Nghiên cứu ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc đái tháo đường thai kỳ và bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị

Nghiên cứu ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc đái tháo đường thai kỳ và bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị

Luận án Nghiên cứu ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc đái tháo đường thai kỳ và bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị.Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá đang có tốc độ phát triển nhanh. Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một thể đặc biệt của đái tháo đường. Tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ thay đoi từ 1-14% ở các thai phụ. Bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng nhất là ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam[2],[18],[20],[24].

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được chan đoán và điều trị sẽ gây nhiều tai biến cho cả mẹ và thai nhi như tiền sản giật, thai chết lưu, sảy thai, hội chứng suy hô hấp cấp và tử vong chu sinh…[50],[53],[95],[102], [105]. Vì vậy, để đảm bảo cho các thai phụ ĐTĐTK mang thai thành công và có được hạnh phúc làm mẹ thì vấn đề chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Trên thế giới, bệnh đái tháo đường trong thời gian mang thai đã và đang là vấn đề được nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu. Chẩn đoán ĐTĐTK thường theo trình tự: bước 1 sàng lọc thai phụ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) với 50g glucose, nếu sàng lọc dương tính thì sẽ chuyển sang bước 2 chẩn đoán xác định bằng NPDNG với 75g glucose. Ớ phần lớn các nước châu Âu và Mỹ, nơi mà nền kinh tế phát triển, thì việc áp dụng các nghiệm pháp dung nạp glucose để sàng lọc ĐTĐTK được thực hiện cho tất cả các thai phụ. Tuy vậy nhiều tác giả vẫn thấy rằng thực hiện các NPDNG để sàng lọc còn phức tạp, dễ gây nhầm lẫn với NPDNG để chan đoán, giá thành cao và mất thời gian. Chính vì vậy mà một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu xác định ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc ĐTĐTK thay cho NPDNG [27], [110],[115],[145]. Bên cạnh đó các tác giả thừa nhận việc điều trị ĐTĐTK cần mục tiêu kiểm soát glucose máu chặt chẽ hơn, áp dụng chế độ ăn và thuốc hợp lý. Chính việc áp dụng sàng lọc chan đoán kịp thời, điều trị đái tháo đường đúng đã đem lại kết quả mang thai thành công cho các thai phụ ĐTĐTK, giảm hẳn các tỉ lệ tai biến cho mẹ và cho thai[86],[102],[105].

Tại Việt Nam, những năm gần đây ĐTĐTK cũng bắt đầu được các tác giả quan tâm. Năm 2000, Nguyễn Thị Kim Chi và cộng sự nghiên cứu xác định tỉ lệ ĐTĐTK tại bệnh viện phụ sản Hà Nội là 3,6%[6]. Năm 2002-2004, Tạ Văn Bình và cộng sự nghiên cứu tại 2 bệnh viện Phụ Sản Trung ương và bệnh viện Phụ sản Hà Nội thấy tỉ lệ ĐTĐTK đã tăng lên đáng kể là 5,7%[5]. Cả hai nghiên cứu này đều sàng lọc ĐTĐTK cho các thai phụ vào tuần thứ 24-28 của thai kỳ, sẽ không phát hiện được sớm và điều trị kịp thời ĐTĐTK cho các thai phụ ở nhóm nguy cơ cao để tránh tai biến cho mẹ và thai nhi. Hơn nữa, cả hai nghiên cứu này, các thai phụ đều phải sàng lọc ĐTĐTK bằng NPDNG. Trong hoàn cảnh kinh tế Việt Nam còn nghèo và trong điều kiện chỉ một số phòng XN tại các bệnh viện trung ương mới làm nghiệm pháp này thì việc áp dụng rộng rãi sàng lọc ĐTĐTK cho tất cả các thai phụ dựa vào NPDNG là khó có thể thực hiện được trên thực tế. Chính vì vậy mà sau khi các nghiên cứu dịch tễ trên kết thúc thì hầu hết các thai phụ ở Việt Nam đều không được sàng lọc ĐTĐTK. Trên thực tế, nhiều trường hợp chỉ khi glucose máu của thai phụ ĐTĐTK đã quá cao và có tai biến, họ mới được chuyển đến các bác sỹ chuyên khoa điều trị thì quá muộn, và đã có những tai biến đáng tiếc xảy ra.

Trái lại, XN glucose máu lúc đói rất đơn giản, rẻ tiền, không mất thời gian và mọi phòng XN đều làm được. Do đó nghiên cứu ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc rộng rãi ĐTĐTK cho mọi thai phụ là hết sức cần thiết. Từ đó tôi đưa ra kiến nghị phác đồ thích hợp cho sàng lọc ĐTĐTK để có thể áp dụng rộng rãi tại các phòng khám sản của Việt Nam. Ngoài ra tôi chưa thấy có nghiên cứu nào về điều trị ĐTĐTK ở Việt nam được công bố. Trên thực tế tại các chuyên khoa điều trị ĐTĐ của Việt nam chưa có phác đồ điều trị và theo dõi ĐTĐTK, khiến các nhà nội tiết và sản khoa rất lúng túng trong việc sử trí, theo dõi thai phụ ĐTĐTK. Và thực tế đã có không ít tai biến đáng tiếc xảy ra. Vì vậy tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:

1. Xác định tần suất ĐTĐTK của các thai phụ được quản lý thai tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương và Khoa sản bệnh viện Bạch mai.

2.  Xác định ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc ĐTĐTK cho các thai phụ.

3. Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị ĐTĐTK.

MỤC LỤC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 4

1.1. Định nghĩa ĐTĐTK 4

1.2. Điểm qua lịch sử phát hiện, nghiên cứu chẩn ĐTĐTK 4

1.3. Tình hình bệnh ĐTĐTK trên thế giới 5

1.4. Chuyển hóa ở thai phụ bình thường 6

1.4.1. Chuyển hóa carbohydrate 6

1.4.2. Chuyển hóa lipid 10

1.4.3. Chuyển hóa protein 11

1.5. Sinh lý bệnh của ĐTĐTK 12

1.6. Các yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐTK 21

1.7. Hậu quả của ĐTĐTK 22

1.8. Chẩn đoán ĐTĐTK 29

1.7.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK 29

1.7.2. Sàng lọc ĐTĐTK 31

1.7.3. Thời điểm chẩn đoán ĐTĐTK 33

1.9. Điều trị ĐTĐTK 34

1.10. Các nghiên cứu về ĐTĐTK ở Việt Nam 44

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

2.1. Đối tượng nghiên cứu 46

2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 46

2.3. Phương pháp nghiên cứu 46

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 47

2.3.2. Cỡ mẫu 47

2.3.3. Quy trình nghiên cứu 47

2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 54

2.3.5. Các công cụ, phương tiện, trang thiết bị cho thu thập số liệu nghiên

cứu 57

2.4. Xử lý và phân tích số liệu 59

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu tham gia sàng lọc ĐTĐTK 62

3.2. Tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ 65

3.3. Giá trị của các ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc đái tháo 68

đường thai kỳ

3.4. Hiệu quả điều trị đái tháo đường thai kỳ 72

Chương 4. BÀN LUẬN 92

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu tham gia sàng lọc ĐTĐTK 92

4.2. Tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ 94

4.3. Giá trị của các ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc đái tháo

đường thai kỳ 99

4.4. Hiệu quả điều trị đái tháo đường thai kỳ 104

KẾT LUẬN 131

KIẾN NGHỊ  132

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐƯỢC CÔNG BỐ PHỤ LỤC

MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

Leave a Comment