Nghiên cứu một số thông số hoá sinh máu liên quan đến hội chứng chuyển hoá ở cán bộ, nhân viên trường đại học y hà nội tham gia khám sức khỏe định kỳ năm
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một nhóm cácrối loạn chuyển hóa và chưa phải là một bệnh cụ thể nên chưa được quan tâm chú ý của cả cán bộy tế và người dân. Nếu không phát hiện sớm HCCH và có chế độ điề u chỉnh kịp thời (nhiề u khi chưa cần dùng thuốc) sẽ dẫn đế n biến chứng bệnh lý nặng và khó chữa.
Mục tiêu:1) Tìm hiểu sự bất thường về các thông số hóa sinh liên quan đến HCCH. 2) Xác định tỷ lệ bất thường về các thông số hóa sinh liên quan đế n HCCH. 3) Xác định tỷ lệ mắc HCCH ở các cán bộ, nhân viên Trường Đại Học Y Hà Nội tham gia khám sức khỏe định kỳ năm 2007. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:nghiên cứu hồi cứu trên 229 người tham gia khám sức khỏe định kỳ có đủ các tiêu chuẩn lựa chọn về xét nghiệm và hồ sơ khám bệnh theo yêu cầu. Kết quả: tỷ lệ rối loạn chuyển hóa glucose máu chiếm 20,09% . Tỷ lệ rối loạn lipid máu là 61,14%. Nồng độ trung bình các thông số glucose, triglyceride, cholesterol có xu hướng tăng lên theo tuổi vàkhông có sự khác biệt giữa hai giới. Số cán bộ và nhân viên trường Đại học Y Hà Nội mắc HCCH là 32 người, chiếm 14%. Trong đó tỷ lệ giữa hai giới ngang bằng nhau và tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 45. Kết luận:trong số cán bộ nhân viên đến khám có 20,9% có rối loạn glucose máu, 61,14% có rối loạn các thông số lipid máu, nhưng chưa thực sự ở mức độ bệnh lý và14% mắc HCCH.
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một nhóm các rối loạn liên quan đến chuyển hóa bao gồm rối loạn lipid máu, rối loạn glucose máu khi đói, béo bụng, tăng huyết áp” [4; 6]. Ngày nay, cùng với sự thay đổi và phát triển kinh tế, thói quen sinh hoạt, luyện tập thể lực và tập quán ăn uống cũng thay đổi. Chế độ ăn không hợp lý, thêm vào đó là mức độ tiêu thụ rượu bia, thuốc lá tăng lên trong khi hoạt động thể lực giảm đã tạo điềukiện thuận lợi cho sự gia tăng và ngày càng phổ biến của HCCH trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
HCCH nếu không được quan tâm điều chỉnh hợp lý, đúng mức sẽ dẫn đến những bệnh lý cụ thể như: vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đái đường,[ 7; 9; 10]. Ở Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu về HCCH ở các đối tượng khác nhau [2; 5; 8]. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho cán bộ công nhân viên thường chỉ nhằm phát hiện, chẩn đoán bệnh cho từng cá nhân riêng lẻ và chưa có xử lý kết quả một cách tổng thể nhằm đánh giá chung về HCCH. Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu sự thay đổi một số chỉ số hoá sinh máu liên quan đến HCCH chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu:
1. Tìm hiểu sự bất thường về các thông số hóa sinh liên quan đến hội chứng chuyển hóa.
2. Xác định tỷ lệ bất thường về các thông số hóa sinh liên quan đến hội chứng chuyển hóa ở các cán bộ, nhân viên Trường Đại Học Y Hà Nội.
3. Xác định tỷ lệ số đối tượng mắc HCCH trong nhà trường.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những cán bộ công nhân viên của Trường Đại học Y Hà Nội đã tham gia đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ vào tháng 09/2007. Tiêu chuẩn của đối tượng nghiên cứu
Nam và Nữ tuổi từ 20 trở lên là cán bộ, nhân viên của trường ĐH Y Hà Nội.
Trong đợt khám sức khỏe định kỳ đã được làm đầy đủ các xét nghiệm glucose máu, cholesterol,triglycerid, HDL – C và LDL – C. Tiêu chuẩn loại trừ
Những đối tượng có đi kiểm tra sức khỏe nhưng không làm đủ các xét nghiệm sinh hóa. Những đối tượng không có đầy đủ các thông tin cần thiết khác bao gồm: tuổi, giới. Những đối tượng đang bị các bệnh nặng và đang trong thời gian điều trị
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích