Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị viêm niêm mạc tử cung sau đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
Luận văn bác sĩ nội trú Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị viêm niêm mạc tử cung sau đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.Nhiễm khuẩn hậu sản là những nhiễm khuẩn có nguồn gốc từ đường sinh dục, xảy ra trong thời kỳ hậu sản. Nhiễm khuẩn hậu sản chiếm tỷ lệ cao trong các tai biến sản khoa và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, đặc biệt là ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [].
Theo Vorherr.H tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu sản chiếm khoảng 3-4 % trong số những phụ nữ có thai và sau đẻ []. Trong một nghiên cứu tại Mỹ năm 1990 của Hani K.Atrash, tỷ lệ tử vong mẹ do nhiễm khuẩn hậu sản chiếm khoảng 8% trong số 2644 tử vong mẹ từ năm 1979 đến năm 1986 [].
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thìn và cộng sự, tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu sản năm 1985 là 1,06% và năm 1987 là 1,3% []. Theo Nguyễn Viết Tiến, tỷ lệ viêm phúc mạc sản khoa trong 10 năm từ năm 1976 đến năm 1985 tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và trẻ sơ sinh là 3,6%, trong đó 77,5% bệnh nhân từ các tỉnh khác về và có 18 bệnh nhân tử vong, chiếm tỷ lệ 26,5% trong tổng số bệnh nhân viêm phúc mạc [].
Viêm niêm mạc tử cung sau đẻ là hình thái lâm sàng sớm và thường gặp nhất của nhiễm khuẩn hậu sản []. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm niêm mạc tử cung có thể nhanh chóng tiến triển thành những hình thái nhiễm khuẩn nặng nề hơn như viêm tử cung toàn bộ, viêm tử cung phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn thể,… Trong đó biến chứng nặng nhất là nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho mẹ đặc biệt là ở những nước đang phát triển [], [], [26]. Ngoài ra nếu viêm niêm mạc tử cung không được điều trị có thể gây ra các biến chứng xa như viêm tắc vòi tử cung và hậu quả dẫn đến vô sinh, chửa ngoài tử cung, viêm tiểu khung [].
Ngày nay, ở những nước phát triển, điều kiện kinh tế, dân trí và y học phát triển, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản được quan tâm nhiều, tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu sản ở các nước này có xu hướng giảm đi, tỷ lệ viêm niêm mạc tử cung hiếm gặp ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Trong khi đó ở những nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, viêm niêm mạc tử cung sau đẻ vẫn là hình thái thường gặp trong nhiễm khuẩn hậu sản. Nếu có thể phòng ngừa và điều trị sớm viêm niêm mạc tử cung có thể dự phòng được những biến chứng nặng nề sau này.
Ở Việt Nam và trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu để cập đến nhiễm khuẩn hậu sản và viêm niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học trong chẩn đoán và điều trị, sự ra đời của nhiều loại kháng sinh thế hệ mới trong thời gian gần đây đã tác động đến các triệu chứng lâm sàng của viêm niêm mạc tử cung, đồng thời cũng mở ra những hướng mới trong dự phòng và điều trị viêm niêm mạc tử cung. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị viêm niêm mạc tử cung sau đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương ” nhằm 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây viêm niêm mạc tử cung sau đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ 01/09/2012 – 30/06//2013.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm niêm mạc tử cung sau đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ 01/09/2012 – 30/06/2013.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH DỤC NỮ 3
1.1.1 Cơ quan sinh dục ngoài 3
1.1.2 Cơ quan sinh dục trong 4
1.2 THAY ĐỔI GIẢI PHẪU SINH LÝ TRONG THỜI KỲ HẬU SẢN 5
1.2.1 Thay đổi âm đạo 6
1.2.2 Thay đổi ở tử cung 6
1.2.3 Sản dịch 6
1.2.4 Thay đổi ở niêm mạc tử cung 7
1.3 NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN 7
1.3.1 Viêm niêm mạc tử cung 8
1.3.2 Viêm tử cung toàn bộ: 16
1.3.3 Viêm phần phụ và dây chằng rộng 16
1.3.4 Viêm phúc mạc tiểu khung 16
1.3.5 Viêm phúc mạc toàn thề 17
1.3.6 Nhiễm khuẩn huyết 17
1.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 17
chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn lựa 20
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 20
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 20
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 20
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 21
2.2.4 Phương tiện nghiên cứu 21
2.2.5 Biến số nghiên cứu 21
2.2.6 Xử lý số liệu 25
2.3 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 25
chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26
3.1.1 Tuổi của đối tượng nghiên cứu 26
3.1.2 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 27
3.1.3 Nơi cư trú 27
3.1.4 Số lần nạo hút thai 28
3.1.5 Số lần sinh 29
3.2 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY VIÊM NIÊM MẠC TỬ CUNG 29
3.2.1 Tiền sử viêm nhiễm phụ khoa trước và trong khi mang thai 29
3.2.2 Thời gian theo dõi tại phòng đẻ của đối tượng nghiên cứu: 32
3.2.3 Thời gian vỡ ối 33
3.2.4 Can thiệp thủ thuật sau đẻ: kiểm soát tử cung, bóc rau nhân tạo 34
3.3 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA VNMTC 35
3.3.1 Thời gian xuất hiện bệnh: 35
3.3.2 Nhiệt độ của bệnh nhân VNMTC 35
3.3.3 Triệu chứng lâm sàng của VNMTC 37
3.3.4 Số lượng bạch cầu 38
3.3.5 Hàm lượng CRP 38
3.3.6 Kết quả xét nghiệm vi khuẩn 39
3.3.7 Kết quả giải phẫu bệnh lý: 41
3.4 ĐIỀU TRỊ VIÊM NIÊM MẠC TỬ CUNG 42
3.4.1 Phương pháp điều trị 42
3.4.2 Phối hợp kháng sinh trong điều trị viêm niêm mạc tử cung 43
3.4.3 Phương pháp điều trị và hiệu quả của từng phương pháp 44
chương 4 BÀN LUẬN 47
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 47
4.1.1 Tuổi 47
4.1.2 Nghề nghiệp 47
4.1.3 Nơi cư trú 48
4.1.4 Số lần nạo hút thai, số lần sinh 49
4.2 MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ CĂN NGUYÊN VI KHUẨN 49
4.2.1 Một số yếu tố nguy cơ gây viêm niêm mạc tử cung 49
4.2.2 Một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của viêm niêm mạc tử cung 55
4.2.3 Căn nguyên vi khuẩn và kết quả giải phẫu bệnh lý 59
4.3 KẾT QỦA ĐIỀU TRỊ VNMTC sau ĐẺ TẠI BỆNH VIÊN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG 61
4.3.1 Kháng sinh điều trị và hiệu quả của từng nhóm kháng sinh 61
4.3.2 Phương pháp điều trị và hiệu quả của từng phương pháp 63
KẾT LUẬN 66
KIẾN NGHỊ 68
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ viêm niêm mạc tử cung theo một số tác giả 18
Bảng 3.1 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 27
Bảng 3.2 Nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu 27
Bảng 3.3 Số lần nạo hút thai của đối tượng nghiên cứu 28
Bảng 3.4 Số lần sinh của đối tượng nghiên cứu 29
Bảng 3.5 Liên quan giữa tiền sử ra khí hư âm đạo trước khi mang thai và viêm niêm mạc tử cung 29
Bảng 3.6 Liên quan giữa viêm nhiễm phụ khoa có điều trị và không điều trị với viêm niêm mạc tử cung 30
Bảng 3.7 Liên quan giữa tiền sử ra khí hư âm đạo 2 tuần trước đẻ với viêm niêm mạc tử cung 31
Bảng 3.8 Liên quan giữa ra khí hư âm đạo 2 tuần trước đẻ có điều trị và không điều trị với viêm niêm mạc tử cung 32
Bảng 3.9Thời gian theo dõi tại phòng đẻ của đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 3.10 Liên quan giữa thời gian nằm tại phòng đẻ và viêm niêm mạc tử cung 33
Bảng 3.11 Thời gian vỡ ối của đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3.12 Liên quan giữa thời gian vỡ ối của đối tượng nghiên cứu và viêm niêm mạc tử cung 34
Bảng 3.13 Liên quan giữa can thiệp thủ thuật sau đẻ và viêm niêm mạc tử cung 35
Bảng 3.14 Thời gian xuất hiện của VNMTC sau đẻ 35
Bảng 3.15Nhiệt độ của bệnh nhân VNMTC 36
Bảng 3.16 Triệu chứng lâm sàng của VNMTC 38
Bảng 3.17 Số lượng bạch cầu của bệnh nhân VNMTC 39
Bảng 3.18Hàm lượng CRP 39
Bảng 3.19 Kết quả cấy sản dịch 40
Bảng 3.20 Các loại vi khuẩn gây viêm nội mạc tử cung 41
Bảng 3.21 Kết quả giải phẫu bệnh lý 42
Bảng 3.22 Phương pháp điều trị VNMTC 43
Bảng 3.23 Kháng sinh dùng trong điều trị VNMTC 44
Bảng 3.24 Phương pháp điều trị nội khoa đơn thuần 45
Bảng 3.25 Phương pháp điều trị nội khoa kết hợp với sản khoa 46
Bảng 3.26 So sánh thời gian khỏi bệnh của từng phương pháp 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Trung Chiển, Đỗ Trọng Hiếu và cộng sự, “Tử vong mẹ ở Việt Nam,” in Nghiên cứu qua tử vong trong độ tuổi sinh đẻ tại Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi và Sông Bé.: Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 1997, pp. 70-71.
[2] Đinh Thế Mỹ, Phạm Bá Nha, “Tình hình viêm phúc mạc tại VBVBM&TSS từ 1991-1995,” in Tạp chí thông tin Y dược chuyên đề Sản Phụ khoa 12/1999.: Viện thông tin thư viện Y học Trung ương, 1999, pp. 210-211.
[3] Cunningham F.G., MacDolnald P.C., Ganl N.F, GilstrapLc, Levono. K.J, Pritchart J.M, “Puerpural infection,” in William Obstetrics, Chap 28, 19th ed., 1993, pp. 672-630.
[4] Nguyễn Thìn, Phạm Xuân Tiêu, “Tình hình nhiễm khuẩn sản khoa toàn quốc,” in Chống nhiễm khuẩn trong công tác bảo vệ sức khỏe BMTSS và KHHGĐ 1988., 1988, pp. 17-21.
[5] Nguyễn Viết Tiến, “Nhận xét 68 trường hợp viêm phúc mạc Sản khoa tại VBVBM&TSS,” in Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú.: Trường Đại học Y Hà Nội, 1986, pp. 45-48.
[6] Nguyễn Tuấn Anh, “Nghiên cứu lâm sàng những trường hợp nhiễm khuẩn hậu sản điều trị tại viện BVBM&TSS trong 3 năm từ 6/1999 – 6/2000,” in Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học.: Trường Đại học Y Hà Nội, 2000, pp. 65-67.
[7] Bộ Y Tế, “Nhiễm khuẩn sản khoa,” in Tài liệu hướng dẫn qui trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện.: Nhà xuất bản Y học, 2003, vol. Tập 1, pp. 51-53.
[8] Đinh Thế Mỹ, “Tình hình viêm phúc mạc điều trị tại VBVBM&TSS từ năm 1991-1995,” in Tạp chí thông tin Y Dược chuyên đề Sản Phụ khoa Việt Nam.: Viện Thông tin thư viện Y học Trung Ương, 1999, pp. 210-213.
[9] Vương Tiến Hòa, “Nhiễm khuẩn hậu sản,” in Sản khoa và sơ sinh.: Nhà Xuất bản Y học, 2005, pp. 104-110.
[10] Nguyễn Khắc Liêu, “Sinh lý bộ phận sinh dục nữ,” in Sản Phụ khoa.: Nhà xuất bản Y học, 1978, pp. 26-32.
[11] Đỗ Thị Chất, “Nhận xét trên 36 trường hợp nhiễm khuẩn sản khoa và kế hoạch hóa gia đình được đưa đến bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 1995,” in Nội san sản phụ khoa, số 1, Tháng 6-1996.: Hội Phụ sản Việt Nam, 1996, pp. 30-43.
[12] Nguyễn Đức Vy, “Nhiễm khuẩn hậu sản,” in Bài giảng Sản Phụ khoa, tập 2.: Nhà xuất bản Y học, 2002, pp. 148-157.
[13] Dương Thị Cương, “Hậu sản thường,” in Sản phụ khoa.: Nhà xuất bản Y học, 1978, pp. 128-130.
[14] Eschenback D.A, “Serious postpartum infection,” in Obstetric, Gynecologic, 3 (39)., 1989, pp. 1-14.
[15] Trần Ngọc Can, “Nhiễm khuẩn hậu sản,” in Sản phụ khoa.: Nhà xuất bản Y học, 1978, pp. 295-302.
[16] Hollier L.M, Scott L.L, “Postpartum endometritis cause by Herper simplex virus,” in Obstetrics and Gynecology; 89(5)., 1997, pp. 836-838.
[17] Vorherr.H., “Puerperal genitourinary infection,” in Obstetrics and Gynencology., vol. 2(91), pp. 1-31.
[18] Trần Thị Bình, “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục đưới ở phụ nữ có thai tại phòng khám bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa,” in Nội san Sản Phụ Khoa., 2004, pp. 228-231.
[19] Trần Hán Chúc, Dương Tử Kỳ, “Tình hình nhiễm khuẩn sau đẻ tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 1981-1985,” in Hội nghị tổng kết nhiễm khuẩn sản khoa toàn quốc.: Thành phố Hồ Chí Minh 1986, 1986, pp. 15-18.
[20] Chử Quang Độ, “Góp phần nghiên cứu các hình thái lâm sàng và các yếu tố liên quan gây nhiễm khuẩn sau mổ đẻ tại VBVBM&TSS từ 1/2000-6/2002,” in Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y khoa, Trường đại học Y Hà Nội., 2002, pp. 65-68.
[21] Nguyễn Hữu Cần, “Tình hình viêm phúc mạc sản khoa tại VBVBM&TSS 1992-1996,” in Công trình nghiên cứu khoa học VBVBM&TSS., 1997, pp. 21-24.
[22] Nguyễn Cảnh Chương, “Tình hình nhiễm khuẩn Sản Phụ khoa tại khoa Sản III VBVBN&TSS năm 1996,” in Tạp chí thông tin Y Dược chuyên đề Sản Phụ khoa 12-1999., 1999, pp. 203-206.
[23] Trung tâm BVBMTE-KHHGĐ Thái Bình, “Nhận xét tình hình tử vong mẹ giai đoạn 1991-2000 tại Thái Bình,” in Nội san Sản Phụ khoa.: Hội Sản Phụ khoa Việt Nam, 2002, pp. 12-16.
[24] Frank W. Ling, Douglas W. Laube, Roger P. Smith, Barbara M. Bazasky, William N.P. Herbert Charles R.B. Beckmann, “Postpartum infection,” in Obstetrics and Gynencology, Fourth Edition, Ed. New York: Lippicott Williams & Wilkins, 2002, pp. 182-190.
[25] Romeo R., Mazor M., “Infection and preterm labor,” in Clinical Obstetrics and Gynecology., 1988, vol. 31(3), pp. 553-584.
[26] Phan Thị Thu Anh, “Sinh lý bệnh điều hòa thân nhiệt – sốt,” in Sinh lý bệnh học.: Nhà xuất bản Y học, 2004, pp. 219-235.
[27] Bộ Y Tế, “Sốt sau đẻ,” in Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản., 2005, pp. 202-211.
[28] Bùi Khắc Hậu, “Các vi khuẩn gây hoại thư sinh hơi,” in Vi sinh Y học.: Nhà xuất bản Y học, 2003, pp. 273-276.
[29] Stavent P., Suonio SA., Saarikoshi S., Kauhanen O., “C-reactive protein (CRP) level after normal and complicated cesarean section,” in Ann Chirgenecol., 1998, vol. 78(2), pp. 142-145.
[30] Lê Thanh Tùng, “Xác định giá trị CRP trong chẩn đoán nhiễm khuẩn ối ở ối vỡ non,” in Luận văn thạc sỹ Y khoc.: Trường Đại học Y Hà Nội, 2001, pp. 19-23.
[31] Lê Huy Chính, “Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp,” in Vi sinh Y học.: Nhà Xuất bản Y học, 2003, p. 142.
[32] Lê Huy Chính, “Tụ cầu vàng (Staphylococus aureus),” in Vi sinh Y học.: Nhà Xuất bản Y học, 2003, pp. 143-152.
[33] Monif L.G., “Intrapatum bacteriuria and postpartum endometritis,” in Obstetrics and Gynecology.: August; 78(2), 1991, pp. 245-248.
[34] Steven G.G, Jennifer R.N, Joe Leigh Simpson, Nelsol B.I. and John H.G III., “Perinatal infectious,” in Obstetrics normal and problem pregnancies, Second Edition ed. New York, London, Tokyo: Churchill living stone, 1991, ch. Chap 40, pp. 1278-1282.
[35] Watts D.H., Eschenbach D.H., “Early Postpartum endometritis: the role of bacteria, genital mycoplasma and Chlamydia trachomatis,” in Obstretis Gynecol., 1989.
[36] Filker R, Monif GR. The United States Joint Commission on Maternal Welfare,.: Obstet Gynecol, 1979, pp. 53-54.
[37] Bộ Y Tế, “Định hướng sử dụng các cephalosporin,” in Dược thư Quốc gia Việt Nam., 2002, pp. 68-71.
[38] Hoàng Tích Huyền, “Tương tác và tương kỵ giữa kháng sinh và các thuốc khác,” in Hướng dẫn sử dụng kháng sinh.: Nhà xuất bản Y học, 1994, pp. 37-46.
[39] Restrick E, Harger J.H., “Early Postpartum endometritis randomized comparision of Ampicillin/ sulbactam. Ampicillin, Gentamycin & Clindamycin,” in The Journal of reproductive medicine., 1994, vol. 39(6), pp. 467-472.
[40] Bộ môn Dược Lý – Trường Đại học Y Hà Nội,.: Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2004, pp. 241-249.
[41] Alan H. Decherney, Lauren, Nathan, “Postpartum and puerperal infection,” in Curent Obstetrics and Gynecology diagnosis and treatment, 9th ed., 1990, pp. 541-545.
[42] Nguyễn Quốc Tuấn, “Nhận xét tình hình nhiễm khuẩn huyết sản khoa tại viện BVBM&TSS từ 1983-1995,” in Luận văn tốt nghiêp thạc sỹ Y học.: Trường Đại học Y Hà Nội, 1996, pp. 48-50.
[43] Jorge D. Blanco, Ronalds, Gibbs, “Intramniotic and postpartum infection,” in Sciara gynecology and obstetric. Philadenphia: Lippincott-Raven, vol. 3, ch. chap 37, pp. 1-15.
[44] Nguyễn Thị Phương Liên, “Tình hình viêm nội mạc tử cung sau đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 6/2005-5/2005,” in Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II.: Trường Đại học Y Hà Nội, 2005, pp. 68-69.
[45] Mead B.P., “Postpatum endometritis,” in Contemporary Obstetrics and Gynecology, December., 1990, pp. 29-39.
[46] “Margaret A.Olsen, PhD, MPH ; Anne M.Butler, MS ; Denise M.Willer, MD,” in Infection control and hospital epidemiology January., 2010, vol. 31.
[47] Nguyễn Sỹ Thịnh,.: Nhà xuất bản trường Đại Học Y Hà Nội, 2010.
[48] Gilles R.G Monif, David A.Baker, Eighteen Other Contribution, “Postpartum Endometritis / Endomyometritis,” in Infection disease in Obstetrics and Gynecology., 1988, pp. 540-544.
[49] Goransson J., Jonsson S., Lasson A., “Screening of concentration of C-reactive protein and various plasma of postoperative complications,” in European Journal Surgery., 1998, pp. 540-544.
[50] WHO,.: No.WHO/NHD/01.3., 2001.
[51] Trần Thị Vinh, “Tình hình mổ lấy thai ở thành phố Hải Phòng,” in Tạp chí thông tin Y Dược.: Viện thông tin thư viện Y học Trung ương, 1997, pp. 1-10.
[52] Ngô Văn Tài, “Tình hình nhiễm khuẩn hậu sản từ năm 2001-2002 tại khoa sản III VBVBM&TSS,” in Tạp chí thông tin Y Dược.: Viện thông tin thư viện Y học Trung Ương, 2002, pp. 21-27.
[53] Phạm Bá Nha, “Nghiên cứu ảnh hưởng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến đẻ non và phương pháp xử trí,” in Luận án Tiến sỹ Y khoa.: Trường Đại học Y Hà Nội, 2006, pp. 12-14.
[54] Maccato M.L., “Ciprofloxacin versus Gentamycin/Clindamycin for Postpatum Endometritis,” in The Journal of Rephroductive Medicin.: December, 36(12), 1991, pp. 857-861.
[55] Powell L., “C-reactiver protein: a review,” in American Journal of Medical Technology., 1997, vol. 45(2), pp. 553-584.
[56] Nguyễn Thị Ngọc Khanh, “Nghiên cứu một số nguy cơ của nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai tại Hà Nội năm 1998-2000 và đề xuất biện pháp phòng bệnh thích hợp,” in Luận án Tiến sỹ Y học.: Trường Đại học Y Hà Nội, 2001, pp. 108-110.
[57] Hoàng Tích Huyền, “Phân loại kháng sinh,” in Hướng dẫn sử dụng kháng sinh.: Nhà xuất bản Y học, 1994, pp. 11-13.
[58] Đinh Thị Hồng, “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,” in Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện.: Trường Đại học Y Hà Nội, 2004, pp. 65-66.
[59] Nguyễn Năng Hải, “Nghiên cứu điều trị viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis ở phụ nữ có thai từ 28-37 tuần bằng Azithromycin,” in Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II.: Trường Đại học Y Hà Nội, 2004, pp. 61-62.
[60] Phạm Thị Minh Đức, “Đặc điểm cấu trúc bộ máy sinh lý, sinh sản nữ,” in Sinh lý học , tập 2.: Nhà xuất bản Y học, 2001, pp. 136-138.
[61] Trung tâm bảo vệ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình Thái Bình, “Nhận xét tình hình tử vong mẹ giai đoạn 1991-2000 tại Thái Bình,” in Nội san Sản Phụ khoa.: Hội Sản phụ khoa Việt Nam, 2002, pp. 12-16.
[62] Clyne B., Olsaker J.S, “The C- reactive protein,” in Journal Emegency Medicine, Vol 17(6)., 1999, pp. 1019-1025.
[63] Eschenback, David A., “Serious postpatum infection,” in Sciara Gynecology and Obstetrics vol 3, chap 39.: Linppincot – Raven Philadenphia, 1991, pp. 1-4.
[64] Vũ Bá Quyết, Lê Thị Thanh Vân, “Nút mạch điều trị chảy máu sau đẻ,” in Nội san hội nghị Sản Phụ khoa Việt – Pháp., 2010, pp. 125-129.
[65] sự, Hoàng Trí Long và cộng, “Nhận xét qua 26 trường hợp tử vong mẹ năm 1997 tại Thái Nguyên,” in Nội san Sản Phụ khoa.: Hội Sản Phụ khoa Việt Nam, 2000, pp. 22-24.
[66] Frank H.Netter, MD,.: Nhà xuất bản Y học, 2007, pp. 360-371.
[67] Vụ sức khỏe sinh sản Bộ Y tế,.: Nhà Xuất bản Y học, 2004, pp. 295-302.
[68] Bộ Y Tế, “Nhiễm khuẩn sản khoa,” in Tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện, tập I.: Nhà xuất bản Y học, 2003, pp. 51-53.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com