơn.
Động kinh là bệnh mà bản thân nó đã có ảnh hưởng đến tâm lý và nhận thức. Mặt khác, là bệnh cần điều trị lâu dài, có khi suốt cuộc đời. Bên cạnh việc phải tuân thủ một chế độ sinh hoạt khác thường, uống thuốc hàng ngày, đi khám bệnh, phải làm các xét nghiệm, đôi khi phải nghỉ học và nhập viện, trẻ mắc bệnh động kinh còn phải đối diện với sự nhìn nhận tiêu cực, kì thị do những hiểu biết phiến diện từ những người xung quanh. Thêm vào đó, sự lo lắng của cha mẹ về bệnh tật của con, khó khăn về kinh tế, những thành kiến của xã hội về bệnh động kinh, đôi khi cả tâm lý hoang mang khi điều trị thất bại… tất cả tác động tới trẻ, gây cho trẻ nhiều biến đổi tâm lý, mà thường thấy hơn cả là những biến đổi theo xu hướng tiêu cực như thu mình không chịu giao tiếp, lo âu, sợ sệt, cáu gắt, ghét mọi người xung quanh. Khi ấy, bệnh không chỉ thuần túy là những biến đổi về mặt sinh học mà còn trở nên phức tạp hơn rất nhiều bởi những rối nhiễu tâm lý kết hợp. Những biến đổi tâm lý này gây nên tác động bất lợi cho cơ thể, nhất là đối với hệ thần kinh, và có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện cơn động kinh, quá trình điều trị động kinh [14].
Vị thành niên là trẻ từ 10-19 tuổi, là giai đoạn có nhiều biến động, phát triển phức tạp hơn các giai đoạn khác. Dưới sự tác động của các hormone sinh dục ở thời kỳ dậy thì, trẻ có sự thay đổi nhanh, mạnh cả về sinh lý và tâm lý, đồng thời chứa đựng những biến đổi sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội lẫn cá tính [12]. Do liên quan đến những biến động mang tính lứa tuổi, trẻ vị thành niên bị động kinh dễ có các rối loạn về cảm xúc, hành vi như: rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, các rối loạn hành vi hướng nội, hướng ngoại…vv
Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý trẻ em và vị
thành niên mắc bệnh động kinh. Ớ Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh
động kinh, tuy nhiên nghiên cứu đánh giá về sự thay đổi nhận thức, cảm xúc, hành vi ở trẻ động kinh còn rất ít, nhất là trên đối tượng vị thành niên.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu một số rối loạn tâm lý ở trẻ vị thành niên đang điều trị bệnh động kinh tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương ” nhằm các mục tiêu sau đây:
1/ Đánh giá về nhận thức, các biêu hiện lo âu, trầm cảm và rối loạn
hành vi ở trẻ vị thành niên đang điều trị bệnh động kinh.
2/ Bước đầu nhận xét một số yếu tố liên quan tới những thay đổi về
nhận thức, hành vi, cảm xúc ở vị thành niên bị động kinh.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Bệnh động kinh 3
1.1.1 Định nghĩa 3
1.1.2. Dịch tễ 3
1.1.3. Nguyên nhân động kinh 4
1.1.4. Phân loại động kinh 7
1.1.5. Nguyên tắc điều trị động kinh 8
1.2. Phát triển tâm lý- xã hội giai đoạn vị thành niên 8
1.3. Một số thuật ngữ 11
1.3.1. Nhận thức 11
1.3.2. Hành vi 11
1.3.3. Cảm xúc 12
1.4. Một số rối loạn nhận thức, hành vi, cảm xúc thường gặp 12
1.4.1. Chậm phát triển tâm thần 12
1.4.2. Các rối loạn lo âu 13
1.4.3. Rối loạn trầm cảm 15
1.4.4. Rối loạn hành vi 17
1.5. Tâm lý của trẻ bị động kinh và gia đình 18
1.5.1. Vấn đề về nhận thức của trẻ động kinh 18
1.5.2. Vấn đề về hành vi – cảm xúc ở trẻ động kinh 21
1.5.3. Rối loạn cảm xúc ở gia đình trẻ động kinh 25
1.6. Một số nghiên cứu về rối loạn tâm lý của bệnh nhân ĐK ở Việt Nam ..28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 34
2.2.3. Các biến số nghiên cứu và cách đánh giá 34
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 36
2.2.5. Cơ sở và cách tiến hành: 41
2.3. Xử lý số liệu 41
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 43
3.1.1. Phân bố theo tuổi 43
3.1.2. Nhóm tuổi 43
3.1.3. Giới tính 44
3.1.4. Hoàn cảnh gia đình 44
3.1.5. Xu hướng tính cách của trẻ trước khi mắc bệnh 45
3.1.6. Trình độ học vấn của trẻ 45
3.1.7. Tiền sử của trẻ: 46
3.2. Đặc điểm bệnh động kinh của đối tượng nghiên cứu 46
3.2.1. Tuổi khởi phát bệnh 46
3.2.2. Thời gian mắc bệnh động kinh: 47
3.2.3. Phân loại động kinh 48
3.2.4. Tần suất cơn giật 48
3.2.5. Tổn thương não trên CT, MRI 49
3.2.6. Các thuốc CĐK được sử dụng 49
3.2.7. Phác đồ điều trị 50
3.3. Đặc điểm về nhận thức của đối tượng nghiên cứu 50
3.3.1. Nhận thức của trẻ đánh giá qua trắc nghiệm Raven 50
3.3.2. Mối liên quan giữa chỉ số IQ- học lực của trẻ 51
3.3.3. Mối liên quan giữa chỉ số IQ – các yếu tố bệnh của trẻ 51
3.4. Đặc điểm về hành vi, cảm xúc của đối tượng nghiên cứu 53
3.4.1. Đặc điểm hành vi đánh giá qua trắc nghiệm CBCL 53
3.4.2. Đánh giá qua trắc nghiệm Beck, Zung 58
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN 64
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 64
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 64
4.1.2. Trình độ học vấn của trẻ 64
4.1.3. Tiền sử của trẻ 64
4.2. Đặc điểm bệnh động kinh của trẻ 65
4.2.1. Thời gian và tuổi mắc bệnh động kinh 65
4.2.2. Thể bệnh 65
4.2.3. Tần suất cơn giật 66
4.2.4. Các thuốc chống động kinh và phác đồ điều trị sử dụng cho ĐTNC 66
4.3. Nhận thức của đối tượng nghiên cứu 67
4.3.1. Đặc điểm nhận thức của đối tượng nghiên cứu 67
4.3.2. Mối liên hệ giữa IQ và các yếu tố bệnh 68
4.4. Đặc điểm hành vi – cảm xúc của đối tượng nghiên cứu 70
4.4.1. Các biểu hiện rối loạn hành vi 70
4.4.2. Các rối loạn cảm xúc 75
4.5. Đặc điểm về cảm xúc của cha mẹ bệnh nhân 80
4.5.1. Biểu hiện RLCX ở cha mẹ bệnh nhân qua trắc nghiệm Beck, Zung. …80
4.5.2. Tác động qua lại giữa bệnh tật của con và cảm xúc của cha mẹ …. 81
KẾT LUẬN 83
KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích