Nghiên cứu nguyên nhân bỏ cuộc và tác dụng dụng phụ không mong muốn của thuốc tiêm tránh thai ở phụ nữ huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế
Mô tả các yếu tố liên quan đến việc bỏ cuộc thuốc tiêm tránh thai. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu định lượng và định tính, thiết kế mô tả cắt ngang, tiến hành phỏng vấn 525 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15 – 49 tuổi đã và đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai từ 01/07/2006 đến 31/06/2009. Két quả: Lý do bỏ cuộc của 97 đối tượng (18,5%) thay đổi rất lớn, với nhiều lý do. Lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là do tác dụng phụ của thuốc tiêm ảnh hưởng lên sức khỏe. Một số yếu tố liên quan đến bỏ cuộc thuốc tiêm tránh thai Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05): chồng thiếu quan tâm ủng hộ thì tỷ lệ bỏ cuộc càng cao; Mức độ tác dụng phụ càng nặng thì tỷ lệ bỏ cuộc càng cao. Tỷ lệ bỏ cuộc càng thấp khi khoảng cách từ nhà đến điểm cung cấp dịch vụ càng gần. Khó khăn về giao tiếp khi tiêm thuốc làm tăng tỷ lệ bỏ cuộc. Thời gian chờ đợi lâu làm tăng tỷ lệ bỏ cuộc. Đối tượng không được đáp ứng dịch vụ kịp thời và được điều trị khi gặp tai biến tác dụng phụ thì tỷ lệ bỏ cuộc tăng. Két luận: Tỷ lệ bỏ cuộc thuốc tiêm tránh thai tại A Lưới là 18,5%. Lý do bỏ cuộc chiếm tỷ lệ cao nhất là do tác dụng phụ của thuốc tiêm ảnh hưởng lên sức khỏe. Một số yếu tố liên quan đến bỏ cuộc thuốc tiêm tránh thai (p < 0,05): Sự quan tâm của chồng, tác dụng phụ của thuốc tiêm tránh thai, khoảng cách từ nhà đến nơi cung cấp thuốc tiêm tránh thai, khó khăn về giao tiếp khi tiêm thuốc, thời gian chờ đợi và đáp ứng dịch vụ và tần suất cung cấp dịch vụ.
Thuốc tiêm tránh thai bắt đầu đưa vào sử dụng trong chương trình Dân số – Kế hoạch hóa gia đình ở nước ta từ năm 1996 và bắt đầu triển khai rộng rãi từ năm 2000. Thuốc tiêm tránh thai có hiệu quả ngừa thai rất cao. Tuy nhiên, một nhược điểm của thuốc tiêm tránh thai là tỷ lệ bỏ cuộc cao do nhiều nguyên nhân: rong kinh, rong huyết, vô kinh và tác dụng phụ, việc cung cấp dịch vụ thuốc còn khó khăn ở một số địa phương.
Theo báo cáo kết quả qua 5 năm triển khai mở rộng thuốc tiêm tránh thai tại Việt Nam thì tỷ lệ bỏ cuộc và tác dụng phụ cao nhất trong các biện pháp tránh thai.
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đầu tiên triển khai thuốc tiêm tránh thai. Tuy nhiên, hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện A Lưới nói riêng chưa có một nghiên cứu toàn diện về tình hình sử dụng thuốc tiêm tránh thai.
Chính vì vậy, trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình một cách thuận tiện, an toàn và gần dân đối với người sử dụng thuốc tiêm tránh thai, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nguyên nhân bỏ cuộc và tác dụng dụng phụ không mong muốn của thuốc tiêm tránh thai ở phụ nữ huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2009” với mục tiêu mô tả các yếu tố liên quan đến việc bỏ cuộc thuốc tiêm tránh thai.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích