Nghiên cứu nhu cầu khám chữa bệnh ung thư, chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan của người dân tại 10 tỉnh Việt Nam năm 2014

Nghiên cứu nhu cầu khám chữa bệnh ung thư, chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan của người dân tại 10 tỉnh Việt Nam năm 2014

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu nhu cầu khám chữa bệnh ung thư, chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan của người dân tại 10 tỉnh Việt Nam năm 2014.Nhu cầu là trạng thái cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được và cần được thỏa mãn. Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp. Theo Maslow nhu cầu cơ bản của con người gồm năm loại chính: nhu cầu về thể chất và sinh lý, nhu cầu an toàn và được bảo vệ, nhu cầu tình cảm và quan hệ, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện [1]. Khám chữa bệnh nói chung và khám chữa bệnh ung thư nói riêng là một dạng nhu cầu của con người.

Hiện nay, bệnh ung thư đã trở thành nguyên nhân đứng đầu gây tử vong trong nhóm bệnh không lây nhiễm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có hơn 12,7 triệu người mới mắc và trên 7,6 triệu chết do ung thư, trong đó gần 70% là ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ mắc ung thư đang có xu hướng gia tăng ở hầu hết các nước trên thế giới. Hiện tại trên thế giới có khoảng 20 triệu người đang sống chung với bệnh ung thư và nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời thì con số này sẽ lên tới 30 triệu người vào năm 2020 [2].
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 150.000 người mới mắc và 75.000 người tử vong do căn bệnh này [2]. Theo báo cáo ghi nhận ung thư năm 2010 của Dự án phòng chống một số bệnh nguy hiểm đối với cộng đồng (bệnh ung thư) thuộc Chương trình quốc gia giai đoạn 2008 – 2010 thì tỷ lệ mới mắc bệnh ung thư chung cho năm tăng từ 141,6/100.000 dân (năm 2000) lên
181,3/100.000 dân (năm 2010) và ở phụ nữ tăng từ 101,6/100.000 dân (năm 2000) lên 134,9/100.000 dân (năm 2010). Dự báo tới năm 2020 mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 ca mới mắc và 100.000 ca chết do ung thư. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế (CSYT) khám chữa bệnh ung thư tuyến tỉnh và tuyến trung ương [3]. Sự quá tải của các CSYT khám chữa bệnh ung thư cho thấy nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ung thư là rất cao. 
Kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy 80,0% bệnh nhân ung thư có các biểu hiện đau đớn, suy sụp tinh thần, đặc biệt là trong thời gian cuối của bệnh. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam năm 2010 cho thấy hầu hết bệnh nhân ung thư đều đau trong quá trình mắc bệnh ung thư và diễn biến tâm trạng khá bổ biến của bệnh nhân trong quá trình mắc bệnh là sợ hãi, lo lắng, suy giảm khát khao sống. Điều này cho thấy nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (chống đau, điều trị triệu chứng, hỗ trợ tinh thần,…) nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư là nhu cầu rất lớn và cần thiết được đáp ứng.
Việc xác định được nhu cầu KCB ung thư và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) cho bệnh nhân ung thư của bệnh nhân và người dân sẽ giúp cho ngành Ung thư Việt Nam đưa ra giải pháp tổng thể cho việc xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ phòng chống ung thư như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh cũng như năng lực của cán bộ trong ngành nhằm đáp ứng nhu cầu KCB của người dân. Cho đến nay chưa có một nghiên nào về nhu cầu KCB ung thư và nhu cầu CSGN cho bệnh nhân ung thư của người dân, vì vậy việc tiến hành “Nghiên cứu nhu cầu khám chữa bệnh ung thư, chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan của người dân tại 10 tỉnh Việt Nam năm 2014” là rất cần thiết.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.    Mô tả nhu cầu khám chữa bệnh ung thư và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư của người dân tại 10 tỉnh Việt Nam năm 2014.
2.    Xác định một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh ung thư và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư của người dân tại 10 tỉnh Việt Nam năm 2014. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu nhu cầu khám chữa bệnh ung thư, chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan của người dân tại 10 tỉnh Việt Nam năm 2014
1.    A.Maslow (2012), Thuyết nhu cầu của A.Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên, Tạp chí Nhà quản lý, 1.
2.    Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn và cộng sự (2012). Gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 1: 13-19.
3.    Bệnh viện K (2010). Báo cáo tổng kết Dự án quốc gia về phòng chống ung thư tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010.
5.    Trịnh Hữu Vách, Ngô Thị Thanh Thủy và cộng sự (2010). Nhu cầu truyền thông phòng chống ung thư cho cộng đồng tại Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 1: 129-137.
7.    Vũ Thu Hương, Nguyễn Tiến Dũng (2011). Cảnh báo xu hướng bệnh ung
thư trong tương lai [Truy cập ngày 26/12/2013],
8.    Ủy ban điều tra khắc phục hậu quả chất độc hóa học chiến tranh Việt Nam (2000), Kỷ yếu công trình: Các bệnh do các hoá chất chiến tranh, Xí nghiệp in Thuỷ Lợi.
9.    Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn và cộng sự (2010). Tình hình mắc ung thư tại Việt Nam qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004- 2008. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 1: 73-80.
10.    Nguyễn Bá Đức (2013). Nỗ lực phòng, chống bệnh ung thư 
11.    Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định số 108/2007/QĐ-TTg ngày 17/7/2007 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010.
13.    HealthBridge (2010). Báo cáo đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại Việt Nam.
14.    Bùi Diệu, Ngô Văn Toàn, Trần Thị Hảo, Hoàng Yến và cộng sự (2011). Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống ung thư tại một số tỉnh/thành phố năm 2011. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 1.
15.    Trường Đại học Y Hà Nội (2011). Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động truyền thông phòng chống ung thư trong chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2008 – 2010.
17.    Bộ Y tế (2006). Hướng dẫn Chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
21.    Trịnh Thị Ngọc, Phạm Thanh Thủy (2012). Chăm sóc giảm nhẹ nhu cầu cần thiết đối với người bệnh ung thư & AIDS. [Truy cập ngày 02/08/2014];
22.    Bộ Y tế (2006), Chăm sóc giảm nhẹ ở Việt Nam – Kết quả phân tích đánh giá nhanh thực trạng tại 5 tỉnh, thành phố.
27.    Hà Văn Giáp (2002). Mô tả tình hình cung ứng và sử dụng dịch vụ y tế tại một số xã huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Trường Đại học Y Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng.
28.    Bộ Y tế (2008), Báo cáo y tế Việt Nam 2006 công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình mới.
30.    Lưu Ngọc Hoạt (2008). Thống kê – Tin học ứng dụng trong nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
31.    Đại học Y Hà Nội (2008). Bài giảng Thống kê và Phương pháp nghiên cứu khoa học. Bộ môn Thống kê.
32.    Quốc Hội (2009). Luật khám, chữa bệnh, số 40/2009/QH12, ngày 23 tháng 11 năm 2009.
33.    Nguyễn Thanh Đạm (2010). Ung thư căn bệnh thế kỷ. Nhà xuất bản    Y học.
34.    Đại học Y Hà Nội (2007). Bài giảng ung thư học.
35.    Nguyễn Đình Dự (2007). Mô tả sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế   của người dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang năm 2007, Luận văn thạc sỹ    y tế công cộng. Trường đại học y tế công cộng Hà Nội. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng.
36.    Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp
dụng cho giai đoạn 2011-2015, 2011.
37.    Nguyễn Ngọc Hùng, Ngô Văn Toàn và cộng sự (2011). Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động truyền thông phòng chống ung thư trong chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2008 – 2010. Dự án Phòng chống ung thư Quốc gia, 2011: Trường Đại học Y Hà Nội.
38.    Bùi Diệu, Nguyễn Ngọc Hùng, Ngô Văn Toàn (2011). Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống ung thư tại một số tỉnh/thành phố năm 2011. Tạp chí Y học. 
39.    Nguyễn Ngọc Hùng, Ngô Văn Toàn và cộng sự (2011). Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động truyền thông phòng chống ung thư trong chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2008 – 2010. Trường Đại học Y Hà Nội.
40.    Health Bridge (2010). Báo cáo đánh giá nhu cầu truyền thông thay đổi hành vi liên quan phòng chống ung thư của người dân tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh.
43.    Bùi Diệu, Nguyễn Thị Hoài Nga (2010). Kết quả sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh giai đoạn 2008-2010. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 1: p. 152-156.
44.    Đặng Huy Quốc Thịnh (2012). Chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư tại nhà mô hình và giải pháp. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 2.
45.    HealthBridge (2010). Báo cáo đánh giá nhu cầu truyền thông thay đổi hành vi liên quan phòng chống ung thư của người dân tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh.
48.    Bùi Thị Hạnh (2012) . Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế – xã hội và các yếu tố đáp ứng điều trị, chăm sóc và kỳ thị tới tình trạng sức khỏe của trẻ em nhiễm HIV. Tạp chí Xã hội học, 1(117): p. 46-58.
49.    Lê Quang Vinh (2012). Kết quả sàng lọc phát hiện sớm UTCTC tại cộng đồng. Tạp chí Phụ Sản, 2(10).
50.    Trần Đăng Khoa (2013). Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2011. Trường đại học Y tế công cộng: Luận án Tiến sĩ. 
51.    Trịnh Văn Mạnh (2007). Thực trạng và một số yếu tố liên quan việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ở trạm y tế xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương năm 2007. Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng.
52.    Lương Ngọc Khuê (2006). Chăm sóc giảm nhẹ ở Việt Nam, kết quả phân tích đánh giá thực trạng tại 5 tỉnh thành phố, Bộ Y tế.
53.    Trương Thị Nhung (2013), Nhu cầu và hiệu quả chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân ung thư tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai, . Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 1: p. 407-411.
MỤC LỤC Nghiên cứu nhu cầu khám chữa bệnh ung thư, chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan của người dân tại 10 tỉnh Việt Nam năm 2014

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Dịch tễ học về tình hình mắc và phòng bệnh ung thư    3
1.1.1.    Tình hình mắc bệnh ung thư    3
1.1.2.    Hoạt động phòng bệnh ung thư    6
1.2.    Nhu cầu khám chữa bệnh ung thư và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh
nhân ung thư của người dân    9
1.2.1.    Nhu cầu khám chữa bệnh ung thư của người dân    9
1.2.2.    Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư của người dân …. 11
1.3.    Yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh ung thư và chăm sóc
giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư của người dân    16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    19
2.1.    Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu    19
2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu    19
2.1.2.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    19
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    24
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    24
2.2.2.    Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    24
2.2.3.    Nội dung/chỉ số nghiên cứu    27
2.2.4.    Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu    28
2.2.5.    Quản lý, xử lý và phân tích số liệu    28
2.2.6.    Nguy cơ sai số và khống chế sai số    29
2.2.7.    Đạo đức nghiên cứu    29
2.2.8.    Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu    30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    32
3.1.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    32
3.2.    Nhu cầu khám chữa bệnh ung thư và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân
ung thư của người dân    35 
3.2.1.    Nhu cầu khám chữa bệnh ung thư của người dân    35
3.2.2.    Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho bênh nhân ung thư của người dân …. 38
3.3.    Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh ung thư và chăm
sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư của người dân    42
3.3.1.    Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh ung thư của người
dân    42
3.3.2.    Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân
ung thư của người dân    45
Chương 4. BÀN LUẬN    50
4.1.    Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    50
4.2.    Nhu cầu khám chữa bệnh ung thư và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh
nhân ung thư của người dân    52
4.2.1.    Nhu cầu khám chữa bệnh ung thư của người dân    52
4.2.2.    Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư của người dân …. 54
4.3.    Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc giảm
nhẹ cho bệnh nhân ung thư của người dân    57
4.3.1.    Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh ung thư của người
dân    57
4.3.2.    Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân
ung thư của người dân    59
KẾT LUẬN    62
1.    Nhu cầu khám chữa bệnh ung thư và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân
ung thư của người dân    62
2.    Mối liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh ung thư và chăm sóc sức
khỏe cho bệnh nhân ung thư của người dân    62
KIẾN NGHỊ    64
TÀI LIỆU THAM KHẢO    65
PHỤ LỤC    65 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Số ca mới mắc ung thư ở Việt Nam dự kiến đến năm 2020     6
Bảng 2.1. Địa bàn nghiên cứu    20
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính, dân tộc, tôn giáo, tuổi và
trình độ học vấn    32
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp và kinh tế hộ gia đình
    33
Bảng 3.3. Tỷ lệ người dân biết và có nhu cầu khám sàng lọc ung thư    35
Bảng 3.4. Cơ sở y tế người dân lựa chọn khám sàng lọc ung thư    35
Bảng 3.5. Tỷ lệ người dân sẵn sàng chi trả cho dịch vụ KSL ung thư    37
Bảng 3.6. Tỷ lệ người dân đã từng tiếp xúc với bệnh nhân ung thư và có người
nhà bị ung thư    38
Bảng 3.7. Tỷ lệ người dân nghe/biết đến dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho
bệnh nhân ung thư    38
Bảng 3.8. Tỷ lệ người dân có nhu cầu cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ
cho bệnh nhân ung thư    39
Bảng 3.9. Tỷ lệ người dân biết các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ hiện có ở
địa phương    40
Bảng 3.10. Tỷ lệ người dân biết nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ
cho nhân ung thư bệnh    40
Bảng 3.11. Tỷ lệ người dân có nhu cầu chăm    sóc/hỗ    trợ    cho    bệnh nhân ung    thư
giai đoạn cuối    41
Bảng 3.12. Tỷ lệ người dân có    nhu cầu cung cấp dịch    vụ    giảm đau đến phút cuối
cho bệnh nhân ung thư    41 
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa giới tính và nhu cầu khám sàng lọc ung thư của
người dân    42
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tuổi và nhu cầu khám sàng lọc ung thư của
người dân    42
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và nhu cầu khám sàng lọc
ung thư của người dân    43
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và nhu cầu khám sàng lọc ung thư
của người dân    43
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kinh tế hộ gia đình và nhu cầu khám sàng lọc
ung thư của người dân    44
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nơi cư trú và nhu cầu khám sàng lọc ung thư
của người dân    44
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa giới tính và nhu cầu    chăm    sóc    giảm    nhẹ
và điều trị giảm đau đến phút cuối cho bệnh nhân ung thư    45
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tuổi và nhu cầu chăm sóc giảm    nhẹ    và    điều trị
giảm đau đến phút cuối cho bệnh nhân ung thư    45
Bảng 3. 21. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ
và điều trị giảm đau đến phút cuối cho bệnh nhân ung thư    46
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ
và điều trị giảm đau đến phút cuối cho bệnh nhân ung thư    47
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kinh tế hộ gia đình và nhu cầu chăm sóc
giảm nhẹ và điều trị giảm đau đến phút cuối cho bệnh nhân    ung thư    48
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa nơi cư trú và    nhu    cầu    chăm    sóc giảm nhẹ
và điều trị giảm đau đến phút cuối cho bệnh nhân ung thư    49 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số ca ung thư tử vong và mới mắc dự kiến đến năm 2020    4
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ địa điểm nghiên cứu    21 

 

Leave a Comment