Nghiên cứu nhiễm khuẩn tiết niệu-sinh dục dưới với dọa đẻ non, đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp

Nghiên cứu nhiễm khuẩn tiết niệu-sinh dục dưới với dọa đẻ non, đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp

Luận văn y học Nghiên cứu nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục dưới với dọa đẻ non, đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp.Dọa đẻ non và đẻ non  đang là một thách thức lớn của Sản khoa hiện đại từ những nước chậm phát triển đến ngay cả những nước có nền y tế tiên tiến nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2012, số trẻ đẻ non tại Ấn Độ là 3.519.100. Trung Quốc là 1.172.300 Và ngay tại Hoa Kỳ, một nước có nền y học hiện đại nhất thế giới cũng có tới 517.400 trẻ đẻ non. Cũng theo TCYTTG, ước tính có khoảng 20% trẻ đẻ non trong thập kỷ vừa qua. Trong những năm gần đây, tỷ lệ đẻ non tăng lên một cách đáng kể và có đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm tới.  Tại Pháp từ năm 1999 đến 2003 tăng lên 15%, tại Mỹ tăng 33% từ năm 1981 đến 2004 [1]. Các nghiên cứu từ 2001 đến 2004, tỷ lệ đẻ non từ 6,8 đên 10,3% những trường hợp đẻ tại Bệnh viện phụ sản trung ương.

Đẻ non không chỉ để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội về chăm sóc y tế trong quá trình thai nghén và sinh đẻ mà trẻ đẻ non bị nhiều ảnh hưởng do quá trình phát triển chưa hoàn thiện trong tử cung cho nên ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần. Với những trẻ đẻ non sống sót được trong quá trình phát triển sẽ xuất hiện những vấn đề sức khỏe có liên quan đến đẻ non tăng. Khoảng 50% trẻ bị bại não có tiền sử đẻ rất non. Những vấn đề về thị giác chiếm tới 17% ở những trẻ có cân nặng dưới 1500g và đương nhiên trẻ có chỉ số IQ rất thấp trong quá trình phát triển [2], [3]. Theo The National Academies, tại Hoa Kỳ, chi phí chung cho đẻ non là 26,6 triệu USD, và mỗi trường hợp đẻ non chi phí hết 51.500 USD. Vì vậy cần phải tìm được những yếu tố để xác định nguy cơ cao dọa đẻ non để điều trị sớm  giảm tỷ lệ đẻ non.
        Đã có nhiều nghiên cứu về DĐN và ĐN, tuy nhiên phần lớn các tác giả chỉ nghiên cứu mang nặng về tỷ lệ và lâm sàng mà ít chú trọng về bệnh căn bởi vì khó xác định rõ ràng được nguyên nhân. Mặt khác, có quá nhiều yếu tố liên quan đến đẻ non và dọa đẻ non nhưng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới dường như là một nguyên nhân thường gặp nhất trong bệnh cảnh gây tình trạng DĐN và ĐN. Một số tác giả nghiên cứu về nhiễm khuẩn trong thai kỳ đã đưa ra một số kết quả như Đinh Thu Hồng (2004) nghiên cứu về  nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở thai phụ trong 3 tháng cuối của thai kỳ tại BVPSTW, tỷ lệ là 65,7%. Phạm Bá Nha (2006) đưa ra một tỷ lệ khá cao về nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở thai  phụ có thai trong 3 tháng cuối: nhóm chứng (không đẻ non) là 70%, còn ở nhóm đẻ non là 92%. Như vậy minh chứng cho mối liên quan giữa nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới trong thời kỳ thai nghén tuy nhiên cho đến này cũng chỉ mới có vài tác giả nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới với đẻ non nhưng cũng còn nhiều vấn đề tranh cãi. 
Có một yếu tố liên quan mật thiết với nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới (NKĐSDD) về mối quan hệ về cấu tạo giải phẫu cũng như chức năng sinh lý đó là nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN), đặc biệt là trong thai kỳ nhưng hầu như chưa được đề cập đến vai trò đối với vấn đề DĐN và ĐN. Năm 2005, Ngô Thị Thùy Dương đưa ra tỷ lệ nhiễm khuẩn không có triệu chứng ở thai phụ khám thai tại BVPSTW là 6,54%. Nếu những thai phụ này không được điều trị sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với thai kỳ bởi vì theo Vương Tiến Hòa, ở Cộng hòa Pháp, có tới 5-10% phụ nữ có thai hoặc khi đẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong đó có từ 20 đến 40 % sẽ tiến triển thành viêm thận – bể thận cấp ảnh hưởng đến thai nghén [4]. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có một tác giả nào nghiên về kết hợp NKĐSDD cũng  như vai trò của một số mầm bệnh những mầm bệnh đối với DĐN và ĐN để phát hiện sớm và dự phòng. Vậy ảnh hưởng của NKDD và NKĐTN như thế nào đối với DĐN? Hiệu quả các biện pháp can thiệp như thế nào ở những thai phụ Nhiễm khuẩn đường niệu – dục để làm giảm tỷ lệ DĐN? Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục dưới với dọa đẻ non, đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp”.
Với 2 mục tiêu: 
1.    Mô tả các đặc điểm nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục dưới ở thai phụ có thai 3 tháng cuối dọa đẻ non.
2.    Đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp dọa đẻ non.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Trần Danh Cường (2014), Nghiên cứu giá trị tiên đoán đẻ non bằng sự kết hợp giữa chỉ số Bishop và độ dài cổ tử cung đo bằng siêu âm tại khoa Sản bệnh lý Bệnh viên Phụ Sản Trung Ương,  Tạp chí phụ sản – 12(2), 83-85, 2014.
2.    Mai Trọng Dũng (2004), Nghiên cứu tình hình đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1.2003 đến tháng 8.2004. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Bệnh viện. Đại học Y Hà Nội.
3.    Trần Quang Hiệp (2001), Nhận xét về tình hình đẻ non và một số yêu tố liên quan đến đẻ non tại Viện bảo vệ Bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 3 năm 1998 – 2000, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4.    Nguyễn Hoàng Đức (2011), Nhiễm trùng niệu ở phụ nữ có thai, Thời sự y học 03/2011, số 58.
5.    Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh (1997), “Khí Hư”, Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành; 216-226, Nhà xuất bản Y học.
6.    Lê Huy Chính (2003) “Các virus gây ung bướu”, Bài giảng Vi sinh Y học; 287-292. Bộ môn Vi sinh vật, Trường Đại học Y Hà Nội.
7.    Dương Thị Cương (1993), “Viêm đường sinh dục nữ”, Bách khoa thư bệnh học, tập II, 452-455.
8.    Nguyễn Việt Hùng (2002). “Thay đổi giải phẫu sinh lý ở phụ nữ có thai”, Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học; 36-51.
9.    Đoàn Tố Uyên (2001), Nghiên cứu sự thay đổi pH âm đạo trong các viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường gặp ở phụ nữ,  Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
10.     Bộ môn Ký sinh trùng (2001), “Trùng roi”, Ký sinh trùng Y học, 57 – 82, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.
11.     Đỗ Thị Thu Thủy (2001),  Nghiên cứu tình hình viêm đường sinh dục dưới ở thai phụ 3 tháng cuối, Luận Văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
12.     Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001) Nghiên cứu một số nguy cơ nhiềm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai tại Hà Nội năm 1998 – 2000 và đề xuất biện pháp phòng bệnh thích hợp, Luận án tiên sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
13.     Đinh Thị Hồng (2004), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở thai phụ trong 3 tháng cuối của thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản trung ương, Luận văn tốt nghiệp bắc sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
14.     Phạm Bá Nha (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của viêm đường sinh dục dưới đến đẻ non và phương pháp xử trí, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
15.    Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh (1997), “Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng trong khi cố thai”, Bài giảng phụ khoa cho các thầy thuốc thực hành; 87-117, Nhà xuất bản Y học.
16.    Bộ Y tế (2013), Quyết định số 4568/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, Bộ Y tế. 
17.     Dương Thị Cương, Trần Thị Phương Mai (1997), “Viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ Việt Nam: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chúng và hướng điều trị”, Hội nghị trao đối khoa học Việt Nam – Canada 10-1997.
18.     Nguyễn Thị Lan Hương (1996), Góp phần tìm hiểu nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ, Luẫn văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
19.     Phan Thị Kim Anh và công sự (1997), “Một số ký sinh và vi sinh gây nhiễm trùng đường sinh dục và lây lan theo đường sinh dục”, Nhiễm khuẩn và các vấn đề về sức khỏe sinh sản, Hội thảo về sức khỏe sản, Hà Nội 3.97.
20.     Đào Thị Thu Hiền (2004), Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại một số xã miền núi của tỉnh Quảng Trị: một số yêu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
21.     Nguyễn Năng Hải (2004), Nghiên cứu điều trị viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis ở phụ nữ có thai từ tuần 28 đến hết 37 tuần bằng Azithromycin, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
22.     Phan Thị Thu Nga (2004), Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở Phụ nữ đến khám tại Bệnh viện phụ sản Trung ương 2004 và một số yếu tố liên quan,  Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
23.     Nguyễn Hòa (2002), Đánh giá kết quả dùng Corticoids cho các sản phụ dọa đẻ non nhằm phòng suy hô hấp sơ sinh non tháng tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và trẻ Sơ sinh 2001 – 2002, Luận Văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
24.     Lê Thị Oanh, Nguyễn Văn Dịp (2000), Tìm hiểu các căn nguyên vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tình dục dưới ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, tính kháng thước kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh, kết quả bước đầu điều trị bằng CTK, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Y tế.
25.     Lê Thị Oanh (2003), “Đại cương vius”,  Bài giảng Vi sinh Y học; 42-57, Bộ môn Vi Sinh vật, Trường Đại học Y Hà Nội.
26.     Ngô Gia Hy (2000). Nhiễm trùng niệu. Bách khoa thư bệnh học tập 3. Nhà xuất bản từ điển bách khoa. Tr 301 – 312.
27.     Ngô Thùy Dương (2005), Tình hình nhiễm khuẩn tiết niệu không triệu chứng ở phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Luận văn tố nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
28.     Bộ Y tế (2009) Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế.
29.    
30.     Nguyễn Văn Phong (2003), Đánh giá hiệu quả của Salbutamol trong điều trị dọa đẻ non, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
31.     Nguyễn Việt Hùng (1999), “Đẻ non”, Bài giảng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học; 127-133.
32.     Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh (1997), “Chẩn đoán và xử trí dọa đẻ non”, Bài giảng phụ khoa cho các thầy thuốc thực hành;210-216, Nhà xuất bản Y học.
33.     Nguyễn Mạnh Trí (2003),  Nghiên cứu về độ dài cổ tử cung trong thời ký thai nghén. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
34.     Bệnh viện Phụ sản trung ương (2002), “Phác đồ điều trị”, Tài liệu lưu hành nội bộ Bệnh viện Phụ sản trung ương.
35.     Trần Chiến Thắng (2002),  Đánh giá hiệu quả của Salbutamol trong điều trị dọa đẻ non, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
36.     Phạm Hùng Vân (2006), Kỹ thuật lấy và làm xét nghiệm vi sinh lâm sàng các bệnh phẩm khác nhau, Nhà xuất bản y học P.101-105.
37.     Vương Tiến Hòa (2005), “Nhiễm khuẩn và thai nghén”. Sản khoa và sơ sinh. Nhà xuất bản y học, tr.254-260.
38.     McDonald H. M, O’ loughin J.A et al ( 1997), Impact of Metronidazol therapy on preterm birth in women with Bacterial vaginosis flora ( Gardnerella vaginalis ): A randomized, placebo controlled trial ”, British J Obst & Gynecol, ( 104) ;1391- 1397.
39.    Carey J. C et al (2005),” It a change in the vaginal flora associated with an increased risk of preterm birth”, Am J of Obstet & Gynecol, 192: 1341-1347.

 

Leave a Comment