Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và cách xử trí thiểu ối ở tuổi thai từ 38 tuần trở lên tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương
Từ nhiều năm nay người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của nước ối đối với thai nhi vì nước ối có một số vai trò quan trọng sau:
– Vai trò cơ học: nước ối như một chiếc áo khoác che chở cho thai chống mọi va đập. Nước ối giúp cho thai cử động tự do, không bị dính vào màng ối, các cơ quan dễ dàng phát triển, dây rốn không bị chèn ép, tuần hoàn thai dễ dàng.
– Vai trò chuyển hoá nước – điện giải: nước ối giúp cho thai đạt được cân bằng nước và điện giải.
– Nước ối duy trì thân nhiệt của thai trong tử cung.
– Nước ối có tác dụng kìm hãm vi khuẩn phát triển.
– Nước ối giúp cho thai nhi dễ thay đổi tư thế, bình chỉnh ngôi trong tử cung, góp phần hình thành đầu ối, giúp cổ tử cung xoá mở trong chuyển dạ.
– Nước ối không chỉ là môi trường dinh dưỡng mà còn là chỗ bài tiết,
đào thải của thai nhi như nước tiểu, phân xu [66].
Do vậy mọi bất thường về nước ối đều làm tăng cao tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh chu sinh [17]. Để đánh giá lượng nước ối, người ta đã lần lượt áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau nhưng ngày nay siêu âm là phương pháp thông dụng và dễ dàng nhất được lựa chọn bởi vì sử dụng phương pháp này không gây nguy hại cho các mô, không gây chảy máu, cho phép nhìn thấy rõ thai và các phần phụ của thai, không đau và có thể thực hiện nhiều lần trên một người…
Chamberlain và cộng sự đã thấy tỷ lệ tử vong chu sinh tăng lên 47 lần khi có thiểu ối và tăng lên 13 lần khi TTNO hạn chế so với TTNO bình thường [29]. Một số tác giả cho rằng tỷ lệ này tăng là do hậu quả của thiểu ối dẫn đến cuống rốn bị chèn ép gây suy thai trước hay trong chuyển dạ làm giảm sự trao đổi chất dinh dưỡng, oxy giữa mẹ và thai gây suy thai [1], [88]. TTNO giảm dần đi khi thai đủ tháng, đặc biệt giảm nhiều khi thai già tháng [25]. Charles và cộng sự đã chứng minh TTNO giảm trung bình 35% khi thai 40- 41 tuần. Beischer và cộng sự đã báo cáo TTNO giảm 31% (150ml) giữa tuần 42-43, giảm 51% (170ml) giữa tuần 43-44 [22].
Trước những nguy cơ có thể xảy ra cho thai do tình trạng thiểu ối gây nên, mỗi thầy thuốc có cách xử trí khác nhau và cho kết quả khác nhau. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và cách xử trí thiểu ối ở tuổi thai từ 38 tuần trở lên tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương”.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
. Xác định tỷ lệ thiêu ôi và một sô yêu tô nguy cơ gây thiêu ôi ở những thai từ 38 tuần tuổi trở lên được đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 2 đên tháng 7 năm 2009.
2. Nghiên cứu các phương pháp xử trí đôi với các trường hợp kê trên.
Mục Lục
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………1
Chương 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………………3
1.1. SiNh lý nước Ối…………………………………………………………………………………………………….3
1.1.1. Nguồn gốc nước ối………………………………………………………………………………………………3
1.1.2. Sự luân chuyển nước ối………………………………………………………………………………………3
1.1.3. Thể tích nước ối…………………………………………………………………………………………………..6
1.1.4. Tính chất nước ối………………………………………………………………………………………………..7
1.2. THIỂU Ối và Tỷ lệ thiểu Ối……………………………………………………………………………….7
1.2.1. Thiểu ối………………………………………………………………………………………………………………….7
1.2.2. Tỷ lệ thiểu ối………………………………………………………………………………………………………….8
1.3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THIỂU Ối………………………………………………………………….8
1.3.1. Thai bất thường……………………………………………………………………………………………………8
1.3.2. Suy thai trường diễn……………………………………………………………………………………………9
1.3.3. Do mẹ dùng một số thuốc điều trị trong quá trình mang thai……………………10
1.3.4. Thai quá ngày sinh…………………………………………………………………………………………….10
1.3.5. Do vỡ màng ối hoặc rỉ ối………………………………………………………………………………….11
1.3.6. Không rõ nguyên nhân……………………………………………………………………………………..11
1.4. HẬU QUẢ CỦA THIỂU Ối………………………………………………………………………………………11
1.4.1. Với con………………………………………………………………………………………………………………..11
1.4.2. Với mẹ…………………………………………………………………………………………………………………16
1.5. CHẨN ĐOÁN THIỂU Ối………………………………………………………………………………………….17
1.5.1. Lâm sàng ……………………………………………………………………………………………………………17
1.5.2. Phương pháp siêu âm để đánh giá thể tích nước ối……………………………………..17
1.6. XỬ TRÍ………………………………………………………………………………………………………………………..19
1.6.1. Siêu âm để đánh giá thể tích nước ối……………………………………………………………..20
1.6.2. Theo dõi nhịp tim thai bằng Monitor sản khoa…………………………………………….21
1.6.3. Các phương pháp gây chuyển dạ……………………………………………………………………22
Chương 2: Đối TưỢnG và phương pháp nghiên Cứu………………23
2.1. đối Tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………………23
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng………………………………………………………………………………23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………………………………………………….23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………..23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:………………………………………………………………………………………….23
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu……………………………………………………………………………………………23
2.2.3. Yếu tố nghiên cứu và phương pháp thăm dò………………………………………………..25
2.2.4. Cách xử trí tình trạng thiểu ối………………………………………………………………………….31
2.2.5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu………………………………………………………………..32
2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………………..32
2.2.7. Xử lý số liệu………………………………………………………………………………………………………32
2.2.8. Các biện pháp khống chế sai số………………………………………………………………………33
2.2.9. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2009 – tháng 7/2009……………………………..33
2.2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………34
3.1. TỶ LỆ THIỂU ỐI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ………………………………………….34
3.1.1. Tỷ lệ thiếu ối……………………………………………………………………………………………………….34
3.1.2. Phân bố thiểu ối theo tuổi thai…………………………………………………………………………35
3.1.3. Phân bố thiểu ối theo tuổi mẹ………………………………………………………………………….36
3.1.4. Phân bố thiểu ối theo số lần đẻ………………………………………………………………………..36
3.1.6. Phân bố sản phụ theo địa dư…………………………………………………………………………….38
3.1.7. Thai bất thường (các dị tật bẩm sinh) và thiểu ối…………………………………………38
3.1.8. Bệnh của mẹ và thiểu ối……………………………………………………………………………………39
3.1.9. Mẹ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai và thiểu ối…………………………………….40
3.1.10. Thai kém phát triển trong tử cung………………………………………………………………..41
3.1.11. Thai quá ngày sinh………………………………………………………………………………………….41
3.2. CÁCH XỬ TRÍ VÀ KẾT QUẢ………………………………………………………………………..41
3.2.1. Xử trí……………………………………………………………………………………………………………………42
3.2.2. Kết quả…………………………………………………………………………………………………………………48
Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………………..53
4.1. TỶ LỆ THIỂU ỐI Ở THAI TỪ 38 TUẦN TRỞ LÊN…………………………………………….53
4.1.1. CSNO và tuổi thai……………………………………………………………………………………………..54
4.1.2. Tuổi mẹ và số lần đẻ…………………………………………………………………………………………54
4.1.3. Nghề nghiệp và nơi ở………………………………………………………………………………………..55
4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THIỂU ỐI…………………………………………………………56
4.2.1. Thiểu ối liên quan tới dị tật bẩm sinh…………………………………………………………….56
4.2.2. Thiểu ối liên quan tới tuổi thai………………………………………………………………………..58
4.2.3. Thiểu ối liên quan với bệnh của mẹ và mẹ có dùng thuốc trong thời kỳ
mang thai…………………………………………………………………………………………………………… 59
4.2.4. Liên quan giữa thiểu ối với thai kém phát triển trong tử cung…………………..62
4.3. CÁCH XỬ TRÍ va KẾT QUẢ…………………………………………………………………………………………64
4.3.1. Cách xử trí…………………………………………………………………………………………………………..64
4.3.2. Kết quả…………………………………………………………………………………………………………………69
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………..75
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………76
tài liệu tham khảo
phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích