NGHIÊN CÚU NGUYÊN NHÂN, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SẸO HẸP THANH – KHÍ QUAN MẮC PHẢI VÀ ĐÁNH GIA KẾT QUA ĐIỂU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

NGHIÊN CÚU NGUYÊN NHÂN, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SẸO HẸP THANH – KHÍ QUAN MẮC PHẢI VÀ ĐÁNH GIA KẾT QUA ĐIỂU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

Sẹo hẹp thanh khí quản là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau và đã đặt ra nhiều vấn đề phức tạp trong điều trị. Trên thế giới vào đầu thế kỷ XX, phần lớn sẹo hẹp thanh khí quản mắc phải là do di chứng của nhiễm trùng như giang mai, bạch hầu, lao. Đến năm 1965 McDonald và Stocks là những người đầu tiên đề xuất ra việc sử dụng ống nôi khí quản có bóng trong hồi sức cấp cứu nôi khoa, làm cho tỷ lệ sẹo hẹp thanh khí quản trở nên trầm trọng hơn. Sự gia tăng các phương tiện giao thông công công ở tất cả các quốc gia trên thế giới đã góp phần làm cho tỷ lệ chấn thương thanh khí quản tăng và kéo theo tỷ lệ biến chứng sẹo hẹp thanh khí quản cũng tăng theo.

Ở giữa thế kỷ XX, khi sẹo hẹp thanh khí quản đã trở thành “hiểm họa” dồn về các bác sĩ chuyên ngành tai mũi họng, thì nhiều nghiên cứu về vấn đề này được đặt ra. Các thông tin phản ảnh về nguyên nhân sẹo hẹp thanh khí quản đã được công bố rông rãi trên thế giới. Các nhà cấp cứu Nôi, Ngoại, Nhi khoa bắt đầu được cảnh báo. Từ đó đến nay kỹ thuật đặt ống nôi khí quản đã được cải tiến nhiều (chất liệu, kích thước ống nôi khí quản, …) nhằm hạn chế tỷ lệ sẹo hẹp thanh khí quản.

Việc điều trị sẹo hẹp thanh khí quản vẫn là vấn đề nan giải và cực kỳ khó khăn ở tất cả các quốc gia. Y văn thế giới đã đề cập nhiều đến phương pháp điều trị sẹo hẹp thanh khí quản song chưa có phương pháp nào hoàn thiện cho tất cả các bệnh nhân. Vì vậy, sẹo hẹp thanh khí quản luôn là đề tài được tranh luận ở hầu hết các hôi nghị chuyên ngành trong khu vực và quốc tế.da cho thương binh nặng và thu được một số thành công. Phạm Khánh Hoà [10] công bố một số trường hợp sẹo hẹp thanh khí quản do nguyên nhân đặt NKQ, MKQ và chấn thương được điều trị thành công bằng một số phương pháp nội soi, mở nong và cắt nối.

Tại Việt Nam, nhóm bênh nhân sẹo hẹp thanh khí quản ngày càng nhiều hơn. Việc sử dụng ống nội khí quản trong các phòng cấp cứu Nội, Ngoại, Nhi khoa là nguyên nhân chính gây nên sự gia tăng tỷ lệ mắc sẹo hẹp thanh khí quản. Tai nạn giao thông nghiêm trọng cũng góp phần gây nên rất nhiều ca chấn thương thanh khí quản. Việc xử lý không đúng và không kịp thời ở các cơ sở y tế làm cho tỷ lệ mắc sẹo hẹp thanh khí quản ngày càng gia tăng.

Việc điều trị sẹo hẹp thanh khí quản ở giai đoạn trước [10] tuy thu được những thành công bước đầu song còn gặp rất nhiều khó khăn về trang thiết bị, kỹ thuật cũng như kiến thức của thầy thuốc. Những sai lầm về chỉ định và chống chỉ định trong phẫu thuật có thể dẫn đến những thất bại đáng tiếc. Sự đa dạng về hình thái lâm sàng và cách thức điều trị được ghi nhận trong y văn cho thấy tính thiếu thống nhất trong đánh giá phương pháp điều trị tối ưu đối với vấn đề khó khăn này.

Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu nguyên nhân và cách điều trị phù hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng của sẹo hẹp thanh khí quản là yêu cầu đặt ra ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu sẹo hẹp thanh khí quản mắc phải, với các mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân của sẹo hẹp thanh khí quản mắc phải.

2. Đánh giá kết quả điều trị sẹo hẹp thanh khí quản tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

Ở Việt Nam, những năm đầu thế kỷ XX, sẹo hẹp thanh khí quản được nhắc đến do nguyên nhân vết thương chiến tranh và viêm nhiễm. Đặng Hiếu Trưng [36] đã công bố tài liệu xử lý sẹo hẹp thanh khí quản bằng cách tạo vạ

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỂ………………………………………………………………………………………..1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………………3

1.1. Lịch sử nghiên cứu sẹo hẹp thanh – khí quản……………………………..3

1.1.1. Vài nét về lịch sử phẫu thuật chỉnh hình sẹo hẹp thanh – khí quản………3

1.1.2. Nguyên nhân sẹo hẹp thanh – khí quản……………………………..4

1.1.3. Sự thay đổi về đô tuổi của sẹo hẹp thanh – khí quản……………5

1.1.4. Sự tiến bô của các phương pháp chỉnh hình sẹo hẹp thanh

– khí quản……………………………………………………………………………..5

1.2. Giải phẫu và sinh lý thanh – khí quản………………………………………..7

1.2.1. Giải phẫu Thanh quản…………………………………………………….7

1.2.2. Giải phẫu khí quản………………………………………………………10

1.2.3. Sinh lý thanh – khí quản………………………………………………..13

1.3. Nguyên nhân, bệnh học và lâm sàng của Sẹo hẹp thanh khí quản… 21

1.3.1. Khái niêm về sẹo hẹp thanh – khí quản……………………………21

1.3.2. Nguyên nhân, bênh học và lâm sàng của sẹo hẹp thanh – khí quản…. 21

CHUƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu………………………..43

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên Cứu…………………………..43

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………..43

2.1.2. Cơ sở – bênh viên nghiên cứu…………………………………………44

2.1.3. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………45

2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………45

2.2.1. Thiết kế’’ nghiên cứu……………………………………………………..45

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu……………………………………45

2.2.3. Biến số, nôi dung và các chỉ số nghiên cứu………………………46

2.2.4. Phương pháp và các bước tiến hành nghiên cứu………………..50

2.2.5. Phương pháp đánh giá kết quả sau điều trị SHTKQ…………..64

2.2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin……………………………………………68

2.2.7. Khống chế’’ sai số…………………………………………………………68

2.2.8. Xử lý số liêu……………………………………………………………….69

2.2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu…………………………………..69

CHƯƠNG 3: KET QUẢ NGHIÊN cứu……………………………………………………………..70

3.1. Nguyên nhân và Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng sẹo hẹp thanh –

khí quản của các đối tượng nghiên cứu…………………………………………..70

3.1.1. Một số đặc điểm về nhân khẩu học của bênh nhân

SHTKQ ……………………………………………………………………………… 70

3.1.2. Nguyên nhân và một số đặc điểm về lâm sàng của bênh

SHTKQ………………………………………………………………………………72

3.1.3. Đặc điểm mô bênh học của SHTKQ……………………………….75

3.1.4. Đặc điểm lâm sàng và hình thái của SHTKQ……………………75

3.2. Đánh giá kết quả điều trị SHTKQ tại bệnh viện Tai mũi họng

trung ương (từ 2002 – 2006)……………………………………………………………90

3.2.1. Phân bố bênh nhân sẹo hẹp thanh khí quản được điều trị

và không được điều trị…………………………………………………………..90

3.2.2. Đánh giá kết quả điều trị SHTKQ bằng các phương pháp

nội soi, mở nong, ghép sụn và cắt nối………………………………………90

3.2.3. Đánh giá kết quả điều trị sẹo hẹp thanh khí quản bằng các

phương pháp khách quan……………………………………………………..103

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………………………115

4.1. Về nguyên nhân và dịch tễ học lâm sàng SHTKQ………………….115

4.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của bênh nhân sẹo hẹp thanh – khí

quản………………………………………………………………………………….115

4.1.2. Nguyên nhân gây sẹo hẹp thanh – khí quản……………………117

4.1.3. Các triệu chứng lâm sàng và bênh toàn thân của bênh

nhân sẹo hẹp thanh – khí quản………………………………………………123
4.1.4. Đặc điểm lâm sàng và hình thái học của sẹo hẹp thanh -khí quản……………………………………………………………………………125

4.2. Về kết quả điều trị sẹo hẹp Thanh – khí quản…………………………137

4.2.1. Bênh nhân SHTKQ được điều trị và chưa được điều trị…….137

4.2.2. Phân bố bênh nhân trong các phương pháp điều trị khác nhau……138

4.2.3. Đánh giá kết quả điều trị bênh nhân sẹo hẹp thanh – khí quản……140

4.2.4. Kết quả của phẫu thuật mở-nong trong sẹo hẹp thanh – khí quản. .141

4.2.5. Kết quả của phương pháp ghép sụn……………………………….147

4.2.6. Kết quả của phương pháp cắt nối khí quản…………………….149

4.2.7. Biến chứng của các phương pháp điều trị sẹo hẹp thanh –

khí quản……………………………………………………………………………151

4.3. Đánh giá kết quả của phẫu thuật chỉnh hình Thanh – khí quản

bằng các phương pháp khách quan………………………………………………153

4.3.1. Đánh giá chức năng thông khí phổi sau phẫu thuật chỉnh

hình thanh – khí quản………………………………………………………….154

4.3.2. Về đánh giá phát âm sau điều trị sẹo hẹp thanh – khí

quản…………………………………………………………………………………159

KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………165

KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………………..167

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu ĐÃ ĐƯỢC CÔNG Bố

TÀI LIÊU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment