Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới nguy cơ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tỉnh Thanh Hoá
Chương trình Quốc gia phòng chống bệnh tiêu chảy (CDD) ở Việt Nam bắt đầu triển khai từ năm 1982. Sau hơn 10 năm triển khai, thực hiện tích cực với trên 80% cán bộ quản lý và cán bộ chuyên trách của chương trình từ tỉnh đến huyện được đào tạo thành thạo về kỹ năng giám sát và điều trị tiêu chảy cấp [2], [3], [1], đến năm 1995 đã có 95% số trẻ em dưới 5 tuổi được chương trình bảo vệ, với nội dung bù n−ớc và điện giải bằng đ−ờng uống, nuôi con bằng sữa mẹ, vệ sinh môi trường góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm tỷ lệ suy dinh d−ỡng (SDD). Vấn đề sử dụng kháng sinh hợp lý trong việc điều trị bệnh tả, các hội chứng lỵ… cũng đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do tiêu chảy tại các tuyến cơ sở.[1].
Chương trình phòng chống các bệnh tiêu chảy đã đ−ợc nghiên cứu nhiều, cả ở trong nước và nhiều nước trên thế giới về bệnh nguyên, bệnh sinh, dịch tế học, các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu, và nghiên cứu sản xuất những vacxin đặc hiệu, dinh dưỡng điều trị, thuốc điều trị…. và kết quả khích lệ nhất là đã làm giảm được tỷ lệ tử vong do tiêu chảy rất rõ rệt. Song sự lây nhiễm của tiêu chảy cấp (TCC) lại rất phổ biến và rất dễ dàng tạo nên hàng loạt nguy cơ mắc rất rộng rãi, rất khác nhau, nên hiện nay mục tiêu làm giảm tỷ lệ mắc TCC còn gặp nhiều khó khăn, ch−a có một khung mẫu chung đơn giản cho mọi lúc, mọi nơi trong việc phòng bệnh, mà đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể riêng cho từng khu vực, từng thời điểm để có thể có những biện pháp riêng, cụ thể mới có thể góp phần làm giảm nguy cơe mắc, mặc dầu việc phấn đấu làm giảm tỷ lệ mắc là một việc làm khó khăn lâu dài, có liên quan chặt chẽ với cả tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của chung của một cộng đồng. [7]
Về các yếu tố tác động tới nguy cơ mắc tiêu chảy, các nghiên cứu ở nhiều n−ớc trên thế giới cũng nh− những nghiên cứu ở trong n−ớc đã xác định rằng có rất nhiều, trong đó có thể tập trung vào các yếu tố của môi tr−ờng tự nhiên và xã hội, các tập quán vệ sinh cụ thể, các yếu tố thuộc về bà mẹ, ng−ời chăm sóc trẻ và các yếu tố thuộc về bản thân đứa trẻ [2],[5]. Mô tả và lượng giá một số yếu tố nguy cơ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ d−ới 5 tuổi tỉnh Thanh Hoá.
I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Thanh Hoá Nghiên cứu đ−ợc tiến hành cả 3 vùng sinh thái của tỉnh: vùng đồng bằng – ven biển, vùng trung du, vùng núi.
2. Đối tượng nghiên cứu
– Trẻ em dưới 5 tuổi
– Các bà mẹ hoặc ng−ời trực tiếp chăm sóc trẻ.
– Các điều kiện triển khai ch−ơng trình CDD, giám sát vệ sinh nước và an toàn thực phẩm, chương trình cung cấp n−ớc và vệ sinh môi tr−ờng.
3. Phương pháp điều tra
Cỡ mẫu điều tra tính theo công thức: được n = 1725 hộ gia đình.
Cuộc điều tra đ−ợc tiến hành bằng mẫu chùm ngẫu nhiên, theo hộ gia đình, cỡ mẫu phải đạt là (1.725 x 2) = 3.450 hộ gia đình để có đ−ợc số trẻ d−ới 5 tuổi của mỗi sinh thái khác nhau.
– Chọn mẫu: theo 3 sinh thái đặc tr−ng của tỉnh Thanh Hoá, đồng bằng ven biển, trung du, vùng núi. Mỗi khu vực tiến hành mtmẫu 30 chùm, mỗi chùm điều tra 115 hộ, theo mẫu phiếu điều tra tiêu chảy của khoa Y tế cộng đồng – Đại học Y Hà Nội, với các quy chuẩn hiện dùng. Các cán bộ điều tra, giám sát được tập huấn đầy đủ về nội dung và ph−ơng pháp khai thác,vthu thập thông tin theo mẫu phiếu
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích