NGHIÊN CỨU NHIỄM CANDIDA MÁU TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

NGHIÊN CỨU NHIỄM CANDIDA MÁU TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

NGHIÊN CỨU NHIỄM CANDIDA MÁU TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Phan Hồng Thắng1, Lê Quốc Thịnh1, Phùng Nguyễn Thế Nguyên2
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Candida spp là tác nhân thường gặp gây nhiễm khuẩn huyết bệnh viện, tỉ lệ tử vong hiện cao, nhóm C. non-albicans đang có xu hướng tăng, đặc biệt là sự đề kháng với nhóm azole. Chúng tôi khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh, tính kháng thuốc và kết quả điều trị trẻ nhiễm Candida spp máu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mô tả 32 trường hợp trẻ > 1 tháng nhiễm Candida spp máu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2019.

Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ là 1,4 với 58,1% trẻ nhũ nhi. Phân bố Candida spp tại các khoa lâm sàng: Hồi sức tích cực-Chống độc (25%), Hồi sức Ngoại (12,5%), Hồi sức sơ sinh (15,6%), Tiêu hóa (28,1%). Tỉ lệ dinh dưỡng tĩnh mạch, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm và phẫu thuật trước nhiễm nấm là 61,3%, 58,1%, 38,7%. Tại thời điểm nhiễm nấm, 40,6% trẻ thở máy, tỉ lệ sốc là 12,5%. Các biểu hiện cận lâm sàng thường gặp: thiếu máu (71,9%), giảm tiểu cầu (46,9%), tăng CRP (78,1%). Phân lập tác nhân: C. parapsilosis (37,5%), C. albicans (28,1%), C. tropicalis (21,8%), C. guilliermondii (6,3%), C. glabrata (3,1%) và C. intermedia (3,1%). Tỉ lệ tử vong là 43,8%.

Kết luận: C. non-albicans là tác nhân chiếm ưu thế. Tỉ lệ tử vong cao nên cần xem xét điều trị kháng nấm khi có yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng nhiễm Candida spp máu.

Candida spp là tác nhân thường gặp gây nhiễm khuẩn huyết bệnh viện với tỉ lệ nhiễm có xu hướng tăng ở trẻ em. Tại Hoa kỳ, Candida spp là nguyên nhân đứng hàng thứ 4 trong các trường hợp nhiễm khuẩn máu bệnh viện(1). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy đây là một bệnh lí có tỉ lệ tử vong cao từ 30- 60%(2,3), tỉ lệ này có thể tăng hơn nữa tại các đơn vị hồi sức.

NGHIÊN CỨU NHIỄM CANDIDA MÁU TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Leave a Comment