Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến di căn trong ung thư vòm mũi họng
Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là một bệnh pho biến được xếp vào một trong tám bệnh ung thư thường gặp [3], [4], [8]. Khu vực có nguy cơ cao nhất là phía Nam Trung Quốc, vùng Đông Nam Á, kế đó là vùng Bắc Phi và vùng biển Caribe, Châu Âu và Châu Mỹ có tỷ lệ mắc thấp nhất. Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc trung bình, theo một số tài liệu thống kê gần đây, bệnh đứng hàng thứ tư trong các ung thư nói chung và đứng hàng đầu trong các ung thư vùng đầu mặt cổ [4], [11], [13].
UTVMH có đặc điểm xâm lấn và di căn cao hơn các ung thư vùng đầu mặt cổ khác. Khoảng 90% các trường hợp UTVMH đã có di căn hạch cổ khi phát hiện được ung thư trên lâm sàng [13],[145]. Di căn xa cũng là một trong những nguyên nhân thất bại trong điều trị UTVMH, làm cho bệnh nhân tử vong nhanh chóng. Theo hồi cứu của Nghiêm Đức Thuận và cs, (2002) tỷ lệ di căn xa lâm sàng trong 2 năm đầu là 10,41% và sau 2 năm là 4,16% [12]. Hiện nay cơ chế di căn của tế bào ung thư còn chưa được rõ.
Để xâm lấn và di căn, các tế bào ung thư phải trải qua nhiều bước liên tiếp. Trong đó, sự phá vỡ chất nền ngoại bào và màng cơ bản là bước quyết định cho các tế bào ung thư rời khỏi tổn thương nguyên phát, xâm lấn các tổ chức lân cận và đi tới tổ chức xa hơn. Gần đây, nhiều tài liệu đã đề cập đến vai trò của các Matrix Metalloproteinase (MMP) – một họ các enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất nền ngoại bào và màng cơ bản. Trong số các MMP, MMP-2 và MMP-9 được xem như các enzyme chủ chốt cho quá trình này, bởi chúng có khả năng phân huỷ mạnh collagen type IV, một trong những thành phần quan trọng của chất nền ngoại bào và màng cơ bản [40], [76], [110], [132], [161]. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò của MMP-2 và MMP-9 trong xâm lấn và di căn ung thư phổi [127], [168], [179], ung thư vú [84], [112], [114], [120], ung thư tuyến tiền liệt [135], [140] và ung thư đầu mặt cổ [118], [134]. Hơn nữa, yếu tố ức chế metalloproteinase-2 (Tissue inhibitor of metalloproteinase – 2: TIMP-2) trước đây được coi như yếu tố ức chế MMP-2 và có thể tham gia làm giảm khả năng xâm lấn ung thư [99]. Gần đây, một số tác giả đã chứng minh một điều ngược lại là TIMP-2 có thể đóng góp vào sự hoạt hoá của MMP-2, đẩy nhanh xâm lấn và di căn ung thư [79], [83], [166].
Thêm nữa, hiện nay nhiều đa hình trong promoter của một số gen MMP được coi như có ảnh hưởng đến sản pham gen MMP như đa hình tại vị trí -1306C®T trong promoter MMP-2, đa hình -1562C®T trong promoter MMP-9, đa hình -418G®C trong promoter TIMP-2 và đã được chứng minh có ảnh hưởng đến kiểu hình xâm lấn và di căn trong một số ung thư [20], [117], [150], [171]. Song vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về mối liên quan giữa các đa hình này trong ung thư, đặc biệt trong UTVMH vấn đề này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Mặt khác, ung thư muốn phát triển và di căn được còn cần phải có sự tăng sinh mạch máu tại khối u. Để tạo mạch máu mới, đòi hỏi phải có sự phá vỡ chất nền ngoại bào và sự di cư của những tế bào nội mạch [141], [158]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được các MMP có khả năng thúc đay quá trình tạo mạch trong ung thư bởi chính khả năng phân hủy chất nền ngoại bào, đồng thời kích thích giải phóng các yếu tố tăng trưởng nội mô mạch (Vascular Endothelial Growth Factor – VEGF) [76], [86]. Như vậy, nghiên cứu sự biểu hiện các MMP và đánh giá sự tạo mạch có thể tiên lượng được khả năng xâm lấn và di căn của ung thư. Vấn đề này rất được quan tâm trong các nghiên cứu hiện nay.
Để điều hoà các thành viên trong gia đình MMP phải kể đến vai trò của các cytokine, đặc biệt là các interleukin (IL). IL-10 trong nghiên cứu trước đây của chúng tôi, là một cytokine liên quan có ý nghĩa đến tiên lượng xấu trong UTVMH. Tuy nhiên, theo Stearns và cs, (1999) IL-10 lại ức chế sự chế tiết MMP-2 và MMP-9 và gây cản trở sự tạo mạch trong ung thư tuyến tiền liệt, hạn chế di căn ung thư tuyến tiền liệt [140]. Vậy, ý nghĩa thực sự của IL-10 trong ung thư là gì? Đồng thời, IL-8 được biết đến như một yếu tố tiền tạo mạch trong ung thư, và trong u hắc tố IL-8 có tác dụng tăng hoạt hoá MMP-2 và làm tăng khả năng xâm lấn của các tế bào melanoma [102]. Như vậy, sự biểu hiện IL-8, IL-10 có liên quan tới sự biểu hiện MMP-2, MMP-9, TIMP-2 và sự tạo mạch hay không và chúng có vai trò gì trong xâm lấn và di căn UTVMH?
Xâm lấn và di căn ung thư được xem như ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân. Do đó, vấn đề quan trọng là phải xác định được các yếu tố dự đoán sớm khả năng xâm lấn và di căn ung thư, để có những chiến lược điều trị thích hợp. Tại Việt Nam, hiện nay chưa thấy tài liệu nào đề cập đến sự biểu hiện các thành viên của các MMP và khả năng tạo mạch trong xâm lấn và di căn UTVMH, đây là công trình đầu tiên trong nước nghiên cứu về vấn đề này, do đó thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn đạt được những mục tiêu sau đây:
1. Xác định mức độ biểu hiện MMP-2, MMP-9, TIMP-2, số lượng vi mạch, IL-8, IL-10 ở mô sinh thiết UTVMH bằng phương pháp hoá mô miễn dịch.
2. Phân tích mối liên quan giữa sự biểu hiện MMP-2, MMP-9, TIMP-2, số lượng vi mạch, IL-8, IL-10 với giai đoạn bệnh, tình trạng di căn và khả năng sống thêm trong UTVMH.
3. Xác định tính đa hình đoạn điều khiển các gen MMP-2, MMP-9 và TIMP-2 ở mô sinh thiết UTVMH.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Bệnh học ung thư vòm mũi họng 4
1.1.1. Tình hình UTVMH trên thế giới và ở Việt Nam 4
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ 4
1.1.3. Chẩn đoán 6
1.1.4. Điều trị 7
1.1.5. Tiên lượng 7
1.2. Xâm lấn và di căn ung thư vòm mũi họng 9
1.3. Một số yếu tố sinh học chủ yếu liên quan xâm lấn và di căn ung thư. 14
1.3.1. Vai trò của các Matrix Metalloproteinase trong xâm lấn và di căn
ung thư 14
1.3.2. Vai trò Matrix Metalloproteinase-2 trong xâm lấn và di căn ung thư… 18
1.3.3. Vai trò của Matrix Metalloproteinase-9 trong xâm lấn và di căn ung thư 21
1.3.4. Vai trò của yếu tố ức chế metalloproteinase-2 trong xâm lấn và di
căn ung thư 24
1.3.5. Vai trò của sự tạo mạch ung thư 27
1.3.6. Vai trò của một số interleukin trong UTVMH 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.2.2. Cỡ mẫu 38
2.2.3. Qui trình nghiên cứu 40
2.2.4. Xét nghiệm hoá mô miễn dịch 42
2.2.5. Kỹ thuật sinh học phân tử 45
2.3. Xử lý số liệu 51
2.4. Đạo đức nghiên cứu 52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. Đặc đi em của mẫu nghiên cứu 54
3.2. Sự biểu hiện MMP-2, MMP-9, TIMP-2, IL-8, IL-10 và số lượng vi mạch tại mô sinh thiết UTVMH 55
3.2.1. Sự biểu hiện MMP-2 tại mô sinh thiết UTVMH 55
3.2.2. Sự biểu hiện MMP-9 tại mô sinh thiết UTVMH 56
3.2.3. Sự biểu hiện yếu tố ức chế mô TIMP-2 tại mô sinh thiết UTVMH. 57
3.2.4. Sự biểu hiện IL-8 tại mô sinh thiết UTVMH 58
3.2.5. Sự biểu hiện IL-10 tại mô sinh thiết UTVMH 59
3.2.6. Sự biểu hiện CD34 và số lượng vi mạch tại mô sinh thiết UTVMH. 60
3.3. Mối liên quan giữa mức độ biểu hiện MMP-2, MMP-9, TIMP-2, IL-8,
IL-10, số lượng vi mạch với lâm sàng UTVMH 61
3.3.1. Mối liên quan giữa mức độ biểu hiện MMP-2 với lâm sàng UTVMH. 61
3.3.2. Mối liên quan giữa mức độ biểu hiện MMP-9 với lâm sàng UTVMH. 64
3.3.3. Mối liên quan giữa mức độ biểu hiện TIMP-2 với lâm sàng UTVMH. 67
3.3.4. Mối liên quan giữa mức độ biểu hiện IL-8 với lâm sàng UTVMH 70
3.3.5. Mối liên quan giữa mức độ biểu hiện IL-10 với lâm sàng UTVMH. 73
3.3.6. Mối liên quan giữa số lượng vi mạch tại khối u với lâm sàng UTVMH 7 6
3.4. Mối liên quan về sự biểu hiện giữa các yếu tố MMP-2, MMP-9, TIMP-2,
IL-8, IL-10 và số lượng vi mạch tại khối u 79
3.4.1. Mối liên quan về sự biểu hiện giữa các yếu tố MMP-2, MMP-9,
TIMP-2, IL-8, IL-10 và số lượng vi mạch tại khối u 79
3.4.2. Đồng biểu hiện quá mức 2 trong 4 yếu tố MMP-2, MMP-9, TIMP-2,
và IL-8 trong UTVMH 80
3.5. Kết quả phân tích đa hình vùng điều khiển các genMMP-2, MMP-9 và
TIMP-2 81
3.5.1. Nhân gen MMP-2, MMP-9 và TIMP-2 bằng kỹ thuật PCR 81
3.5.2. Chọn dòng các đoạn promoter MMP-2, MMP-9, TIMP-2 82
3.5.3. Phân tích trình tự đoạn điều khiển các gen MMP-2, MMP-9 và TIMP-2. 83
Chương 4: BÀN LUẬN 88
4.1 Sự biểu hiện MMP-2, MMP-9, TIMP-2, IL-8, IL-10 và số lượng vi mạch tại mô sinh thiết UTVMH, mối liên quan của chúng với lâm sàng UTVMH.. 88
4.1.1. Sự biểu hiện MMP-2 tại mô sinh thiết UTVMH và mối liên quan
của nó với lâm sàng UTVMH 88
4.1.2. Sự biểu hiện MMP-9 tại mô sinh thiết UTVMH và mối liên quan
của nó với lâm sàng UTVMH 92
4.1.3. Sự biểu hiện yếu tố ức chế mô Metalloproteinase-2 tại mô sinh thiết UTVMH và mối liên quan của nó với lâm sàng UTVMH… 97
4.1.4. Sự biểu hiện IL-8 tại mô sinh thiết UTVMH và mối liên quan của
nó với lâm sàng UTVMH 100
4.1.5. Sự biểu hiện IL-10 tại mô sinh thiết UTVMH và mối liên quan của
nó với lâm sàng UTVMH 103
4.1.6. Sự biểu hiện CD34 và mối liên quan giữa số lượng vi mạch tại
khối u với tình trạng lâm sàng UTVMH 107
4.2. Mối liên quan về sự biểu hiện giữa các yếu tố MMP-2, MMP-9, TIMP-2, IL-8, IL-10 và số lượng vi mạch tại mô sinh thiếT UTVMH…. 112
4.2.1. Mối liên quan giữa sự biểu hiện MMP-2 và MMP-9 tại mô UTVMH 112
4.2.2. Mối liên quan giữa sự biểu hiện MMP-2 và TIMP-2 tại mô UTVMH .113
4.2.3. Mối liên quan giữa sự biểu hiện MMP-2 và IL-8 tại mô UTVMH 113
4.2.4. Mối liên quan giữa sự biểu hiện MMP-9 và IL-8 tại mô UTVMH114
4.2.5. Mối liên quan giữa sự biểu hiện MMP-2, MMP-9 và TIMP-2 số
lượng vi mạch tại khối u 115
4.2.6. Mối liên quan giữa sự biểu hiện IL-8 và số lượng vi mạch tại khối u. 116
4.3. Đa hình đoạn điều khiển các gen MMP-2, MMP-9 và TIMP-2 ở một số
bệnh nhân UTVMH 116
4.3.1. Xác định trình tự và phân tích đa hình đoạn điều khiển genMMP-2 117
4.3.2. Xác định trình tự và phân tích đa hình đoạn điều khiển genMMP-9 120
4.3.3. Xác định trình tự và phân tích đa hình đoạn điều khiển gen TIMP-2 123
KẾT LUẬN 127
KIẾN NGHỊ 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích