Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em
Luận văn Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương.Táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em trên thế giới. Tỷ lệ mắc táo bón ở trẻ em dao động từ 0,7% đến 29,6% tùy theo từng nghiên cứu [1]. Theo định nghĩa của Hội tiêu hóa, gan mật và dinh dưỡng Bắc Mỹ (NASPGHAN) và châu Âu (ESPGHAN), táo bón là s ự giảm hay khó khăn khi đại tiện, kéo dài ít nhất 2 tuần, gây ra sự khó chịu và lo lắng cho người bệnh [2].
Nguyên nhân gây táo bón khá đa dạng nhưng chủ yếu là táo bón do nguyên nhân chức năng. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới, 5 – 10% các trường hợp táo bón do nguyên nhân thực thể đòi hỏi phải có biện pháp điều trị sớm và tích cực. 90 – 95% các trường hợp còn lại là táo bón chức năng [3]. Các yếu tố nguy cơ gây táo bón chức năng là do hành vi giữ phân, ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, chế độ ăn uống không phù hợp và trẻ không được huấn luyện đi vệ sinh đúng cách, đúng thời điểm. Táo bón chức năng là vấn đề khá đơn giản, tuy nhiên nếu không được theo dõi và điều trị hợp lý, tình trạng táo bón có thể kéo dài, phức tạp hơn gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe và tâm lý cho trẻ như nứt kẽ hậu môn, giãn đại trực tràng, sa trực tràng, chán ăn, chậm lên cân thậm chí gây tình trạng đau bụng kéo dài hoặc đi ngoài không tự chủ.
Điều trị táo bón chức năng là một quá trình kéo dài và cần phải phối hợp nhiều biện pháp như thụt tháo phân, sử dụng thuốc nhuận tràng, bổ sung probiotics, tư vấn chế độ ăn và hướng dẫn cho trẻ đi ngoài đúng cách. Lactulose và polyethylene glycol (PEG) là hai loại thuốc được chứng minh có hiệu quả, an toàn hơn các thuốc khác và được NASPGHAN và ESPGHAN khuyến cáo sử dụng trong điều trị táo bón cho mọi lứa tuổi [4]. Bên cạnh việc sử dụng các thuốc nhuận tràng, bổ sung các probiotics góp phần gia tăng hiệu quả điều trị táo bón cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu trên cả trẻ em và người lớn [5], [6].
Tại Việt Nam, táo bón trẻ em vẫn còn là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Theo nghiên cứu của Lê Thị Hồng Minh, tỷ lệ mắc táo bón ở 695 trẻ em tại các trường mẫu giáo quận Gò Vấp, thành phồ Hồ Chí Minh là 7,3% trong đó 54,9% xảy ra ở lứa tuổi 36 – 48 tháng [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Mai trên 137 trẻ táo bón đến khám tại phòng khám Tiêu hóa, bệnh viện Nhi Trung ương, 92,5% trẻ mắc táo bón chức năng [8]. Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị táo bón chức năng tuy nhiên chưa có sự thống nhất về liều lượng thuốc nhuận tràng, tuân thủ điều trị của trẻ kém dẫn đến kết quả điều trị hạn chế và tỷ lệ tái phát còn cao. Tháng 5/2013, hội nghị đồng thuận giữa các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa Nhi toàn quốc đã đưa đến thống nhất về quy trình tiếp cận, lựa chọn thuốc và liều lượng phù hợp trong điều trị táo bón cho trẻ em Việt Nam dựa trên các khuyến cáo của NASPGHAN và ESPGHAN. Nhưng cho đến nay, các nghiên cứu về những yếu tố nguy cơ gây táo bón chức năng cũng như đánh giá hiệu quả điều trị táo bón dựa trên khuyến cáo này ở trẻ em còn chưa nhiều. Xuất phát từ vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương” nhằm hai mục tiêu:
- Nhận xét một số yếu tố nguy cơ gây táo bón chức năng ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung ương.
- Đánh giá hiệu quả điều trị của hai phác đồ sử dụng lactulose đơn thuần và kết hợp với Lactobacillus acidophilus trên trẻ bị táo bón chức năng.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ……………………………………………………………………. 3
1.1. Định nghĩa táo bón ………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Định nghĩa táo bón …………………………………………………………………. 3
1.1.2. Định nghĩa táo bón chức năng …………………………………………………. 4
1.2. Dịch tễ ……………………………………………………………………………………….. 4
1.3. Cơ chế bệnh sinh của táo bón chức năng ………………………………………… 5
1.3.1. Chức năng sinh lý của đại tràng ……………………………………………….. 5
1.3.2. Sinh lý nhu động trực tràng – hậu môn và động tác đại tiện …………. 8
1.3.3. Đặc điểm phân và số lần đi ngoài bình thường của trẻ em …………. 10
1.3.4. Sinh lý bệnh táo bón ……………………………………………………………… 11
1.4. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây táo bón chức năng …………………. 12
1.4.1. Nguyên nhân táo bón chức năng theo tuổi ……………………………….. 12
1.4.2. Yếu tố nguy cơ gây táo bón chức năng ……………………………………. 13
1.5. Triệu chứng lâm sàng …………………………………………………………………. 14
1.5.1. Hỏi bệnh ……………………………………………………………………………… 14
1.5.2. Triệu chứng cơ năng …………………………………………………………….. 17
1.5.3. Thăm khám lâm sàng ……………………………………………………………. 18
1.6. Điều trị……………………………………………………………………………………… 19
1.6.1. Tư vấn cho cha mẹ và người trực tiếp chăm sóc trẻ ………………….. 20
1.6.2. Thụt tháo phân ……………………………………………………………………… 21
1.6.3. Điều trị duy trì ……………………………………………………………………… 21
1.6.4. Probiotics …………………………………………………………………………….. 25
1.6.5. Liệu pháp phản hồi sinh học ………………………………………………….. 31
1.6.6. Phẫu thuật ……………………………………………………………………………. 31
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 32
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………… 32
2.2. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 32
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân …………………………………………………… 32
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………….. 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………….. 34
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………. 34
2.3.2. Tính cỡ mẫu ………………………………………………………………………… 34
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu …………………………………………………………. 35
2.3.4. Cách thức tiến hành và đánh giá kết quả điều trị ………………………. 37
2.3.5. Đánh giá tác dụng phụ ………………………………………………………….. 37
2.3.6. Các biến số, phương pháp và công cụ thu thập thông tin …………… 39
2.3.7. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ………………………………… 42
2.3.8. Các chỉ tiêu đánh giá trong nghiên cứu …………………………………… 43
2.4. Nhập và phân tích số liệu ……………………………………………………………. 43
2.4.1. Nhập số liệu …………………………………………………………………………. 43
2.4.2. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………… 43
2.5. Sai số và khống chế sai số …………………………………………………………… 44
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………… 44
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 45
3.1. Một số yếu tố nguy cơ gây táo bón chức năng trẻ em …………………….. 45
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ……………………………………. 45
3.1.2. Một số yếu tố nguy cơ gây táo bón chức năng ở trẻ em …………….. 47
3.2. Hiệu quả điều trị táo bón chức năng …………………………………………….. 49
3.2.1. Đặc điểm chung của nhóm trẻ bị táo bón chức năng trước can thiệp .. 49
3.2.2. So sánh hiệu quả điều trị của phác đồ sử dụng lactulose đơn thuần
và lactulose phối hợp L. acidophilus ………………………………………. 52
3.2.3. Đánh giá hiệu quả điều trị của liều lactulose 2ml/kg/ngày ở cả hai
nhóm nghiên cứu ………………………………………………………………….. 59
3.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị ………………………… 61
3.2.5. Đánh giá khả năng dung nạp thuốc …………………………………………. 63
3.2.6. Chi phí điều trị …………………………………………………………………….. 64
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 65
4.1. Một số yếu tố nguy cơ gây táo bón chức năng ở trẻ em ………………….. 65
4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ……………………………………. 65
4.1.2. Một số yếu tố nguy cơ gây táo bón chức năng ở trẻ em …………….. 66
4.2. Hiệu quả điều trị táo bón chức năng …………………………………………….. 71
4.2.1. Đặc điểm chung của nhóm trẻ bị táo bón chức năng trước can thiệp …. 71
4.2.2. So sánh hiệu quả điều trị của phác đồ sử dụng lactulose đơn thuần
và lactulose kết hợp L. acidophilus…………………………………………. 76
4.2.3. Đánh giá hiệu quả điều trị của liều lactulose 2 ml/kg/ngày trên các
trẻ bị táo bón chức năng ………………………………………………………… 84
4.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị ………………………… 86
4.2.5. Khả năng dung nạp thuốc ………………………………………………………. 87
4.2.6. Chi phí điều trị …………………………………………………………………….. 88
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 89
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………… 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Thị Hồng Minh, Hoàng Lê Phúc, Trần Thị Thanh Tâm. (2009). Đặc điểm táo bón ở trẻ mẫu giáo quận Gò vấp và kiến thức thái độ của bà mẹtrong chăm sóc trẻ táo bón. Y học TP. Hồ Chí Minh, 13, 142-147.
- Nguyễn Thị Phương Mai (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em, Trư ờng Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
- Nguyễn Gia Khánh (2009), Bài giảng nhi khoa tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 5, 274-366.
- Phùng Xuân Bình (2007), Sinh lý học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 11, 230-267.
- Nguyễn Công Khẩn (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.