Nghiên cứu một số yếu tố chất lượng nước sinh hoạt và bệnh liên quan ở 6 xã nông thôn Đông Hưng – Thái Bình
Luận án Nghiên cứu một số yếu tố chất lượng nước sinh hoạt và bệnh liên quan ở 6 xã nông thôn Đông Hưng – Thái Bình.Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của con người. Hiện nay, vấn đề này đã trở thành một đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sống của nhân dân, trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Chính phủ đã ưu tiên việc phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, quyết định đưa việc giải quyết nước sạch và vệ sinh nông thôn trở thành một trong bảy chương trình mục tiêu Quốc gia quan trọng nhất từ năm 2000. Nhiều dự án xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn do Nhà nước và Quốc tế tài trợ đã và đang được triển khai ở các địa phương. Mặc dù, đã đạt được nhiều thành tích trong cấp nước sạch ở cộng đổng, nhưng sự tiếp cận với nước sạch, đáp ứng thực sự tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống chưa phải cao. Hiện nay, vẫn còn 70% dân số nông thôn chưa thật sự được tiếp cận với nước sạch, 1/2 số hộ dân nông thôn không có hố xí hợp vệ sinh. Các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường như bệnh tiêu chảy, giun sán, đường ruột, ngoài da, mắt phổ biến và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp [17], [41], [134].
Trong điều kiện hiện nay, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và nền kinh tế mở cửa là những nguy cơ gây gia tăng ô nhiễm môi trường tự nhiên và môi trường nước. Đặc biệt, do lạm dụng phân bón trong nông nghiệp, xử lý nước thải của các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân chưa đảm bảo yêu cầu. Lượng nước thải trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân rất lớn, bên cạnh những nguổn chất thải khác như phân, rác thải còn không ít những tổn tại. Những nguyên nhân trên làm thâm nhiễm vào nguổn nước tự nhiên các chất hữu cơ, thành phần vô cơ và các vi sinh vật gây bệnh. Điều đó đe doạ nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khoẻ con người thông qua những bệnh liên quan đến nước.
Nguy cơ bị nhiễm mặn và ô nhiễm các chất thải: Công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt trong nguồn nước ngầm đang có xu hướng gia tăng. Hiện nay, trên thế giới, người ta đã thấy sự ô nhiễm asen trong nước ngầm, gây nên các căn bệnh hiểm nghèo xảy ra ở một số nước như: Mỹ, Chi Lê, Hungari, Mexicô, Thái Lan. Bangladesh, Ấn Độ là những Quốc gia đã bị nhiễm asen nặng.
Ở Việt Nam, qua khảo sát của UNICEF và các cơ quan chức năng cho biết, những vùng nhiễm asen nghiêm trọng như phía Nam thành phố Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định và Thái Bình. Tất cả những vấn đề này đang đòi hỏi nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn cho nhân dân [100].
Ở Thái Bình đã có các nghiên cứu về chất lượng nước sinh hoạt [46]. Tuy nhiên, nghiên cứu về một số chất trong nước ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ người dân như asen, mangan,… và những giải pháp cải thiện chất lượng nước dễ áp dụng và được thực hiện bởi chính người dân chưa thực sự được quan tâm đầy đủ. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố chất lượng nước sinh hoạt và bệnh liên quan ở 6 xã nông thôn Đông Hưng – Thái Bình. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp”.
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Xác định tình trạng nhiễm asen và một số chỉ tiêu hoá học, vi sinh vật
trong nước sinh hoạt tại 6 xã nông thôn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình
năm 2005 – 2006.
2. Đánh giá kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng, bảo quản
nước và tỷ lệ mắc một số bệnh liên quan đến nước tại địa điểm
nghiên cứu.
3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
– Nguồn nước sinh hoạt: chúng tôi nghiên cứu 2 loại đó là giếng khoan, giếng khơi bởi trong địa bàn nghiên cứu của chúng tôi có nguồn nước ngầm khá dồi dào, đây là hai hình thái cung cấp nước mà người dân sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt hàng ngày.
– Một số chỉ tiêu chất lượng nước: Chúng tôi nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá mức độ nhiễm bẩn, thời điểm nhiễm bẩn, mức độ và thời điểm nhiễm phân. Hiện nay, Thế giới và trong nước đang quan tâm đến ô nhiễm asen trong nước ngầm, do vậy nghiên cứu của chúng tôi trong điều kiện cho phép chỉ xác định được thực trạng nhiễm asen qua test thử (bán định lượng). Từ đó, tiến hành thử nghiệm và xây dựng biện pháp giảm thiểu asen trong nước với mục đích đơn giản, dễ thực hiện ở cộng đồng.
– Bệnh liên quan đến nước. Chúng tôi điều tra tỷ lệ hiện mắc một số bệnh cấp tính có liên quan. Bệnh có liên quan đến ô nhiễm asen, chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu do thời gian không cho phép.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đổ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tầm quan trọng của nước và chất lượng nước 4
1.1.1 .Tầm quan trọng và sự tiêu thụ nước 4
1.1.2. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng nước 8
1.1.3. Thực trạng cung cấp và chất lượng nước ở một số vùng tại 15
Việt Nam và trên thế giới
1.2. Một số bệnh liên quan đến nước 2 4
1.2.1. Tác nhân gây bệnh liên quan đến nước 24
1.2.2. Ô nhiễm nước và một số bệnh liên quan đến nước 27
1.3. Một số kỹ thuật xử lý nước 3 2
1.3.1. Làm trong nước 32
1.3.2. Quá trình sa/lắng 33
1.3.3. Kỹ thuật lọc 34
1.3.4. Khử khuẩn nước 35
1.3.5. Xử lý nước ngầm 36
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu 3 9
2.1. Đối tượng nghiên cứu 3 9
2.2. Địa bàn nghiên cứu 4 0
2.3. Thời gian nghiên cứu 4 1
2.4. Phương pháp nghiên cứu 4 1
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.4.2. Chọn mẫu và tính cỡ mẫu 46
2.4.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu 48
2.4.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 49
2.4.5. Tiêu chuẩn đánh giá 56
2.5. Phương pháp xử lý số liêu 5 8
2.6. Khống chế sai số 5 9
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 59
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cúu 6 0
3.1. Thực trạng nhiễm asen và một số yếu tố chất lượng nước 6 0
3.1.1. Thực trạng nhiễm asen ở các nguồn nước 60
3.1.2. Thực trạng một số yếu tố chất lượng nước giếng khoan và 62
giếng khơi
3.1.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước 6 6
3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu xét nghiêm 6 8
3.2. Kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng, bảo quản nước 74
và phòng bênh liên quan đến nước
3.3. Tỷ lê mắc một số bênh liên quan đến nước 79
3.4. Hiệu quả các biên pháp can thiệp 8 2
3.4.1. Hoạt động các biên pháp can thiêp 82
3.4.2. Chuyển biến về kiến thức và thực hành của người dân về sử 84
dụng, bảo quản nước và phòng bênh liên quan ở hai xã nghiên cứu
3.4.3. Kết quả xét nghiêm chất lượng nước ở hai xã trước và sau 92
can thiêp
3.4.4. Tỷ lê mắc một số bênh liên quan đến nước ở hai xã trước và 99
sau can thiệp
3.4.5. Hiệu quả biện pháp giảm thiểu các chất trong nước 100
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 102
4.1. Thực trạng nhiễm asen và chất lượng nước ở địa bàn nghiên cứu 102
4.1.1. Thực trạng nhiễm asen 105
4.1.2. Thực trạng chất lượng vệ sinh nguồn nước giếng khoan 108
4.1.3. Thực trạng chất lượng vệ sinh nước giếng khơi 114
4.1.4. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước 117
4.2. Thực trạng kiến thức, thực hành của người dân ở địa bàn nghiên 119
cứu về sử dụng, bảo quản và phòng bệnh liên quan đến nước
4.2.1. Thực trạng kiến thức 119
4.2.2. Thực trạng thực hành 121
4.3. Tỷ lệ hiện mắc một số bệnh liên quan đến nước 122
4.4. Các giải pháp can thiệp và kết quả can thiệp 125
4.4.1. Lựa chọn giải pháp can thiệp 125
4.4.2. Hiệu quả can thiệp 126
KẾT LUẬN 136
KIẾN NGHỊ 138
DANH Mực BÀI BÁO có LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO