Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của 3 loài nấm linh chi Ganoderma applanatum
Đề tài Cấp Bộ Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của 3 loài nấm linh chi Ganoderma applanatum (Pers.) Pat.; G.. ỉobatum (Schw.)Atk. và G. lucidum (Leyss. ex Fr.) Karst. nhằm mục tiêu xác định tác dụng trị bệnh và khả năng sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư và t:Hàng trăm năm nay nấm linh chi (NLC) được cho là một dược liệu thiên nhiên rất quý, có thể chữa bách bệnh, giúp con người trường thọ. NLC đã được đưa vào nghiên cứu hàng trăm năm qua nhưng đến nay vẫn đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Thành tựu nghiên cứu của hàng loạt công trình khoa học đã chứng minh bằng thực nghiệm trên động vật và trên lâm sàng một số tác dụng sau đây của NLC: tăng cường miễn dịch (MD), chống mệt mỏi và suy nhược thần kinh, làm chậm qúa trình lão hoá, bảo vệ gan, hạn cHế sự phát triển của khối u.
Khoa học hóa các vị thuốc dùng trong Y học cổ truyền – là một chủ trương của Ngành Y tế Việt Nam và nhiều nước trên thế giói. Vì vậy, các chương trình nghiên cứu về các dược liệu quý không ngừng được tiếp tục triển khai bằng các phương pháp và các thiết bị hiện đại nhằm phát hiện các tác dụng mới hoặc chứng minh các kinh nghiệm sử dụng từ lâu đời trong dân gian. NLC là một dược liệu điển hình như vậy – không ngừng được nghiên cứu và luôn luôn phát hiện được các tác dụng mới. Hàng ngày có thể tìm thấy nhiều công trình mới nghiên cứu về NLC trên các tạp chí khoa học, trên các trang mạng điện tử. Những kết quả mói đang làm cho NLC càng trở nên hấp dẫn hơn với người sử dụng và với các nhà nghiên cứu dược liệu.
Gần đây đã phát hiện một số loài NLC sống lâu năm với tên “Nấm cổ linh chi” cũng có những tác dụng tốt như NLC 1 năm, đặc biệt là tác dụng chữa bệnh hiểm nghèo như ung thư và xơ gan. Ở Việt Nam những thông tin này đã truyền đi rất nhanh trong nhân dân làm gia tăng đột biến đến mức báo động nhu cầu sử dụng “Nấm cổ linh chi” của người dân để tự điều trị. Dư luận xã hội đã rất bức xúc về tác dụng “chữa bách bệnh” của nấm cổ linh chi.
Vì những lý do trên đây, chúng tôi đã tiến hành Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của 3 loài nấm linh chi Ganoderma applanatum (Pers.) Pat.; G.. ỉobatum (Schw.)Atk. và G. lucidum (Leyss. ex Fr.) Karst. nhằm mục tiêu xác định tác dụng trị bệnh và khả năng sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư và thuốc chống lão hoá.
Mục lục
Mục Nội dung Trang
A BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN cúu
1 Mục đích nghiên cứu 1
2 Phương pháp nghiên cứu 2
3 Kết quả 2
4 Kết luận 5
B BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CÚƯ
I Đặt vấn đề 9
II Tổng quan 10
m Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu 21
3.2 Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu hình thái và đặc điểm hiển vi của 3 loài NLC 25
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hoá học 26
3.2.3 Phương pháp thử độc tính cấp 30
3.2.4 Phương pháp nghiên cứu tác dụng tăng cường MD 31
3.2.5 Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào (in vỉtro) 33
3.2.6 Phương pháp nghiên cứu tác dụng trên tế bào ung thư 35
3.2.7 Phương pháp nghiên cứu tác dụng chống lão hoá 38
3.2.7.1 Phương pháp nghiên cứu tác dụng chống ôxy hoá 38
3.2.1.2 Phương pháp nghiên cứu tác dụng tăng lực 40
3.2.7.3 Phương pháp nghiên cứu tác dụng trên khả năng học tập – nhận thức và ghi nhớ 41
IV Kết quả nghiên cứu
4.1 Xác định các đặc điểm hình thái và đặc điểm hiển vi của 3 45
loài nấm linh chi
4.1.1 Đặc điểm hình thái và hiển vi của loài nấm linh chi: Ganoderma lobatum (Schw.) Atk. 45
4.1.2 Đặc điểm hình thái và hiển vi của loài nấm linh chi: G. applanatum (Pers.) Pat. 45
4.1.3 Đặc điểm hình thái và hiển vi của loài nấm linh chi: G. lucidum (Leyss. ex Fr.) Karst. 47
4.2 Nghiên cứu đặc điểm hoá học của 3 loài nấm linh chi 49
4.2.1 Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá học của 3 loài nấm linh chi bằng các phản ứng hoá học 49
4.2.2 Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá học của 3 loài nấm linh chi bằng SKLM 50
4.2.3 Xác định hàm lượng một số nhóm chất trong 3 loài nấm linh chi 55
4.2.4 Nghiên cứu chiết xuất một số nhóm chất từ 3 loài NLC 55
4.3 Thử độc tính cấp của 3 loài NLC 59
4.4 Nghiên cứu tác dụng hồi phục tổn thương miễn dịch của 3 loài NLC 59
4.4.1 Tác dụng của 3 loài NLC trên tỷ lệ sống, chết của chuột 60
4.4.2 Tác dụng của 3 loài NLC trên trọng lượng chuột, trong lượng tương đối của lách và tuyến ức 62
4.4.3 Tác dụng trên số lượng bạch cầu, đáp ứng MD dịch thể và đáp ứng MD tế bào 62
4.4.4 Tác dụng của polysaccharid liên kết protein trên một số chỉ tiêu MD 68
4.5 Nghiên cứu tác dụng của 3 loài NLC trên tê bào ung thư 75
4.5.1 Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro 75
4.5. 2 rác dụng của một số chế phẩm NLC trên chuột cấy truyền tế bào ung thư 77
4.5.2.1 Tác dụng của chế phẩm 88PSP và 91EA lên sự phát triển tế bào u rắn Sarcoma 180 77
4.5.2.2 Nghiên cứu khả năng hỗ trợ điều trị ung thư của một số chế phẩm NLC (thí nghiệm 1) 85
4.5.2.3 Nghiên cứu tác dụng của một số chế phẩm NLC hỗ trợ kéo dài thời gian sống thêm của chuột bị ung thư hậu phẫu (thí nghiệm 2) 100
4.6 Nghiên cứu tác dụng chông lão hoá của 3 loài NLC 109
4.6.1 Tác dụng chống oxy hoá 109
4.6.1.1 Tác dụng chống ô xy hoá của cao nước và cao cồn 109
4.6.1.2 Tác dụng chống ô xy hoá của một số nhóm chất điều chế từ 3 loài NLC 111
4.6.2 Tác dụng tăng lực 112
4.6.3 Tác dụng trên phản xạ có điều kiện 113
4.6.4 Thử tác dụng hổi phục khả năng học tập – nhận thức và ghi nhớ 116
4.6.5 Nghiên cứu tác dụng chống lão hoá của hỗn hợp cao cồn 8991CC 122
4.6.5.1 Tác dụng chống ôxy hoá của hỗn hợp cao cồn 899 lcc 122
4.6.5.2 Tác dụng tăng lực của hỗn hợp cao cồn 8991cc 123
4.6.5.3 Tác dụng trên khả năng học tập – nhận thức và ghi nhớ của hỗn hợp cao cồn 899lcc 124
4.6.6 Tổng hợp kết quả thử tác dụng chống lão hóa của 3 loài NLC 127
4.6.7 Thử độc tính cấp của mẫu 899 lcc 128
4.6.8 Kết luận chung về tác dụng chống lão hóa của 3 loài NLC 128
V Bàn luận 129
VI Kết luận và đề nghị 141
VII Tài liệu tham khảo 145
vin Phụ lục 149