Nghiên cứu mức xâm lấn của ung thư cổ tử cung giai đoạn IB-IIB qua lâm sàng, cộng hưởng từ và kít quả điểu trị tại bệnh viện K từ 2007-2009

Nghiên cứu mức xâm lấn của ung thư cổ tử cung giai đoạn IB-IIB qua lâm sàng, cộng hưởng từ và kít quả điểu trị tại bệnh viện K từ 2007-2009

Luận án Nghiên cứu mức xâm lấn của ung thư cổ tử cung giai đoạn IB-IIB qua lâm sàng, cộng hưởng từ và kít quả điểu trị tại bệnh viện K từ 2007-2009.Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là mọt bênh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới. Hàng năm trên thế giới có khoảng 471,000 trường hợp mới mắc và có tới 300,000 ca tử vong do bênh này [36]. Tỷ lê mắc bênh tùy thuộc vào khu vực địa lý và sự phát triển của nền kinh tế: cao nhất ở Nam Mỹ, Đông Nam Á và khu vực dưới Sahara châu Phi, tỷ lê thấp nhất ở Trung Đông, Do Thái [37], [52], [63]. ở Mỹ ung thư cổ tử cung xếp thứ 8 trong các ung thư ở phụ nữ, mỗi năm có hơn 10,000 ca mới mắc và 3,600 ca tử vong do bênh này [109].

ở Viêt Nam theo ghi nhận ung thư giai đoạn 2001 — 2004, tại thành phố Hổ Chí Minh (16,5/ 100.000 dân) và ở Hà Nội (7,5/100.000 dân) [11].

Mặc dù tỷ lê mắc bênh trên thế giới có xu hướng giảm do có chương trình sàng lọc phát hiên sớm, nhưng vẫn là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở phụ nữ [35], [36]. Chính vì vậy ung thư cổ tử cung vẫn được nghiên cứu một cách tích cực, từ sinh học phân tử, sàng lọc phát hiên sớm, mô bênh học, miễn dịch, nội tiết, đặc biêt là các phương pháp chẩn đoán sớm và chính xác giai đoạn, điều trị có hiêu quả, tăng thời gian sống thêm và nâng cao chất lượng sống cho bênh nhân.

Xâm lấn tại vùng và di căn hạch là đặc tính của ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng, là một yếu tố tiên lượng quan trọng để xác định giai đoạn bênh và xây dựng phác đổ điều trị. Tuy nhiên, do cổ tử cung và hạch nằm sâu trong tiểu khung nên viêc chẩn đoán khó khăn, trước đây viêc đánh giá mức độ xâm lấn và di căn hạch dựa trên thăm khám lâm sàng qua cảm nhận bằng tay và chỉ xác định được sau khi phẫu thuật. Vì vậy ảnh hưởng nhiều đến viêc lựa chọn phác đổ điều trị. Hiên nay trên thế giới đã sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán mức xâm lấn của u và di căn hạch của ung thư cổ tử cung như CT- Scanner, MRI, PET…

Qua nhiều thập kỷ cho đến nay, hê thống đánh giá giai đoạn theo FIGO được thế giới áp dụng trong phân tích dịch tễ học và đáp ứng điều trị đã có giá trị khoa học nhất định. Tuy nhiên, hê thống đánh giá giai đoạn này vẫn có tỷ lê 24% – 39% đánh giá không phù hợp với thực tế khám và diễn biến lâm sàng [116], nguyên nhân là không có chẩn đoán hình ảnh như chụp CT- Scanner, MRI. Hiên nay, MRI đã được thừa nhận là phương pháp tối ưu cho viêc đánh giá yếu tố tiên lượng quan trọng như đô lớn của tổn thương và di căn hạch vùng giúp xác định phương pháp điều trị. Xạ trị dựa trên sự hướng dẫn của MRI đánh giá hình dạng và đô lớn của tổn thương sẽ xác định được phác đổ thích hợp [117]. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã công bố cho thấy chụp công hưởng từ là môt trong số các phương pháp có giá trị thực tiễn lớn trong viêc chẩn đoán mức đô xâm lấn tại vùng và di căn hạch tiểu khung, đặc biêt khi không có dấu hiêu lan rông vùng qua khám lâm sàng [38], [46], [49], [51], [66], [67], [80], [81].

Trong vài năm gần đây, xu hướng áp dụng điều trị hoá – xạ trị phối hợp nhằm bảo tổn tử cung cho phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung đã được môt số tác giả công bố và thu được kết quả khả quan có ý nghĩa nhân văn [69], [70], [90], [112], [113], [123], [125], [126], [132], [142], [155]. Tuy nhiên đánh giá đáp ứng chủ yếu dựa vào lâm sàng mang tính chất chủ quan, nhiều khi không chính xác, bỏ sót tổn thương nên tỷ lê thất bại sau điều trị còn cao. Đây là môt thực trạng đáng quan tâm ở các cơ sở điều trị bênh ung thư ở nước ta.

Hiên nay, các nhà khoa học trên toàn cầu vẫn tiếp tục nghiên cứu để đánh giá chính xác sự xâm lấn, di căn của ung thư cổ tử cung bằng các thiết bị thăm khám hiên đại. Phương tiên được sử dụng nhiều nhất và được công nhận là MRI. Nó đã trở thành công cụ hình ảnh thường qui trong đánh giá giai đoạn và lập kế hoạch xạ trị.

Nghiên cứu vai trò MRI trong chẩn đoán mức xâm lấn và di căn hạch của ung thư cổ tử cung cũng như đánh giá kết quả điều trị bênh này có ý nghĩa thực tiễn cao nhưng ở Việt Nam cho đến nay, chưa có tác giả nào thực hiên. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:

1. Nghiên cứu mức xâm lấn của ung thư cổ tử cung giai đoạn IB- IIB (FIGO) qua chẩn đoán lâm sàng và chụp cộng hưởng từ (MRI) tại Bệnh viện K từ 2007 – 2009.

2. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân theo giai đoạn.

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan 4

1.1. Giải phẫu và giải phẫu bệnh 4

1.1.1. Giải phẫu bô máy sinh dục nữ 4

1.1.2. Xét nghiêm HPV 7

1.2. Chẩn đoán 8

1.2.1. Lâm sàng 9

1.2.2. Cận lâm sàng 10

1.2.3. Các phương pháp cận lâm sàng khác 21

1.2.4. Đánh giá giai đoạn bênh 23

1.3. Điều trị 26

1.3.1. Điều trị ung thư giai đoạn sớm 26

1.3.2. Điều trị UTCTC xâm lấn 27

1.4. Tình hình nghiên cứu UTCTC trong nước 34

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 35

2.1. Đối tượng nghiên cứu 35

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân 35

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 35

2.2. Phương pháp nghiên cứu 36

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36

2.2.2. Mẫu nghiên cứu 36

2.2.3. Kỹ thuật thu thập số liêu 36

2.2.4. Các bước tiến hành 37

2.3. Các biến số nghiên cứu 45

2.3.1. Biến số phụ thuộc 45

2.3.2. Biến độc lập 46

2.4. Phân tích số liệu và xử lý các yếu tố nhiễu 49

2.5. Hạn chế sai số trong nghiên cứu 50

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 51

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 53

3.1. Đặc điểm lâm sàng và xâm lấn của u 53

3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 53

3.1.2. Mức xâm lấn của u trước điều trị 57

3.1.3. Kết quả MRI 60

3.1.4. Giai đoạn bênh 66

3.1.5. Phương pháp điều trị 66

3.2. Kết quả điều trị 68

3.2.1. Kết quả gần 68

3.2.2. Kết quả xa sau điều trị 80

Chương 4: Bàn luận 91

4.1. Đặc điểm xâm lấn của u trên lâm sàng và MRI 91

4.1.1. Lâm sàng 91

4.1.2. Triệu chứng lâm sàng 93

4.1.3. Giai đoạn bệnh 106

4.1.4. Điều trị 108

4.2. Kết quả điều trị 110

4.2.1. Kết quả gần 110

4.2.2. Kết quả xa sau điều trị 117

Kết luận 123

Kiến nghị 125

Danh mục các công trình có liên quan đến luận án

Tài liệu tham khảo Phụ lục

Leave a Comment