Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị sớm SSTT ở các cơ sở chăm sóc Sức khỏe Tâm thần
Sa sút trí tuệ (SSTT) là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và gây trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của cá thể [4].
Đây thực sự là bệnh lý người cao tuổi và do nhiều nguyên nhân gây ra. Các nghiên cứu cho thấy ở lứa tuổi 65, tỷ lệ sa sút trí tuệ là 5%, và cứ tăng thêm 5 tuổi thì số người sa sút trí tuệ tăng thêm gấp 2 lần. Đến 80 tuổi thì 1/3 số người già mắc hội chứng này. Trong tâm thần học người già, sa sút trí tuệ là bệnh phổ biến thứ 2 sau trầm cảm. Sa sút trí tuệ là gánh nặng trong chăm sóc Sức khỏe cộng đồng ở mọi quốc gia. Hiện nay, Sa sút trí tuệ đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ [5].
Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ rất đa dạng và thường là phát hiện được. Khả năng hồi phục của sa sút trí tuệ phụ thuộc vào việc điều trị sớm bệnh lý nằm bên dưới và việc áp dụng kịp thời các trị liệu có hiệu quả sẵn có. Có khoảng 20% các bệnh nhân bị sa sút trí tuệ là do các bệnh có thể điều trị được nếu được phát hiện kịp thời trước khi xuất hiện các tổn thương không hồi phục. Thực tế chỉ có khoảng 10 – 15% các bệnh nhân Sa sút trí tuệ được đưa đến bệnh viện điều trị và thường là khi bệnh đã ở mức độ nặng hoặc có các triệu chứng loạn thần, rối loạn hành vi trầm trọng. Có nhiều yếu tố liên quan đến việc chậm trễ trong điều trị SSTT và các yếu tố này có những khác biệt giữa các nền văn hóa. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu hệ thống về lĩnh vực này. Trên cơ sở các bệnh nhân SSTT vào điều trị tại bệnh viện Tâm thần Trung ương và Hà nội trong những năm gần đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị sớm SSTT ở các cơ sở chăm sóc Sức khỏe Tâm thần” với mục tiêu:
1. Nhận xét về một số yêu tố lâm sàng liên quan đến việc chậm điều trị
• • */ o Ẩ • • •
2. Nhận xét về một so yêu to tâm lý xã hội liên quan đên việc chậm điều
trị SSTT .
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương1 TỔNG QUAN 2
1.1. KHÁI NIệM Về SA SÚT TRÍ TUệ: 2
1.1.1. Khái niệm sa sút trí tuệ 2
1.1.2. Dịch tễ học: 3
1.1.3. Tiến triển và tiên lượng: 4
1.2. BỆNH NGUYÊN: 5
1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 6
1.3.1. Các biểu hiện suy giảm nhận thức 6
– Sự suy giảm trí nhớ 6
– Rối loạn định hướng 7
– Rối loạn ngôn ngữ 7
– Vong tri (agnosia) 7
– Vong hành(apraxia) 8
1.3.2. Các triệu chứng không thuộc lĩnh vực nhận thức 8
1. 4. CHẨN ĐOÁN……. 10
1. 4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ theo ICD10 và DSM-IV) 10
1.4.2. Chẩn đoán căn nguyên sa sút trí tuệ 11
1.5. ĐIỀU TRỊ. 11
1.6. NHữNG YếU Tố DẫN ĐếN CHậM TRễ ĐƯợC ĐIềU TRỊ: 12
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cúu 13
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân vào nhóm nghiên cứu 13
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 14
2 .2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu 15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 15
2.2.2. Chọn mẫu 15
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
Chương 4 BÀN LUẬN 19
4.1. Số lượng và phân bố bệnh nhân theo giới 19
4.2. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân nghiên cứu: 20
4.3. Đặc điểm về mức độ sa sút trí tuệ tại thời điểm nghiên cứu: 21
4.4. Đặc điểm khởi phát bệnh và việc tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên
khoa: 21
4.5. Yếu tố gia đình và các yếu tố thuận lợi gây bệnh: 22
4.6 Đặc điểm về văn hóa, nghề nghiệp và môi trường sống của các bệnh nhân nghiên cứu: 23
KẾT LUẬN 25
KIẾN NGHỊ 25
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích