Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đối chiếu lâm sàng với chẩn đoán hình ảnh xơ hóa cơ delta ở trẻ em

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đối chiếu lâm sàng với chẩn đoán hình ảnh xơ hóa cơ delta ở trẻ em

Xơ hóa cơ delta là tình trạng bệnh lý tiến triển chậm với sự tồn tại dải xơ trong cơ delta gây co rút cơ làm thay đoi cấu trúc giải phẫu, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý vận động cơ delta và vùng vai. Tổn thương lâu dài dẫn đến biến dạng xương bả vai, cột sống và lồng ngực làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ,

khả năng lao động, gây giảm chất lượng cuộc sống.

Xơ hóa cơ delta đã được phát hiện bởi hai tác giả người Mỹ là Cellarius (1948) và Lerch (1949). Năm 1965, Sato báo cáo 3 trường hợp xơ hoá cơ delta đầu tiên tại Nhật Bản [89]. Từ đó đến nay nhiều nghiên cứu đã được tiến hành tại Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…, tìm hiểu về biểu hiện lâm sàng, nguy cơ, cũng như điều trị xơ hóa cơ delta. Năm 1998 Chen công bố nghiên cứu áp dụng kỹ thuật cộng hưởng từ (MRI) chan đoán xơ hoá cơ delta cho thấy cộng hưởng từ có độ nhậy và độ chính xác cao trong chẩn đoán với hình ảnh tổn thương chủ yếu là xơ bó giữa kéo dài từ mỏm quạ đến lồi củ delta, bả vai cánh chim (làm tăng góc xoay ngoài của xương bả vai) mỏm cùng vai bị chúc xuống [35]. Năm 1999, Ogawa nghiên cứu những bất thường của xương và khớp vai ở bệnh nhân xơ hóa cơ delta nhận thấy xơ hóa cơ delta dẫn đến mỏm cùng vai chúc xuống, khe khớp vai hẹp được phát hiện trên phim chụp X quang khớp vai [83]. Một nghiên cứu khác của Ogawa năm 2001, sử dụng cộng hưởng từ và siêu âm chẩn đoán xơ hóa cơ delta đã cho thấy cộng hưởng từ là phương pháp chan đoán xơ hoá cơ delta tốt nhất [84]. Năm 2005, Huang tiến hành so sánh siêu âm và cộng hưởng từ trên 20 bệnh nhân xơ hoá cơ delta cho thấy siêu âm có giá trị hỗ trợ chan đoán rất cao, tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến mối liên quan giữa mức độ thương tổn trên siêu âm và chụp cộng hưởng từ mức độ nặng nhẹ của bệnh [48].

Tại Việt Nam, năm 1999 Nguyễn Ngọc Hưng đã có báo cáo đầu tiên về xơ hoá cơ delta. Năm 2005, trong đợt kiểm tra sức khoẻ hàng loạt cho trẻ em huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, hàng trăm trẻ em bị xơ hoá cơ delta đã được phát hiện [19]. Hơn mười ngàn trẻ em bị xơ hoá cơ delta được phát hiện trên nhiều tỉnh thành trong cả nước đã gây nên mối quan tâm lo lắng cho toàn xã hội. Nhiều giả thuyết về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, yếu tố nguy cơ xơ hóa cơ delta đã được đề cập. Những nghiên cứu về xơ hóa cơ delta gần đây được tiến hành tại Việt Nam cũng đã đề cập tới yếu tố nguy cơ do tiêm bắp cơ delta và một số yếu tố nguy cơ khác [1],[19],[25],[27]. Tuy nhiên những nghiên cứu này đều là những nghiên cứu cắt ngang vì vậy để khẳng định yếu tố nguy cơ cao gây xơ hóa cơ delta ở trẻ em Việt Nam cần có một nghiên cứu được thiết kế phù hợp, cũng như tìm ra các dấu hiệu lâm sàng và chan đoán hình ảnh điển hình chan đoán sớm xơ hóa cơ delta là điều cần thiết. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành:

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đối chiếu lâm sàng với chẩn đoán hình ảnh xơ hóa cơ delta ở trẻ em

Nghiên cứu bao gồm hai mục tiêu:

1. Xác định một số yếu tố nguy cơ của xơ hóa cơ delta từ đó đề xuất biện pháp phòng bệnh hợp lý.

2. Đối chiếu giữa biểu hiện lâm sàng và chan đoán hình ảnh (Xquang, siêu âm, cộng hưởng từ) trong chan đoán xơ hóa cơ delta.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN s

1.1. Thuật ngữ, tên gọi s

1.2. Lịch sử nghiên cứu s

1.2.1. Nghiên cứu lâm sàng s

1.2.2. Nghiên cứu cận lâm sàng 4

1.2.3. Nghiên cứu điều trị

1.2.4. Nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân 7

1.3. Đặc điểm giải phẫu cơ delta và khớp vai 10

1.3.1. Cơ delta 10

1.3.2. Khớp vai và các cấu trúc có liên quan 12

1.3.3. Các dây chằng khớp vai: 14

1.3.4. Sự phân bố mạch và thần kinh chi phối vận động và cảm giác vùng vai.15

1.4. Đặc điểm mô bệnh học 17

1.4.1. Cấu trúc tế bào 18

1.5. Sinh lý vận động khớp vai 20

1.5.1. Tầm vận động khớp vai 20

1.5.2. Phương pháp đánh giá tầm vận động khớp vai 21

1.ỏ. Những thay đổi cấu trúc chức năng khi cơ delta bị xơ hóa 22

1.ỏ.1. Biến đổi cấu trúc mô học cơ delta 22

1. ỏ.2. Những thay đổi hình dạng cơ delta, vùng vai khi cơ delta bị xơ hóa. 23

1.7. Những yếu tố liên quan đến xơ hóa cơ delta 28

1.7.1. Nguy cơ tiêm bắp và xơ hóa cơ delta 28

1.7.2. Yếu tố tuổi 33

1.7.3. Yếu tố giới 34

1.7.4. Yếu tố gia đình 34

1.7.5. Yếu tố cơ địa 35

1.7. ỏ. Yếu tố địa dư 35

1.8. Chấn đoán, điều trị và phòng xơ hóa cơ delta 36

1.8.1 Chấn đoán xơ hóa cơ delta 36

1.8.2. Điều trị xơ hóa cơ delta 42

1.8.3. Phòng bệnh 45

1.9. Nghiên cứu xơ hóa cơ delta ở Việt Nam 45

1.9.1 Nghiên cứu lâm sàng và điều trị 45

1.9.2. Nghiên cứu nguy cơ 46

1.9.3. Những qui định, hướng dẫn thực hành tiêm bắp tại Việt Nam 47

1.9.4. Những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu xơ hóa cơ delta ở Việt Nam 48

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49

2.1. Mục tiêu 1: Nghiên cứu mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và

xơ hoá cơ delta 49

2.1.1. Nghiên cứu 1 49

2.1.1.1. Phương pháp nghiên cứu 49

2.1.1.2. Đối tượng nghiên cứu 49

2.1.2.3. Công thức tính cỡ mẫu 50

2.1.1.4. Các bước tiến hành thu thập số liệu 50

2.1.2 Nghiên cứu 2 51

2.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 51

2.1.2.2 Đối tượng nghiên cứu 51

2.1.2.3. Công thức tính cỡ mẫu 52

2.1.2.4. Các biến nghiên cứu 52

2.1.2.5. Các bước tiến hành thu thập số liệu 52

2.1.2.6. Công cụ nghiên cứu 53

2.2. Mục tiêu 2: Đối chiếu giữa biểu hiệu lâm sàng và chấn đoán hình ảnh

xơ hóa cơ delta 53

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 53

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu 53

2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 55

2.2.4. Các biến nghiên cứu đặc điểm lâm sàng XHC delta 55

2.2.5. Các biến nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh vai có cơ delta bị xơ hóa 5ỏ

2.2.5.1. Cộng hưởng từ 5ỏ

2.2.5.2. Siêu âm 57

2.2.5.3. X – Quang 5S

2.3. Phân tích và sử lý số liệu 5S

2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ỏO

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỏi

Mục tiêu 1. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và xơ hóa cơ delta ỏi

3.1. Nghiên cứu bệnh chứng ỏi

3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi ỏi

3.1.2. Phân bố theo địa phương ỏ2

3.1.3. Giới ỏ2

3.1.4. Yếu tố liên quan giữa tiêm thuốc vào cơ delta và xơ hóa cơ delta. ỏ3

3.1.5. Tiêm vaxcin ỏ7

3.1. ỏ. Phản ứng sau tiêm ỏS

3.1.7. Một số yếu tố khác ỏ9

3.1.5. Phân tích hồi qui logistic giữa các yếu tố liên quan xơ hóa cơ delta

tại cộng đồng 71

3.2. Nghiên cứu thuần tập 73

3.2.1. Nhóm tuổi đối tượng nghiên cứu ở thời điểm hiện tại 74

3.2.2. Giới 74

3.2.3. Độ tuổi của trẻ khi nhập viện 75

3.2.4. Ngày điều trị trung bình 75

3.2.5. Yếu tố phơi nhiễm và xơ hoá cơ delta 7ỏ

3.2. ỏ. Tiêm vacxin SO

3.3. Mục tiêu 2. Đối chiếu giữa đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh…. Si

3.3.1. Đặc điểm lâm sàng Si

3.3.2. Kết quả chẩn đoán hình ảnh Sỏ

3.3.3. Mối tương quan giữa các phương pháp chẩn đoán hình ảnh S9

3.3.4. Đối chiếu MRI và chẩn đoán lâm sàng 92

3.3.5. Đối chiếu giữa mức độ tổn thương trên MRI với lâm sàng, Xquang.. 94

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 101

4.1. Một số yếu tố nguy cơ của xơ hóa cơ delta 101

4.1.1. Nguy cơ tiêm bắp cơ delta 101

4.1.2. Tuổi 112

4.1.3. Giới 113

4.1.4. Yếu tố gia đình 114

4.1.5. Địa dư 115

4.2. Đối chiếu giữa lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh xơ hóa cơ delta 117

4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 117

4.2.2. Những biến đổi về tầm vận động khớp 121

4.3. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh 128

4.3.1. Cộng hưởng từ khớp vai và cơ delta 128

4.3.2. Siêu âm cơ delta 129

4.3.3. X – quang khớp vai 130

4.3.4. So sánh giữa cộng hưởng từ và siêu âm 131

4.4. Đối chiếu với mức độ tổn thương trên MRI 134

4.4.1. Đối chiếu với mức độ tổn thương trên MRI và lâm sàng 134

4.4.2. Đối chiếu mức độ tổn thương trên MRI và điểm hạn chế vận động 134

4.4.3. Đối chiếu mức độ tổn thương trên MRI và thay đổi trên X quang… 134

KẾT LUẬN 13ỏ

KIẾN NGHỊ 138

CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment