Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến chỉ định điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật nội soi cắt túi mật.

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến chỉ định điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật nội soi cắt túi mật.

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến chỉ định, kết quả điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại bệnh viện Xanh-Pôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình là: 56,3 ± 16,7. Nam chiếm 32,3%, nữ chiếm 67,7%. Nhóm mổ >72h có thời gian mổ là 95,5 ± 41,3, nhóm mổ trong 72h là 77,3 ± 27,4(phút), Tỷ lệ chuyển mổ mở là 11,3% thuộc nhóm phẫu thuật sau 72h. Phẫu thuật sau 72h từ khi khởi phát bệnh làm tăng thời gian phẫu thuật, tăng tỷ lệ tai biến cũng như tỷ lệ chuyển mổ mở so với mổ trong vòng 72h.

Viêm túi mật cấp là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính của túi mật. Hay gặp là bệnh lý sỏi túi mật, polyp túi mật…. cắt túi mật là biện pháp triệt để và hoàn hảo nhất điều trị viêm túi mật. Năm 1882 Langebuch (Đức) là người đầu tiên cắt túi mật thành công điều trị bệnh lý sỏi túi mật. Năm 1987 Philip Mouret (Pháp) thực hiện thành công Phẫu thuật cắt túi mật nội soi đầu tiên. Từ đó Phẫu thuật này tỏ ra có nhiều ưu việt và lan rộng khắp các trung tâm Phẫu thuật trên thế giới. Tại Việt Nam phẫu thuật cắt túi mật nội soi được thực hiện đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 1992 và bệnh viện Việt Đức năm 1993 [1,2]. Từ năm 2001, bệnh viện Xanh Pôn triển khai phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý tiêu hóa nói chung trong đó có viêm túi mật cấp. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nhằm mục tiêu:
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến chỉ định điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật nội soi cắt túi mật.
Đánh giá kết quả điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Xanh-Pôn.
II.    ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán Viêm túi mật cấp được phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại bệnh viện Xanh Pôn.
Thời gian nghiên cứu: từ 01-2010 – 05/2011.
Nghiên cứu hồi cứu
Các chỉ tiêu nghiên cứu
Tuổi, Giới, Tiền sử phẫu thuật ổ bụng cũ, Bệnh toàn thân kèm theo: Bệnh tim mạch, hô hấp…
Mổ cấp cứu, mổ trì hoãn sau khi điều trị nội khoa, Thời gian mổ, Tai biến trong mổ, Chuyển mổ mở, Thời gian nằm viện, Biến chứng sau mổ
Các số liệu được xử lý bằng chương trình EPI-INFO 2000

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment