Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ
Luận văn Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện Nội tiết Trung ương. Đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ typ 2) là một bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid, kèm theo là tình trạng rối loạn chuyển hóa protid, lipid do hậu quả của kháng insulin kết hợp với sự giảm tiết insulin tương đối hay tuyệt đối. Tăng đường huyết mạn tính dẫn đến hậu quả làm tổn thương và suy giảm chức năng của toàn bộ các cơ quan của cơ thể như hệ thống tim mạch, mắt, thận, thần kinh,…[10].
Bệnh ĐTĐ type 2 là một trong những bệnh không lây có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Theo thông báo của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF, 2006), trên thế giới hiện có 246 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 5,6%; dự báo đến năm 2025, số người mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới sẽ là 380 triệu người, chiếm tỷ lệ 7,3%.
Bệnh ĐTĐ type 2 không chỉ là một bệnh không lây phổ biến và có tốc độ phát triển nhanh mà còn là một bệnh rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Bệnh ĐTĐ nếu không được kiểm soát tốt, đặc biệt khi có các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá,… sẽ làm tổn thương các tế bào nội mạc mạch máu dẫn đến tổn thương các mạch máu lớn và mạch máu nhỏ và hậu quả của nó là gây ra các biến chứng mạn tính rất nghiêm trọng của bệnh ĐTĐ như các bệnh tim mạch, suy thận giai đoạn cuối, mù lòa, loét chi, cắt cụt chi,… làm tăng tỷ lệ tàn tật và tỷ lệ tử vong ở người bệnh ĐTĐ. Theo thống kê (IDF, 2006), ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư và tim mạch.
Bệnh ĐTĐ lần đầu tiên được phát hiện trong thời kỳ mang thai được gọi là đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK). Trên thế giới, ĐTĐTK ngày càng có xu hướng gia tăng nhất là tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và là một trong những nguy cơ gây tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ type 2. Theo ADA (2007), trên thế giới hiện có khoảng 3% đến 14% thai phụ bị ảnh hưởng bởi bệnh ĐTĐ, 90% số thai phụ này bị ảnh hưởng bởi ĐTĐTK, chỉ có 10% bị ảnh hưởng bởi ĐTĐ có từ trước (ĐTĐ type 1 hoặc ĐTĐ type 2) [1]. Tại Việt Nam, chưa có số liệu chính thức thống kê tỷ lệ ĐTĐTK trên phạm vi toàn quốc. Theo một số nghiên cứu được tiến hành tại Hà Nội thì tỷ lệ ĐTĐTK tại Bệnh viện Phụ sản Hà nội là 3,6% (Nguyễn Thị Kim Chi và cộng sự, 2000) [3]; tại nội thành Hà Nội năm 2004 là 5,7% (Tạ Văn Bình và cộng sự, 2004) [2] và năm 2008 là 7,9% (Vũ Thị Bích Nga và cộng sự, 2008) [5].
ĐTĐTK gây nguy hiểm cho cả mẹ và con cả trước mắt và lâu dài. Đối với bào thai, ĐTĐTK làm thai kém phát triển hoặc phổ biến hơn đó là thai to gây đẻ khó do sa khớp vai và thai nhi bị tổn thương (liệt dây thần kinh cánh tay, ngạt, tử vong); làm bất thường sản xuất chất surfactan ở phổi gây bệnh màng trong làm tăng tỷ lệ tử vong chu sinh và tử vong sơ sinh; tăng nguy cơ thai lưu; đẻ non; gây chứng đa hồng cầu; hạ can-xi, magne, glucose máu ở trẻ mới sinh; và tăng nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 ở những đứa trẻ này [22][63]. Đối với bà mẹ, ĐTĐTK làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton; tăng nguy cơ tiền sản giật; sản giật; tăng huyết áp thai kỳ; tăng nguy cơ nhiễm trùng; đa ối; đẻ sớm; chấn thương sau đẻ; và sau này là tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK những lần sau và tăng nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 [15]. Theo một số nghiên cứu, khoảng 50% thai phụ ĐTĐTK có nguy cơ trở thành ĐTĐ type 2 trong khoảng thời gian từ 5 năm đến 10 năm và 70% thai phụ có nguy cơ trở thành ĐTĐ type 2 trong suốt quãng đời còn lại của họ [74].
Chính vì hiểm họa của ĐTĐTK đối với cả sức khỏe của bà mẹ và con mà việc tổ chức phòng bệnh cho những thai phụ có nguy cơ cao, phát hiện và điều trị sớm ĐTĐTK có vai trò rất quan trọng. Cũng chính vì những lý do này mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu một số yểu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện Nội tiết Trung ương” với những mục tiêu cụ thể sau:
1. Khảo sát và phân tầng yếu tố nguy cơ, mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐTK;
2. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân ĐTĐTK.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận văn
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh theo WHO
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ typ 2
1.1.4. Phòng bệnh ĐTĐ typ 2
1.2. Đái tháo đường thai kỳ
1.2.1. Định nghĩa ĐTĐTK
1.2.2. Những thay đổi sinh lý bình thường trong quá trình mang thai
1.2.2.1. Chuyển hóa cacbohydrate
1.2.2.2. Những chuyển hóa liên quan khác
1.2.2.3. Những thay đổi hormon ở thai kỳ bình thường
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐTK
1.2.4. Các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK
1.2.4.1. Nguy cơ thấp
1.2.4.2. Nguy cơ cao
1.2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK
1.2.6. Biến chứng của ĐTĐTK
1.2.6.1. Biến chứng đối với mẹ
1.2.6.2. Nguy cơ đối với con
1.2.7. Quản lý ĐTĐTK
1.2.7.1. Khám chuyên khoa nội tiết định kỳ
1.2.7.2. Khám chuyên khoa sản
1.2.8. Dinh dưỡng liệu pháp
1.2.9. Chế độ tập luyện
1.2.10. Thuốc điều trị ĐTĐTK
1.2.11. Mục tiêu điều trị ĐTĐTK
1.2.12. Chỉ định điều trị insulin cho người ĐTĐTK
1.2.13. Phác đồ điều trị insulin trong ĐTĐTK
1.2.14. Điều trị trong cuộc chuyển dạ
1.2.15. Theo dõi trẻ sơ sinh
1.2.16. Theo dõi đường máu mẹ
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Kiểu nghiên cứu
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.4. Các tham số chính cần thu thập
2.3.5. Các tiêu chuẩn đánh giá
2.3.6. Kỹ thuật phân tích số liệu
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của ĐTNC
3.2. Khảo sát các YTNC
3.2.1. Tần suất xuất hiện các YTNC
3.2.2. Phân tầng YTNC
3.3. Đặc điểm lâm sàng
3.4. Đặc điểm cận lâm sàng
3.5. Đặc điểm điều trị
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của ĐTNC
4.2. Các YTNC của ĐTNC
4.2.1. Tỉ lệ xuất hiện các YTNC
4.2.2. Phân tầng YTNC
4.3. Đặc điểm lâm sàng
4.4. Đặc điểm cận lâm sàng
4.5. Đặc điểm điều trị
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Văn Đăng (1998), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học,1998, tr. 76- 113
2. Frank H.N. (người dịch Nguyễn Quang Quyền) (2008), Các động mạch của não, Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 138- 139.
3. Phạm Khuê (1991), Tai biến mạch máu não, Bách khoa thư bệnh học,1991, Nxb Y học, tr.245 – 248.
4. Nguyễn Văn Chương (2008), Thực hành lâm sàng Thần kinh học, Nhà xuất bản y học Hà Nội. tr. 44 – 74.
5. Hoàng Khánh (2009), Tai biến mạch máu não từ yếu tố nguy cơ đến dự phòng, Nhà xuất bản Đại học Y Dược Huế, Tr. 9 – 21.
6. Trường Đại Học Y Hà Nội (2001), Bài giảng thần kinh, Hà Nội, tr.1 – 12, 15 – 37.
7. Adrian j.Goldszmidt (người dịch Nguyễn Đạt Anh), Cẩm nang xử trí tai biến mạch não, Hà Nội 2011, tr. 277 – 278.
8. Nguyễn Thị Thúy Ngân, Nghiên cứu tình trạng tăng đường máu ở bệnh nhân chấn thương sọ não phải mổ, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Hà Nội 2005, tr. 15 – 16.
9. Trường Đại Học Y Hà Nội (1998), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Nghuyễn Nghiêm Luật (2001), Chuyển hóa glucid, Sách giáo khoa hóa sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 273- 317.
11. Nguyễn Anh Trí, Vũ Đức Bình (2001), Sơ bộ đánh giá keeys quả việc áp dụng xét nghiệm HbA1c trong chẩn đoán lâm sàng và theo dõi điều trị bệnh Đái Tháo Đường, Y học thực hành số 7, tr.42 – 44.
12. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2007), Tai biến mạch máu não : Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.`
13. Nguyễn Đức Hoàng, Lê Thanh Hải, Hoàng Khánh (2004), Khảo sát các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não, Tạp Chí Y Học Việt Nam, tập 301, tr. 132 – 136.
14. Nhà xuất bản Y học Hà Nội (2002), Hóa sinh lâm sàng tr.55 – 59.
15. Phạm thị Minh Đức (2001) , Sinh lý nội tiết , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội tr. 97 – 105.
16. Nguyễn Đạt Anh (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng – hóa sinh và hiệu quả điều trị của phác đồ insulin liều chia nhỏ đối với bệnh nhân cấp cứu có tăng đường huyết, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
17. Trần Ngọc Tâm, Văn Công Trọng, Nguyễn Hải Thủy (2000), Tăng đường huyết ở bệnh nhân Tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, Y học thực hành, 375, tr. 45 – 48.
18. Nguyễn Thị Hồng Vân (2003), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh ở bệnh nhân đái tháo đường bị Tai biến mạch não tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
19. Nguyễn Song Hào (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp có tăng đường huyết mới phát hiện, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Thông (1997), Đại cương bệnh mạch máu não và những cơn đột quỵ, Bệnh mạch máu não và các cơn đột quỵ, NXB Y học, Hà Nội. tr. 7 – 32.