Nghiên cứu nhân lực hành nghề y, dược học cổ truyền tư nhân tại Hà Nội

Nghiên cứu nhân lực hành nghề y, dược học cổ truyền tư nhân tại Hà Nội

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong  sự phát triển của hành nghề (HN) y, dược học cổ
truyền (YDHCT) tư nhân (TN). Hà Nội có đội ngũ này rất đông đảo nhưng có nhiều bất cập cần nghiên cứu để phát triển. Mục tiêu:mô tả nguồn nhân lực tham gia HN YDHCTTN tạiHà Nội (cũ) năm 2007, tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm và nêu một số  kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực này.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:nghiên cứu ngang tại 6 quận huyện chọn đại diện cho Thành phố. Thảo luận nhóm với cán bộ quản lý HN YDHCTTN, phỏng vấn người HN, quan sát qua bảng kiểm đánh giá kỹ năng, thu thập số liệu thống kê.  Kết quả, kết luận:gần 90% người HN YDHCTTN là tư nhân hoàn toàn, gần 11% có trình độ đại họctrở lên, số HN không phép nhiều và không quản lý được. Kỹ năng thực hành châm cứu đạt yêu cầu: 64,7%; chỉ định bài thuốc cổ phương hợp lý: 71,1%; kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc YHCT đạt yêu cầu: 10,0%. Kiến nghị: nghiên cứu sâu để tìm các biện  pháp  quản  lý  được  tất  cả  người  HN;  đào  tạo  thêm  cho  người  HN  về  chỉ  định  bài  thuốc cổ phương, châm cứu, hướng dẫn sử dụng thuốc YHCT và giáo dục y đức, trách nhiệm cho đối tượng này.

Phát triển YDHCT là một chính sách lớn và ưutiên  của  Nhà  nước  nhằm  tăng  cường  chăm  sócsức khỏe (CSSK) nhân dân [1]. Trong đó phát triển nguồn nhân lực cho YHCT giữ vai trò quyết định. “ Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số  lượng, chất lượng và cơ cấu. Sắp xếp lại mạng lưới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển  ngành…“  là  một  trong  những  giải  pháp cơ bản  để  phát  triển  công  tác  y  tế  nói  chung  và YDHCT  nói  riêng  [2,  3].  YDHCTTN  từ  lâu  đã  được xác định là giữ vai trò rất quan trọng  trong hoạt  động  y  tế.  Khi  mà  khu  vực  y  tế  công  chưa đáp ứng được nhu cầu CSSK thì y tế tư nhân tạo ra sự tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ CSSK cho người
dân  nên  giảm  được  quá  tải  cho  các  cơ  sở  y  tế công  lập  [4].  Hà  Nội  là  một  địa  phương  có  đội ngũ  thầy  thuốc  HN  YDHCTTN  đông  đảo,  nhiều người giỏi. Tuy nhiên về chất lượng còn có những hạn chế, sự phân bố cũng chưa đồng đều giữa nội và  ngoại  thành,  công  tác  đào  tạo  còn  có  những bất  cập  [6]…  do  vậy  đã  tác  động  không  tốt tới CSSK  nhân  dân.  Để  có  bằng  chứng  khoa  học phục  vụ  cho  cải  thiện  nhân  lực  HN  YDHCTTN tại  Hà  Nội,  nghiên  cứu  này  được  tiến  hành  với mục tiêu:
1. Mô tả nguồn nhân lực tham gia hoạt động YDHCTTN tại Hà Nội (cũ) năm 2007.
2. Tìm hiểu một số ưu điểm và nhược điểm của nhân lực HN YDHCTTN trên đây, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực này

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment