Nghiên cứu một số rối loạn tim mạch và chuyển hóa ở bệnh nhân BPTNMT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) mặc dù ảnh hưởng chủ yếu tại phổi song nó cũng gây ra nhiều bệnh lý toàn thân. Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu một số biểu hiện tim mạch một số rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân BPTNMT. Kết quả cho thấy có 3 dấu hiệu lâm sàng của bệnh tim gặp nhiều: Tiểu ít (90,9%), phù chi dưới (84,8% ) và tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) (55,6%). Trên điện tâm đồ, nhịp nhanh gặp nhiều nhất (90,9%). Số bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi chiếm tỷ lệ cao (83,8%), 65,7% số bệnh nhân giảm protein máu và có 92,9% giảm albumin máu. 71,9% số bệnh nhân tăng cholesterol máu; 69,7% tăng triglycerid máu; 70,7% số bệnh nhân có tăng hồng cầu và 76,8% số bệnh nhân tăng hemoglobin máu.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) thường là hậu quả của nhiều bệnh phổi mạn tính khác nhau, được biết đến rộng rãi từ hơn trăm năm nay. Mặc dù BPTNMT gây ảnh hưởng chủ yếu tại phổi [1] song nó cũng gây ra nhiều bệnh lý toàn thân. Bệnh đồng mắc cùng với BPTNMT khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây tăng tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh đồng mắc với BPTNMT chưa được quan tâm đúng mức, điều này thể hiện qua những nghiên cứu về BPTNMT ở Việt Nam có khá nhiều, đề cập đến nhiều khía cạnh của bệnh song còn rất ít đề tài đề cập đến ảnh hưởng toàn thân, bệnh đồng mắc của BPTNMT [3]. Xuất phát từ thực tế, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang có một tỷ lệ lớn bệnh nhân nhập viện là BPTNMT nên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số rối loạn tim mạch và chuyển hóa ở bệnh nhân BPTNMT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang” nhằm các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu một số biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân BPTNMT.
2. Mô tả một số rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân BPTNMT.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang trong thời gian từ tháng 12/2009 đến tháng 12/ 2010.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
– Bệnh nhân tái nhập viện điều trị lần thứ hai trở đi, để tránh lặp lại đối tượng nghiên cứu.
– Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 99 bệnh nhân BPTNMT.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: thuận lợi.
2.2.3. Tiến hành
Sau khi được thăm khám lâm sàng bệnh nhân được làm các xét nghiệm: Xquang tim phổi chuẩn, khí máu động mạch, đo chức năng thông khí, điện tâm đồ, Siêu âm tim Doppler màu.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
– Tất cả các số liệu được thu thập thông qua mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất
2.2.5. Xử lý số liệu:phần mềm SPSS 15.0.
III. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới
Chỉ có 1 bệnh nhân 47 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 94. Số bệnh nhân nhiều nhất là > 80 tuổi (40,4%), tiếp đến là bệnh nhân ở nhóm tuổi 70-79 (39,4%). Các nhóm tuổi còn lại gặp với tỷ lệ không cao. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 68 ± 19,6. Trong nghiên cứu tất cả bệnh nhân đều là nam giới, không có bệnh nhân nữ.
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp và khu vực cư trú.
Trong nghiên cứu này, có 82,8% số bệnh nhân là nông dân. Số bệnh nhân các nghề khác gần tương đương nhau (5-6%).
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thói quen hút thuốc lào, thuốc lá
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích