Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân viên y tế và đề xuất biện pháp can thiệp

Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân viên y tế và đề xuất biện pháp can thiệp

Môi trường và điều kiện lao động của ngành y tế rất đa dạng và phức tạp, có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng của nhân viên y tế. Trên thực tế, đã có nhiều nhân viên y tế mắc các bệnh truyền nhiễm do bị lây từ bệnh nhân, môi trường làm việc như: Viêm gan B, Viêm gan C, HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác. Nhiều nhân viên y tế bị nhiễm độc, nhiễm xạ từ môi trường bệnh viện. Ngoài ra, nhân viên y tế còn phải chịu rất nhiều stress tâm lý có liên quan đến nghề nghiệp.

Theo công bố của Bộ Y tế Mỹ năm 2001, tỷ lệ nhân viên y tế nhiễm virút viêm gan B là 32-62%, nhiễm virút viêm gan C là 1,8% và nhiễm HIV là 0,1¬ 0, 3%. Các tỷ lệ này đều cao hơn nhiều so với tỷ lệ ở cộng đồng. Theo Puro V. điều tra tại 16 bệnh viện ở Italia năm 1995, tỷ lệ nhiễm virút viêm gan C trong nhân viên y tế là 2,2%. Hàng năm, tại Mỹ có khoảng 600.000-800.000 nhân viên y tế bị vật sắc nhọn dính máu và các sản phẩm từ máu đâm phải, trong số đó ước tính có khoảng 16.000 người phơi nhiễm với HIV [130].

Ngoài nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh đường máu, nhiều tác giả còn đề cập đến khả năng bị nhiễm bệnh qua đường hô hấp của nhân viên y tế. Sepkowitz và cộng sự nghiên cứu tại 6 bệnh viện ở thành phố New York, Mỹ trong 3 năm (1992-1994) về tình hình nhiễm lao, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có rất nhiều trường hợp bị nhiễm lao của nhân viên y tế, nhưng không được phát hiện là bệnh lây do nghề nghiệp [147]. Năm 2003, tỷ lệ nhiễm SARS ở nhân viên y tế tại Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Việt Nam đều rất cao so với các đối tượng khác. Riêng ở Việt Nam, số mắc bệnh SARS là 63 người, trong đó 58,7% là nhân viên y tế (5 nhân viên y tế đã thiệt mạng vì SARS) [24].

Ớ nước ta đến nay, trong ngành y tế vẫn chưa có nhiều nghiên cứu mang tính cơ bản, hệ thống về ảnh hưởng của nghề nghiệp đến sức khỏe và tính mạng của nhân viên y tế và từ đó đề ra các biện pháp can thiệp khác nhau cho từng chuyên ngành nhằm làm giảm các yếu tố nguy cơ cho nhân viên y tế. Ớ một số chuyên ngành, lĩnh vực, đã có một số công trình nghiên cứu riêng về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên y tế như khả năng lây nhiễm HIV ở những người trực tiếp xét nghiệm, nguy cơ bị nhiễm xạ ở nhân viên chiếu chụp X quang, thực hiện phóng xạ trị liệu. Một số công trình nghiên cứu về tính an toàn bức xạ, tính an toàn của các phòng thí nghiệm y sinh học, vật lý, hóa học nhưng với quy mô còn nhỏ, kết quả thu được còn mang tính cục bộ, chưa cso tính đại diện cao.

Trong khuôn khổ dự án: “Điều tra xác định các yếu tố nguy cơ cao tác động xấu đến sức khỏe và tính mạng của nhân viên y tế; Đề xuất biện pháp khắp phục” do Học viện Quân y thực hiện và dựa trên các giả thuyết: “môi trường lao động của nhân viên y tế đa dạng phức tạp, ở mỗi chuyên khoa/phòng và ở các tuyến y tế có các điều kiện, nguy cơ khác nhau. Từ đó đề ra các giải pháp can thiệp cho từng khoa/phòng và từng tuyến y tế cho phù hợp” chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân viên y tế và đề xuất biện pháp can thiệp ” với 2 mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng điều kiện lao động và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân viên y tế.

2. Khảo sát những hậu quả về sức khỏe của nhân viên y tế.

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan II

Mục lục III

Danh mục chữ viết tắt VII

Danh mục các bảng IX

Danh mục các biểu đồ XII

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Đặc điểm nghề nghiệp và các yếu tố tác động xấu đến sức khỏe NVYT 3

1.1.1. Đặc điểm lao động nghề nghiệp của nhân viên y tế 3

1.1.2. Các yếu tố tác động xấu đến sức khỏe của nhân viên y tế 5

1.2. Một số khái niệm cơ bản về môi trường lao động 12

1.2.1. Y học lao động 12

1.2.2. Yếu tố tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp 13

1.2.3. Điều kiện lao động 17

1.2.4. Bảo hộ lao động 18

1.2.5. Tai nạn lao động 18

1.3. Khái quát các kết quả nghiên cứu về sức khoẻ, bệnh tật của nhân viên y 18

tế trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1. Trên thế giới 18

1.3.2. Ở Việt Nam. 33

1.4. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới và tại Việt Nam 36

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1. Đối tượng, vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu 39

2.1.1. Đối tượng và vật liệu 39

2.1.2. Thời gian và địa điểm 44

2.2. Phương pháp nghiên cứu 45

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 45

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu trong nghiên cứu. 46

2.2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin 49

2.2.4. Phương pháp tiến hành 50

2.5.5. Các chỉ tiêu đánh giá 54

2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 56

2.4. Vấn đề y đức trong nghiên cứu 57

2.5. Những hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắp phục 57

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58

3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 58

3.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phòng hộ, ý thức chấp hành thực 60

hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân, sức khỏe của nhân viên y tế và một

số yếu tố liên quan

3.2.1. Điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phòng hộ, ý thức chấp hành thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân

3.2.1.1. Điều kiện cơ sở hạ tầng

3.2.1.2. Thực trạng về sự quá tải trong công việc ở nhân viên y tế 61

3.2.1.3. Thực trạng về số lượng và chất lượng phương tiện phòng hộ cá

nhân

3.2.1.4. Kết quả điều tra về bảo đảm an toàn lao động nghề nghiệp ở nhân viên y tế tại các tuyến

3.2.2. Thực trạng sức khoẻ của nhân viên y tế 68

3.2.2.1. Tâm lý lo lắng và nguy cơ lây nhiễm bệnh của nhân viên y tế 68

3.2.2.2. Stress nghề nghiệp của nhân viên y tế 69 

3.2.2.3. Tình hình bị lây nhiễm bệnh của nhân viên y tế 70

3.2.2.4. Tỷ lệ NVYT bị lăng mạ, hành hung 72

3.2.2.5. Tỷ lệ NVYT bị tổn thương do vật sắc nhọn 74

3.2.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân viên y tế 76

3.2.3.1. Yếu tố nguy cơ gây stress nghề nghiệp 76

3.2.3.2. Một số yếu tố liên quan đến lây nhiễm bệnh của nhân viên y tế 79

3.3. Kết quả điều tra về tổn thất sức khỏe và hiệu quả thực hành vệ sinh bàn

84

tay ở nhân viên y tế

3.3.1. Kết quả thống kê tổn thất sức khỏe của nhân viên y tế từ 1995-2004 84

3.3.2. Kết quả xét nghiệm máu của nhân viên y tế 85

3.4. Hiệu quả thực hành vệ sinh bàn tay ở nhân viên y tế 89

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 93

4.1. Điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo vệ an toàn lao động và ý thức 93

chấp hành thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân của nhân viên y tế

4.1.1. Điều kiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị bảo vệ an toàn lao động 94

4.1.2. Chấp hành thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân của nhân viên y tế 97

4.2. Thực trạng sức khỏe của nhân viên y tế 100

4.2.1. Tâm lý lo lắng và nguy cơ bị lây nhiễm bệnh 100

4.2.2. Căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế 102

4.2.3. Tình hình bị lây nhiễm bệnh của nhân viên y tế 106

4.2.4. Tỷ lệ NVYT bị tổn thương do vật sắc nhọn 108

4.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân viên y tế 111

4.3.1. Các yếu tố liên quan đến lây nhiễm bệnh 111

4.3.2. Các yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp 113

4.3.3. Các yếu tố liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn 116

4.4. Kết quả điều tra về tổn thất sức khoẻ và tính mạng của nhân viên y tế từ 116

năm 1995 đến 2005

4.5. Kết quả của biện pháp can thiệp 120

3.5.1. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện thực hành 120

VSBT NVYT.

3.5.2. Ý thức chấp hành và kiến thức về vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế 121

KẾT LUẬN 124

KIẾN NGHỊ 126

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ 127

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

PHỤ LỤC 147

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment