Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ đẻ con thấp cân và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp trước sinh tại bệnh viện phụ sản hà nội

Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ đẻ con thấp cân và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp trước sinh tại bệnh viện phụ sản hà nội

Trên thế giới tại tất cả các quốc gia kể cả những nước phát triển và đang phát triển, trẻ đẻ thấp cân (TĐTC) là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong chu sinh. Chính vì thế đã từ nhiều năm, người ta đã tập trung sự chú ý vào các yếu tố nguy cơ gây cho thai nhi có cân nặng thấp đặc biệt là xác định các yếu tố tiềm tàng có thể can thiệp được nhằm thay đổi tình trạng này.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ đẻ thấp cân là trẻ đẻ ra có cân nặng dưới 2500 g bao gổm trẻ non tháng (có tuổi thai < 37 tuần) và trẻ chậm phát triển trong tử cung (CPTTTC) hoặc phối hợp cả hai [156].

Trẻ đẻ thấp cân là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong chu sinh, gây bệnh tật cho sơ sinh và để lại nhiều hậu quả cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lâm sàng cũng như dịch tễ học về TĐTC đã được tiến hành để xác định nguyên nhân và các yếu tố liên quan nhằm tìm ra những biện pháp can thiệp thích hợp để giảm tỉ lệ TĐTC.

Nguyên nhân gây đẻ con thấp cân thường do nhiều yếu tố phối hợp với nhau và đã được nhiều tác giả thống nhất [63], [134], [149], [156]. Tuy nhiên trong từng điều kiện riêng của mỗi nước, mỗi địa phương, các nghiên cứu lại có các kết luận khác nhau. Chính vì vậy hướng nghiên cứu trong tương lai về nguyên nhân gây đẻ trẻ con thấp cân vẫn tiếp tục cần được mở rộng.

Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về TĐTC tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu mới tập trung vào tỷ lệ, các yếu tố nguy cơ, một số nghiên cứu đưa ra biện pháp can thiệp cộng đổng như ở Cần Thơ, Hải Phòng, Thái Bình, [22], [23], [27], [40] trong khi đó chưa có nghiên cứu nào đề xuất giải pháp can thiệp tại bệnh viện Phụ Sản nơi tập trung nhiều thai nghén có nguy cơ cao.

Theo các số liêu thống kê của phòng kế hoạch tổng hợp của bênh viên Phụ Sản Hà Nội, nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ sơ sinh tại Hà Nội và một số vùng lân cận thì số phụ nữ đến sinh tại bênh viên ngày càng tăng, năm 2005 là 16.281 bà mẹ, năm 2006 là 18.508 bà mẹ và năm 2008 đã lên tới 25.527 bà mẹ. Tại phòng Khám của bênh viên Phụ Sản Hà Nội, số bà mẹ đến khám thai tại bênh viên cũng ngày một tăng, cụ thể năm 2005 là 60.186 lượt bà mẹ, năm 2006 là 74.347 lượt và năm 2007 là 77.719 lượt bà mẹ [2]. Cũng theo kết quả thống kê trên, trong những nguyên nhân tử vong của trẻ sơ sinh tại bênh viên, tử vong của TĐTC luôn là nguyên nhân hàng đầu và chiếm tỷ lê cao nhất. Năm 2005 tỷ lê tử vong sơ sinh do đẻ thấp cân là 87,3%, năm 2007 là 84,0 % và năm 2008 là 68,2% [2].

Để góp phần nghiên cứu về thực trạng TĐTC tại bênh viên Phụ Sản Hà Nội và đề xuất một số biên pháp can thiêp trong giai đoạn trước sinh nhằm cải thiên tình trạng đẻ con thấp cân, đề tài này được tiến hành với các mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ đẻ con thấp cân tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ ngày 01 tháng 3 đến ngày 31 tháng 5 năm 2005.

2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới đẻ con thấp cân.

3. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp trong giai đoạn trước sinh nhằm cải thiện tình trạng đẻ con thấp cân.

MỤC LỤC

Chương l TỔNG QUAN

1.1. Sự phát triển của thai trong tử cung và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai trong tử cung
1.1.1. Sự phát triển của thai trong tử cung
1.1.2. Những yếu tô’ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai trong tử cung
1.2. Tình hình trẻ đẻ thấp cân trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Một sô’ khái niệm và định nghĩa
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về tỷ lệ trẻ đẻ thấp cân trên thế giới và Việt Nam
1.2.3. Hậu quả của trẻ đẻ thấp cân
1.3. Một số yếu tố nguy cơ chủ yếu đẻ con thấp cân
1.3.1. Các yếu tô’ về xã hội □ nhân trắc học
1.3.2. Các yếu tô’ tiền sử sản khoa
1.3.3. Các yếu tô’liên quan đến lần có thai hiện tại
1.3.4. Hoạt động tình dục
1.3.5. Các yếu tô’ từ phía thai nhi
l.4. Một số biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng đẻ trẻ thấp cân
1.4.1. Biện pháp dinh dưỡng
1.4.2. Một sô’ biện pháp can thiệp khác để cải thiện tình trạng đẻ trẻ thấp cân
1.4.3. Một sô’ biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng đẻ trẻ thấp cân đã thực hiện tại Việt Nam
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
2.2.3. Đo lường các biến sô’nghiên cứu
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin và các bước tiến hành
2.3. Các tiêu chuẩn có liên quan đến đề tài
2.4. Xử lý số liệu
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
Chương 3 KÊT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1. Tỷ lệ đẻ trẻ thấp cân
3.2. Một số yếu tố nguy cơ đẻ con thấp cân
3.3. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp trước sinh
3.3.1. Đặc điểm của các ĐTNC ở nhóm can thiệp và nhóm chứng
3.3.2. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp trước sinh
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Tỷ lệ đẻ con thấp cân tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
4.2. Những yếu tố nguy cơ đẻ con thấp cân
4.2.1. Môi liên quan giữa tuổi của bà mẹ và đẻ con thấp cân
4.2.2. Môi liên quan giữa các yếu tô’ xã hội với đẻ con thấp cân
4.2.3. Mối liên quan giữa yếu tô’ tiền sử sản khoa với đẻ con thấp cân
4.2.4. Mối liên quan giữa một sô’ chỉ sô’ nhân trắc học với đẻ con thấp cân
4.2.5. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước khi mang thai, mức tăng cân trong thời gian mang thai đô’i với đẻ con thấp cân
4.2.6. Mối liên quan giữa triệu chứng ra máu trong nửa đầu thời kỳ thai nghén, Hemoglobin lúc đẻ với đẻ con thấp cân
4.2.7. Mối liên quan của một sô’ biện pháp chăm sóc trước 
sinh trong thời kỳ cố thai với đẻ con thấp cân
4.2.8. Ánh hưởng của thời điểm sinh hoạt tình dục đối với đẻ con thấp cân
4.2.9. Ánh hưởng của một sô’ bệnh trong thời kỳ cố thai đối với đẻ con thấp cân
4.2.10. Ngôi thai bất thường, tình trạng vết mổ tại tử cung của bà mẹ đô’i với đẻ con nhẹ cân
4.3. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp trước sinh
4.3.1. Tính đồng nhất của mẫu nghiên cứu 110
4.3.2. Hiệu quả của một sô’biện pháp can thiệp trước sinh 113
4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 130
KẾT LUẬN 134
KHUYẾN NGHỊ 136
Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội
137
dung luận án
Tài liệu tham khảo 138
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment