Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi mọc răng của trẻ em ờ Hà Nội
Quá trình phát triển răng cũng là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình phát triển ở trẻ em. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển răng của trẻ em. Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi mọc răng của 1444 trẻ khoẻ mạnh tuổi từ 6 tháng đến 42 tháng tuổi tại một số nhà trẻ ở Hà Nội được chọn ngẫu nhiên trong thời gian từ 01/10/2010 đến 15/04/2011. Kết quả chỉ ra rằng trẻ em sống trong khu vực nội thành Hà Nội có tuổi kết thúc mọc răng sữa (trung bình là 25 tháng tuổi) sớm hơn trẻ sống ở ngoại thành (trung bình là 27 tháng tuổi). Những trẻ nhẹ cân khi sinh có tuổi mọc răng và tuổi kết thúc mọc răng sữa muộn hơn trẻ sinh đủ cân. Tuổi trung bình bắt đầu mọc răng và tuổi trung bình kết thúc mọc răng ở nhóm trẻ được bỗ sung thêm vitamin D và can xi hay chỉvitamin D đơn thuần sớm hơn so với nhóm trẻ không được bỗ sung thêm (p < 0,05). Tuổi trung bình kết thúc mọc răng ở nhóm trẻ được tắm nắng hoặc sống ở nơi có đủ ánh sáng thì sớm hơn nhóm trẻ không được tắm nắng (p < 0,01). Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi bắt đầu mọc răng sữa là cân nặng của trẻ khi sinh, sự bỗ sung thêm vitamin D, can xi cho trẻ. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi kết thúc mọc răng sữa là địa dư, cân nặng của trẻ khi sinh, việc cho trẻ ăn bỗ sung sớm, sự bỗ sung vitamin D và can xi cho trẻ, việc cho trẻ tắm nắng, điều kiện ánh sáng nơi ở.
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, vì vậy tăng trưởng là một đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em. Nghiên cứu tăng trưởng được xem là khoa học cơ bản của Nhi khoa [1]. Tăng trưởng ở trẻ em không chỉ bao gồm tăng trưởng về thể chất (chiều cao, cân nặng) và sự phát triển tâm vận động mà còn sự phát triển của các cơ quan đặc biệt là phát triển răng. Có tác giả cho rằng mọc răng là bằng chứng chứng tỏ đứa trẻ phát triển bình thường [5]. Quá trình phát triển răng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: chế độ dinh dưỡng (bao gồm cả việc cung cấp các vitamin và muối khoáng), điều kiện kinh tế, môi trường, khí hậu, yếu tố di truyền, các điều kiện địa lý, trình độ học vấn của mẹ.
ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về quá trình phát triển thể chất ở trẻ em, về bệnh còi xương do thiếu vitamin D trong đó cũng đề cập đến phát triển răng [2]. Ngoài ra, trong những công trình nghiên cứu về bộ răng người, bệnh lý của răng, các tác giả như Nguyễn Dương Hồng, Trần Ngọc Thành cũng có nghiên cứu về tuổi mọc răng của trẻ. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu về răng sữa của trẻ em là rất ít nên đề tài này được thực hiện với mục tiêu: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi mọc răng của trẻ em ờ Hà Nội.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em từ 6 tháng đến 42 tháng tuổi học tại một số nhà trẻ ở Hà Nội được chọn ngẫu nhiên trong thời gian từ 01/10/2010 đến 15/04/2011.
– Nội thành: Quận Hoàn Kiếm (Trường mẫu giáo 1-6); Quận Ba Đình (lớp mẫu giáo Thỏ nâu, trường mầm non số 5 Ngọc Hà). Quận Đống Đa (trường mầm non Sơn Ca, trường mầm non Tây Sơn). Quận Thanh
Xuân (nhà trẻ Khương Trung, nhà trẻ Mai Phương). Quận Long Biên (trường mầm non Hoa Sữa, trường mầm non Xí nghiệp X22). Quận Cầu Giấy (trường mầm non Sao Mai).
Ngoại thành: Gia Lâm (nhà trẻ Giang Cao, nhà trẻ Đông Dư). Đông Anh (nhà trẻ của nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh).
2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu được tính theo công thức:
n = Z2 p (1 – p)
11 1-a/2 ^2
Trong đó: n: tổng số trẻ cần điều tra
Z2(1 – a / 2) : Độ tin cậy đòi hỏi, do người nghiên cứu căn cứ trên phân bố xác suất bình thường (nghĩa là độ tin cậy 95% thì z = 1,96)
p: trẻ có tuổi bắt đầu mọc răng từ 6 – 9 tháng chiếm 62,62% [6]. q = 1- p;
d: sai số cho phép thường gặp (lấy là 0,05).
Thay số vào công thức tính được n = 370.
Cách tính tuổi: Theo cách tính tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới quy định tính tuổi tròn. Ví dụ: trẻ sinh ngày 11/1/2010, nếu ngày điều tra là 10/2/2010 thì tính là trẻ được 1 tháng tuổi, còn nếu ngày điều tra là 12/2/2010 thì tính là trẻ được 2 tháng tuổi.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Trẻ khoẻ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Loại những trẻ mắc bệnh mạn tính, bệnh bẩm sinh, di truyền có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như: bệnh tim mạch, trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch. Trẻ có vấn đề về phát triển tâm vận động như: những trẻ mắc bệnh Down, bại não, trẻ có bệnh rối loạn nội tiết như: suy giáp trạng.
Các chỉ số nghiên cứu
Tuổi mọc răng sữa:
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích