Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, chỉ số kháng insulin và kết quả can thiệp người tiền đái tháo đường

Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, chỉ số kháng insulin và kết quả can thiệp người tiền đái tháo đường

Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, chỉ số kháng insulin và kết quả can thiệp người tiền đái tháo đường.Tiền  đái  tháo  đường  (TĐTĐ)  là  biểu  hiện  tăng  glucose  máu  giới  hạn hoặc rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) song chƣa đạt tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đƣờng (ĐTĐ) [1][2]. Tiền đái tháo đƣờng đƣợc xem nhƣ là rối loạn glucose  máu  khi  đói,  hay  rối  loạn  dung  nạp  glucose.  Hầu  hết  tất  cả  những ngƣời bệnh đái tháo đƣờng týp 2 đều trải qua giai đoạn tiền đái tháo đƣờng. 

Tiền đái tháo đƣờng không gây ra bất cứ  dấu hiệu hay triệu chứng gì trên lâm sàng, vì vậy cách duy nhất để  có thể  xác định là xét nghiệm máu, định lƣợng glucose trong máu lúc đói và làm nghiệm pháp dung nạp Glucose. Tiền đái tháo đƣờng thƣờng phát hiện  ở  những ngƣời có các yếu tố  nguy cơ nhƣ:  Thừa  cân  béo  phì,  ít  vận  động  thể  lực,  tuổi  lớn  hơn  50  tuổi,  tiền  căn trong gia đình có ngƣời bị  đái tháo đƣờng týp 2, phụ  nữ  đã từng bị  đái tháo đƣờng thai kỳ [2],[3],[4].
Nhiều  nghiên  cứu  trên  thế  giới  cho  thấy:  Tỷ  lệ  ngƣời  tiền  đái  tháo đƣờng ngày càng gia tăng. Tại Hoa Kỳ, tỷ  lệ  tăng glucose giới hạn lúc đói là 26%, tỷ  lệ  rối loạn dung nạp glucose 15% ở đối tƣợng trên 50 tuổi, năm 2010 ƣớc  tính  có  khoảng  79  triệu  ngƣời  trên  20  tuổi  mắc  tiền  đái  tháo  đƣờng [1],[5]. Tại Bangladesh nếu tỷ lệ đái tháo đƣờng týp 2 chiếm 9,7% dân số của cả  nƣớc thì tỷ  lệ  tiền đái tháo đƣờng đạt tới 22,4% [3]. Tại Việt Nam, ngƣời mắc tiền đái tháo đƣờng cũng có tỷ lệ khá cao. Một nghiên cứu khảo sát 1748 đối tƣợng trên 45 tuổi tại tỉnh Quảng Trị nhận thấy tỷ lệ tiền đái tháo đƣờng là 24,48% [6]. Điều tra cắt ngang 2030 ngƣời từ 30 – 69 tuổi tại tỉnh Quảng Ngãi năm 2011, Phạm Hồng Phƣơng và cộng sự nhận thấy tỷ lệ tiền đái tháo đƣờng chung là 21,4%, trong đó nam 20,5%, nữ 22,3% [7]. 
Tiền đái tháo đƣờng thƣờng có một số  yếu tố  nguy cơ và cơ chế  bệnh sinh tƣơng tự  nhƣ đái tháo đƣờng týp 2, trong đó kháng insulin và/hoặc giảm chức  năng  tế  bào  bêta  là  biểu  hiện  chủ  yếu  gặp  ở  đa  số  các  trƣờng  hợp 2[8][9][10][11]. Tiền đái tháo đƣờng là nguy cơ trực tiếp thƣờng gặp của đái tháo đƣờng týp 2. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự  tiến triển từ  tiền đái tháo đƣờng sang đái tháo đƣờng týp 2 có thể đƣợc làm chậm hoặc trở về bình thƣờng nếu phát hiện kịp thời và áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp. Sau 5 năm kể từ khi phát hiện tiền đái tháo đƣờng có khoảng 25% trƣờng hợp tiến triển sang đái tháo đƣờng týp 2, 50% vẫn tồn tại tình trạng nhƣ đã  có và 25% có thể không còn biểu hiện tiền đái tháo đƣờng nhất là khi đƣợc áp dụng các biện pháp dự  phòng, điều trị. Trong số  các biện pháp dự  phòng, điều trị thì tiết chế  ăn uống, luyện tập thể  lực, điều chỉnh các yếu tố  nguy cơ  có thểthay đổi đƣợc đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó có thể sử dụng một số loại thuốc chủ yếu tác động lên tình trạng kháng insulin trong đó metformin là  nhóm thuốc thƣờng đƣợc sử dụng và cho hiệu quả rõ rệt [12],[13],[14].
Phát hiện tiền đái tháo đƣờng trong cộng đồng làm  cơ sở  cho việc áp dụng các biện pháp dự phòng, điều trị thích hợp, có cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Kiên Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, ngƣời dân nơi đây có những nét đặc thù về  ăn uống, sinh hoạt, luyện tập. Do đó, những biểu hiện rối loạn chuyển hóa gặp với tỷ lệ cao. Khảo sát từ năm  2004,  các  đối  tƣợng  30  –  64  tuổi  đã  phát  hiện  4,7%  đái  tháo  đƣờng, 14,8% tiền đái tháo đƣờng [15]. Tỷ  lệ  rối loạn chuyển hóa trong đó có đái tháo đƣờng và tiền đái tháo đƣờng đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề  tài “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, chỉ số kháng insulin và kết quả can thiệp người tiền đái tháo đường” nhằm hai mục tiêu sau: 
1. Khảo sát tình trạng kháng insulin và mối liên quan với một số yếu tố ở người tiền đái tháo đường tại tỉnh Kiên Giang.
2. Đánh giá kết quả can thiệp tại cộng đồng bằng phương pháp thay đổi lối sống phối hợp với metformin ở người tiền đái tháo đường
MỤC LỤC Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, chỉ số kháng insulin và kết quả can thiệp người tiền đái tháo đường

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ  ………………………………………………………………………………………  1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN  …………………………………………………………………..  3
1.1.  DỊCH  TỄ  HỌC,  YẾU  TỐ  NGUY  CƠ, CƠ  CHẾ  BỆNH  SINH, 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG…………….  3
1.1.1. Dịch tễ học tiền đái tháo đƣờng  ………………………………………………  3
1.1.2. Yếu tố liên quan của tiền đái tháo đƣờng  …………………………………  4
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh tiền đái tháo đƣờng  ………………………………………  8
1.1.4. Chẩn đoán và tiến triển của tiền đái tháo đƣờng  ……………………….  9
1.1.5. Điều trị tiền đái tháo đƣờng  ………………………………………………….  11
1.2. KHÁNG INSULIN Ở NGƢỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG  …………..  21
1.2.1. Đặc điểm kháng insulin ở ngƣời tiền đái tháo đƣờng  ……………….  21
1.2.2. Các phƣơng pháp đánh giá kháng insulin  ……………………………….  23
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG  …………….  28
1.3.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài  ………………………………………………………..  28
1.3.2. Nghiên cứu trong nƣớc  ………………………………………………………..  32
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG 
VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG CỦA TỈNH KIÊN GIANG  …………  33
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  …………..  35
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU  …………………………………………………….  35 
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng cho các nhóm  …………………………  35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tƣợng nghiên cứu  ……………………………….  37
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………….  38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………..  38
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu  ………………………………………….  38
2.2.3. Xác định cỡ mẫu  …………………………………………………………………  38
2.2.4. Nội dung nghiên cứu  ……………………………………………………………  39
2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu  ……………  48
2.3.1. Xử lý số liệu và đạo đức y học trong nghiên cứu  …………………….  52
Sơ đồ 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU  ……………………………………………….  55
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  ……………………………………………….  56
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU  …………….  56
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, nghề nghiệp, bệnh kết hợp ở đối tƣợng nghiên 
cứu  …………………………………………………………………………………….  56
3.1.2. Đặc điểm một số chỉ số xét nghiệm ở đối tƣợng nghiên cứu  …….  58
3.1.3. Đặc điểm một số yếu tố liên quan ở ngƣời tiền đái tháo đƣờng  …  60
3.2. CHỈ SỐ KHÁNG INSULIN VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT 
SỐ YẾU TỐ  …………………………………………………………………………….  63
3.2.1.  Kháng  insulin,  chức  năng  tế  bào  bêta  và  độ  nhạy  insulin  ở  đối 
tƣợng nghiên cứu  …………………………………………………………………  63
3.2.2.  Mối  liên  quan  giữa  chỉ  số  kháng  insulin  với  một  số  yếu  tố  liên 
quan ở ngƣời tiền đái tháo đƣờng  ………………………………………….  70
3.3.  ĐÁNH  GIÁ  KẾT  QUẢ  CAN  THIỆP  TẠI  CỘNG  ĐỒNG  Ở 
NGƢỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG  ………………………………………….  76
3.3.1. Đặc điểm chung đối tƣợng tiền đái tháo đƣờng đƣợc can thiệp  …  76
3.3.2. Biến đổi một số yếu tố liên quan trƣớc và sau điều trị  ……………..  81
3.3.3. Biến đổi kháng insulin trƣớc và sau điều trị  ……………………………  83
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN  ……………………………………………………………………  86 
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU  …………….  86
4.1.1.  Đặc  điểm  về  tuổi,  giới,  nghề  nghiệp,  bệnh  kết  hợp  ở  đối  tƣợng 
nghiên cứu  ………………………………………………………………………….  86
4.1.2. Đặc điểm một số chỉ số xét nghiệm ở đối tƣợng nghiên cứu  …….  87
4.1.3. Đặc điểm một số yếu tố liên quan ở ngƣời tiền đái tháo đƣờng  ..  89
4.2. CHỈ SỐ KHÁNG INSULIN VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT 
SỐ YẾU TỐ  …………………………………………………………………………….  96
4.2.1. Chỉ số kháng insulin  …………………………………………………………….  96
4.2.2.  Mối  liên  quan  giữa  chỉ  số  kháng  insulin  với  một  số  yếu  tố  liên 
quan ở ngƣời tiền đái tháo đƣờng  ………………………………………..  104
4.3.  ĐÁNH  GIÁ  KẾT  QUẢ  CAN  THIỆP  TẠI  CỘNG  ĐỒNG  Ở 
NGƢỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG  ………………………………………..  110
4.3.1. Kết quả chung sau 12 tháng can thiệp  ………………………………….  111
4.3.2. Thay đổi một số yếu tố liên quan ở ngƣời tiền đái tháo đƣờng  ..  114
4.3.3. Đánh giá thay đổi kháng insulin, chức năng tế bào bêta và độ nhạy 
insulin sau điều trị  ……………………………………………………………..  117
MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………………..  119
KẾT LUẬN  ………………………………………………………………………………………  120
KIẾN NGHỊ  ……………………………………………………………………………………..  122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN 
CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN  …………………………………………………………..  123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment