NGHIÊN CỨU NGÃ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI

NGHIÊN CỨU NGÃ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC  NGHIÊN CỨU NGÃ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI.Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống, một tiến trình tự nhiên không thể đảo ngược. Tuổi cao dẫn đến các thay đổi về sinh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh, suy giảm các hoạt động chức năng với sự xuất hiện của các hội chứng lão khoa, dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [1]. Ngã là hội chứng lão khoa thường gặp với các hậu quả nghiêm trọng, đang trở thành gánh nặng cho sức khỏe tuổi già [2, 3]. Ngã đã được chứng minh là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh tật và tử vong ở người cao tuổi, đứng vị trí thứ 2 trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thương tích không chủ ý gây tử vong – sau tai nạn giao thông [4]. Có tới 30% đến 40% người trên 65 tuổi và khoảng 50% người từ 80 tuổi trở lên trong cộng đồng bị ngã hàng năm, một nửa số trường hợp đó có tái ngã, hầu hết cần các chăm sóc y tế [5].


Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa ngã là tình trạng người bệnh vô tình bị rơi xuống mặt đất, sàn nhà hoặc các mặt phẳng khác thấp hơn, không bao gồm các thay đổi tư thế một cách chủ động như ngả người xuống các đồ vật hoặc dựa lưng vào tường hoặc các vật dụng khác [6]. Ngã xảy ra do sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố nguy cơ nội tại và môi trường xung quanh. Tỷ lệ ngã tăng lên đáng kể cùng với sự hiện diện của số lượng các yếu tố nguy cơ đi kèm, tỷ lệ ngã tăng từ 8% khi không có yếu tố nguy cơ và lên tới 78% với 4 yếu tố nguy cơ trở lên [7]. Tỷ lệ ngã đang leo thang kéo theo sự gia tăng của các chấn thương liên quan với chi phí điều trị tốn kém đang trở thành một thách thức cho cộng đồng cần được giải quyết [8].
Tương tự như nhiều quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây [9], kéo theo đó là sự gia tăng bệnh tật và tỷ lệ ngã, đặt gánh nặng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và toàn xã hội. Các bệnh lý mạn tính cùng với việc sử dụng thuốc được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến ngã [10]. Người cao tuổi có bệnh đồng mắc cũng được chứng minh có nhiều khả năng bị chấn thương nghiêm trọng hơn khi bị ngã [11]. Bệnh viện Lão khoa Trung ương – nơi tiếp nhận phần lớn bệnh nhân cao tuổi với nhiều bệnh lý mắc kèm và sử dụng nhiều thuốc, nên việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của ngã trên những bệnh nhân có nguy cơ ngã cao này là vô cùng cần thiết.
Trong thực tế, ngã thường khó phát hiện khi thăm khám do cả nhân viên y tế và bệnh nhân đều ít đề cập đến vấn đề này, thậm chí có thể xem ngã như là vấn đề tất yếu của sự già hóa. Điều này thực sự đáng tiếc vì phần lớn các trường hợp ngã có thể phòng ngừa được bằng cách thực hiện các biện pháp can thiệp hợp lý, đặc biệt nhắm vào các trường hợp có nguy cơ ngã cao. Hiểu được các yếu tố nguy cơ của ngã cũng như các biến cố bất lợi sau ngã là điều kiện thiết yếu trong việc xây dựng các biện pháp dự phòng ngã đúng đắn phù hợp với thách thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong bối cảnh dân số già ngày càng gia tăng, từ đó giúp đưa ra các can thiệp hợp lý để ngăn ngừa thương tích nhằm duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển các nhà khoa học đã và đang tiến hành nhiều nghiên cứu về vấn đề này [12-14]. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu tại Việt Nam tìm hiểu về ngã còn hạn chế, đặc biệt còn thiếu các dữ liệu liên quan đến ngã trên đối tượng có nguy cơ cao như bệnh nhân ngoại trú cao tuổi với các bệnh mạn tính đi kèm hoặc đang sử dụng nhiều thuốc. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục đích:
1.    Tìm hiểu tỷ lệ ngã hiện mắc ở người bệnh cao tuổi khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
2.    Xác định tỷ lệ ngã mới trong trong 12 tháng theo dõi và các yếu tố nguy cơ ngã của những bệnh nhân trên.
3.    Mô tả đặc điểm ngã và các biến cố bất lợi của ngã ở người bệnh cao tuổi trong 12 tháng theo dõi.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Người cao tuổi và sự lão hóa    3
1.1.1.    Định nghĩa và phân loại người cao tuổi    3
1.1.2.    Tình hình già hóa dân số hiện nay    4
1.1.3.    Đặc điểm của quá trình lão hóa    4
1.1.4.    Ảnh hưởng của quá trình lão hóa đến ngã    6
1.2.    Tổng quan về ngã    6
1.2.1.    Khái niệm ngã    6
1.2.2.    Cơ chế bệnh sinh của ngã    7
1.2.3.    Tỷ lệ ngã ở người cao tuổi    8
1.2.4.    Các yếu tố nguy cơ ngã    9
1.2.5.    Một số yếu tố nguy cơ ngã ở bệnh nhân ngoại trú cao tuổi    18
1.2.6.    Đánh giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi    27
1.2.7.    Các biến cố bất lợi sau ngã    31
1.2.8.    Dự phòng ngã    34
1.3.    Các nghiên cứu liên quan đến ngã    38
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    42
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    42
2.1.1.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    42
2.1.2.    Tiêu    chuẩn loại trừ    42
2.2.    Thiết kế    nghiên cứu    42
2.3.    Cỡ mẫu    43
2.4.    Phương    pháp chọn mẫu    43
2.5.    Địa điểm, thời gian nghiên cứu    44
2.6.    Phương pháp và công cụ thu thập thông tin    44
2.6.1.    Cách thức thu thập thông tin cho từng mục tiêu nghiên cứu    44
2.6.2.    Các bước tiến hành để thu thập thông tin    46
2.7.    Các biến số nghiên cứu    50
2.7.1.    Ngã    50
2.7.2.    Các đặc điểm nhân khẩu học    51
2.7.3.    Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể, chức năng vận động và giữ thăng bằng .. 51
2.7.4.    Các bệnh lý mắc kèm    52
2.7.5.    Các hội chứng lão khoa và tình trạng sợ ngã    53
2.7.6.    Vấn đề sử dụng thuốc và uống rượu    56
2.7.7.    Đặc điểm ngã và các biến cố bất lợi của ngã    57
2.8.    Quy trình nghiên cứu    58
2.9.    Phân tích và xử lý số liệu    59
2.9.1.    Quản lý dữ liệu    59
2.9.2.    Mô tả đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và xác định tỷ lệ ngã
hiện mắc ở người bệnh cao tuổi    59
2.9.3.    Xác định tỷ lệ ngã mới trong 12 tháng theo dõi và các yếu tố
nguy cơ ngã trên người bệnh cao tuổi    59
2.9.4.    Mô tả đặc điểm ngã và các biến cố bất lợi của ngã ở người bệnh
cao tuổi trong 12 tháng theo dõi    60
2.9.5.    Khống chế sai số    61
2.10.    Khía cạnh đạo đức của đề tài    62
Chương 3. KẾT QUẢ    63
3.1.    Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu    63
3.2.    Tỷ lệ ngã hiện mắc của người bệnh cao tuổi    68
3.3.    Tỷ lệ ngã mới và các yếu tố nguy cơ ngã ở người bệnh cao tuổi trong
12 tháng theo dõi    74
3.3.1.    Tỷ lệ ngã mới và các yếu tố nguy cơ ngã ở người bệnh cao tuổi … 74
3.3.2.    Tỷ lệ tái ngã và các yếu tố nguy cơ tái ngã ở bệnh nhân cao tuổi .. 83
3.4.    Đặc điểm ngã và các biến cố bất lợi của ngã ở bệnh nhân cao tuổi    90
3.4.1.    Đặc điểm ngã    90
3.4.2.    Các biến cố bất lợi xảy ra sau ngã    93
Chương 4. BÀN LUẬN    100
4.1.    Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu    100
4.2.    Tỷ lệ ngã hiện mắc ở người bệnh cao tuổi    103
4.3.    Tỷ lệ ngã mới và các yếu tố nguy cơ ngã trên người bệnh cao tuổi
trong 12 tháng theo dõi    111
4.3.1.    Tỷ lệ ngã mới của người bệnh cao tuổi trong 12 tháng theo dõi .. 111
4.3.2.    Các yếu tố nguy cơ ngã ở người bệnh cao tuổi    113
4.4.    Đặc điểm ngã và các biến cố bất lợi của ngã ở bệnh nhân cao tuổi … 132
4.4.1.    Đặc điểm ngã    132
4.4.2.    Các biến cố bất lợi sau ngã    135
4.5.    Điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu    139
KẾT LUẬN    141
KHUYẾN NGHỊ    143
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.    Sai số và khống chế sai số    61
Bảng 3.1.    Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu    63
Bảng 3.2. Đặc điểm BMI, chức năng vận động và giữ thăng bằng của
mẫu nghiên cứu    64
Bảng 3.3.    Đặc điểm bệnh lý đồng mắc của mẫu nghiên cứu    65
Bảng 3.4.    Đặc điểm hội chứng lão của mẫu nghiên cứu    66
Bảng 3.5. Đặc điểm về tình trạng sử dụng thuốc và lạm dụng rượu của
mẫu nghiên cứu    67
Bảng 3.6. Tỷ lệ ngã mới và mối liên quan với các yếu tố nhân khẩu học
qua phân tích đơn biến    76
Bảng 3.7. Tỷ lệ ngã mới và mối liên quan với BMI, tiền sử ngã, chức
năng vận động và giữ thăng bằng qua phân tích đơn biến    77
Bảng 3.8. Tỷ lệ ngã mới và mối liên quan với các bệnh đồng mắc qua
phân tích đơn biến    78
Bảng 3.9. Tỷ lệ ngã mới và mối liên quan với các hội chứng lão khoa
qua phân tích đơn biến    79
Bảng 3.10. Tỷ lệ ngã mới và mối liên quan với thuốc sử dụng và tình
trạng lạm dụng rượu qua phân tích đơn biến    80
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với ngã trong 12 tháng
theo dõi qua phân tích đa biến    81
Bảng 3.12. Tỷ lệ tái ngã và mối liên quan với các yếu tố nhân khẩu học
qua phân tích đơn biến    83
Bảng 3.13. Tỷ lệ tái ngã và mối liên quan với BMI, tiền sử ngã, chức năng
vận động và giữ thăng bằng qua phân tích đơn biến    84
Bảng 3.14. Tỷ lệ tái ngã và mối liên quan với các bệnh đồng mắc qua
phân tích đơn biến    85
Bảng 3.15. Tỷ lệ tái ngã và mối liên quan với các hội chứng lão khoa và tình trạng sợ ngã qua phân tích đơn biến    86
Bảng 3.16. Tỷ lệ tái ngã và mối liên quan với tình trạng sử dụng thuốc và
lạm dụng rượu qua phân tích    đơn biến    87
Bảng 3.17.    Vị trí và hoàn cảnh ngã phân    bố theo giới tính    90
Bảng 3.18.    Các vấn đề bất lợi xảy ra sau    ngã theo giới tính    93
Bảng 3.19.    Các vấn đề bất lợi xảy ra sau    ngã theo số lần ngã    95
Bảng 3.20.    Đánh giá chấn thương sau ngã    theo các vấn đề nhân khẩu học    96
Bảng 3.21. Đánh giá chấn thương sau ngã theo bệnh lý mắc kèm và thuốc
sử dụng    97
Bảng 3.22. Đánh giá chấn thương sau ngã theo hội chứng lão khoa đi kèm, tình trạng sợ ngã, khả năng di chuyển và thăng bằng    98
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa các đặc điểm đi kèm với chấn thương sau
ngã qua phân tích hồi quy đa biến    99 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ ngã của người bệnh cao tuổi trong 12 tháng trước khi tham gia nghiên cứu    68
Biểu đồ 3.2.    Sự phân bố ngã theo nhóm tuổi và giới tính    69
Biểu đồ 3.3.    Tỷ lệ ngã hiện mắc theo các đặc điểm nhân khẩu học    69
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ ngã hiện mắc theo BMI, chức năng vận động và giữ thăng bằng    70
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ ngã hiện mắc trên người cao tuổi có hoặc không có bệnh kèm theo    71
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ngã hiện mắc trên người cao tuổi có hoặc không có hội chứng lão khoa và tình trạng sợ ngã đi kèm    72
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ ngã hiện mắc trên người cao tuổi có hoặc không sử dụng thuốc và lạm dụng rượu    73
Biểu đồ 3.8.    Tỷ lệ ngã mới trong 12 tháng    theo dõi    74
Biểu đồ 3.9.    Tỷ lệ ngã mới trong nhóm có    và không    có    tiền    sử ngã    74
Biểu đồ 3.10.    Sự phân bố số lần ngã mới    trong 12    tháng    theo    dõi theo
giới tính và nhóm tuổi    75
Biểu đồ 3.11.    Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tái    ngã trong 12
tháng theo dõi qua phân tích hồi quy đa biến    88
Biểu đồ 3.12.    Vị trí ngã phân bố theo nhóm tuổi    91
Biểu đồ 3.13.    Hoàn cảnh ngã phân bố theo nhóm tuổi    92
Biểu đồ 3.14.    Các vấn đề bất lợi xảy ra sau ngã theo nhóm tuổi    94 
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.    Bài kiểm tra chức năng với    30
Hình 1.2.    Bài tập giữ thăng bằng    35
Hình 1.3.    Bài tập cải thiện sức mạnh của    chi    trên và chi dưới    35
Hình 2.1.    Bài kiểm tra đi bộ 4m    48
Hình 2.2.    Bài kiểm tra thời gian đứng    dậy và đi    49
Hình 2.3. Máy đo cơ lực tay Jamar TM Hidraulic Hand Dynamometer 5030 J1    53
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố chính quyết định tình trạng sức khỏe người cao tuổi    5
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu    58 

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment