Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Đái tháo đường là một bệnh nội tiết chuyển hóa có tốc độ phát triển rất nhanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo thông báo của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế (IDF): năm 1995 cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, năm 2005 có 151 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Dự báo đến năm 2010 sẽ có 221 triệu người mắc bệnh đái tháo đường [36]. Hiện nay khu vực châu Á – Thái Bình Dương được xem như là điểm “nóng” của bệnh đái tháo đường. Mặt khác nền kinh tế phát triển kéo theo lối sống công nghiệp làm giảm thiểu các hoạt động thể lực, tình trạng dồi dào về thực phẩm, dư thừa về năng lượng, tốc độ đô thị hóa nhanh cùng sự già đi của dân số thế giới đã thực sự là yếu tố thuận lợi cho bệnh đái tháo đường tăng nhanh [45].
Ở Việt Nam, qua số liệu thống kê cho thấy bệnh đái tháo đường là một bệnh thường gặp [22]. Năm 2001, lần đầu tiên một cuộc điều tra bệnh dịch tễ học được tiến hành qui mô lớn ở bốn thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ đái tháo đường là 4% [4], [6].
Đái tháo đường là một bệnh tiến triển âm thầm, khi phát hiện đã có nhiều biến chứng như: biến chứng tim mạch, thần kinh, thận, mắt, trong đó biến chứng mắt là biến chứng rất hay gặp và thường dẫn tới mù lòa gây hậu quả nặng nề [12], [25], [23]. Trong thực tế, hầu hết các nhà lâm sàng thường quan tâm nhiều đến đánh giá kết quả điều trị, kiểm soát đường huyết và các biến chứng về tim mạch mà ít quan tâm tới tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường. Nhưng tại thời điểm chẩn đoán lâm sàng, người bệnh đái tháo đường đã có biến chứng trong đó bệnh võng mạc có tới 35%, bệnh thần kinh ngoại biên 12%, protein niệu 2,1% [6]. Với các tổn thương tại mắt ở bệnh nhân đái tháo đường, hậu quả là không ít bệnh nhân bệnh tiến triển âm thầm, nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tàn tật mù lòa, mất khả năng lao động, làm tăng gánh nặng cho gia đình và cộng đồng. Các tác giả đều thống nhất cho rằng tỉ lệ bệnh mắt liên quan tới bệnh đái tháo đường có thể được xem như là một chỉ số sớm cho các cải thiện về chăm sóc ban đầu cho bệnh đái tháo đường [31], [33].
Các biến chứng mắt trên bệnh nhân đái tháo đường rất thường gặp: Ở Mỹ đái tháo đường là nguyên nhân đầu tiên gây giảm thị lực và dẫn đến mù lòa [4], [9]. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mù lòa tăng gấp 20 – 30 lần so với những người cùng tuổi cùng giới. Theo nghiên cứu của Wisconsin tỉ lệ mắc mới hàng năm của mù lòa do đái tháo đường là 3.3/100.000 dân [6].
Tại Việt Nam, cho tới nay cũng đã có một số các tác giả đã nghiên cứu về biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường và cho các tỉ lệ mắc bệnh khác nhau như: tại Hà Nội: 17,04%, tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh: 25,2% [16], [21].
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát hiện sớm biến chứng mắt trong bệnh đái tháo đường, đồng thời góp phần vào công tác dự phòng, kiểm soát và điều trị kịp thời biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ” nhằm mục tiêu:
1. Xác định một số tổn thương mắt trên lâm sang ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến ton thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đức Anh (1996), Bệnh đục thủy tinh thể, Nxb Y học, tr.30-100.
2. Nguyễn Đức Anh (1996), Võng mạc và dịch kính, Nxb Y học, tr.30 – 38.
3. Nguyễn Thị Thu Bảo, Nguyễn Thy Khuê ( 2005), “Biến chứng mạn tính trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới chẩn đoán”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài NCKH của Hội Nội tiết ĐTĐ Việt Nam, 4/2005, tr. 679-691.
4. Tạ Văn Bình (2003), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ, và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn, Nxb Y học, tr.5 – 37.
5. Tạ Văn Bình (2004), Phòng và quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt Nam, Nxb Y học, tr.39 – 41.
6. Tạ Văn Bình (2006), Bệnh đái tháo đường – tăng glucose máu, Nxb Y học, tr.24 – 36, 383 – 572.
7. Tạ Văn Bình (biên dịch) (2003), Tổ chức Y tế thế giới – Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương: Tuyên bố Tây Thái Bình Dương về đái tháo đường, kế hoạch hành động giai đoạn 2000 – 2005, Nxb Y học, Tr.15 – 78 ; 125 – 221.
8. Bùi Thế Bừng (2004), Nghiên cứu hàm lượng một số thành phần lipid máu và mối liên quan giữa biến chứng với bệnh nhân đái tháo đường, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên.
9. Phan Dẫn và cộng sự (2004), Nhãn khoa giản yếu, Nxb Y học tr.13 – 32, 536.
10. Hoàng Thị Thu Hà (1998), Nhận xét tổn thương võng mạc trong bệnh võng mạc đái tháo đường và kết quả bước đầu bằng điều trị bằng Lase
Diode’, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú các bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Đánh giá tổn thương mắt và tổn thương võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường typ2, Công trình tham gia giải thưởng sáng tạo trẻ tỉnh Thái Nguyên năm 2008.
12. Trần Thị Thu Hiền (2007), Nghiên cứu các biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường ở viện Mắt Trung ương, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
13. Phạm Thị Hồng Hoa (1999), Nghiên cứu tổn thương mắt trong bệnh đái tháo đường, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
14. Phạm Thị Hồng Hoa, Lê Huy Hiệu (2001), Hệ nội tiết, Nxb Y học, tr.222.
15. Phạm Thị Hồng Hoa (2008), Biến chứng mắt do đái tháo đường, Y học lâm sàng, tr 6-9.
16. Phạm Thị Hồng Hoa (1995), “Bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Y Hà Nội, tập 4, tr. 20.
17. Đặng Văn Hòa (2007), Bước đầu đánh giá tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa.
18. Bùi Tiến Hùng (2002), “Nghiên cứu các hình thái tổn thương võng mạc trong bệnh đái tháo đường”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
19. Lê Huy Liệu (1988), “Bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1984 đến 1988”, Tạp chí nội tiết và đái tháo đường, số 1988, tr.34-35.
20. Nguyễn Kim Lương (2001), Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 không tăng huyết áp và tăng huyết áp, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
21. Nguyễn Thị Tuyết Minh (1999), Khảo sát lâm sàng bệnh võng mạc tiểu đường ở Bệnh viện Chợ Rầy, Luận văn Thạc sĩ Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Thái Hồng Quang (1989), “Góp phần nghiên cứu biến chứng mạn tính trong bệnh ĐTĐ”, Tạp chí nội tiết và đái tháo đường, số 3-1999, tr.51 – 59.
23. Đỗ Trung Quân (2001), Bệnh đái tháo đường, Nxb Y học, tr.34-44, 72- 100.
24. Đỗ Trung Quân (2006), Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị, Nxb Y học, tr.140- 146.
25. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003), Nội tiết học đại cương, Nxb Y học, tr. 335 – 408.
26. Trường Đại học Y Hà Nội (1994), Bài giảng nhãn khoa, Nxb Y học, tr.20 – 24, 176 – 281, 219 – 226.