Nghiên cứu nhu cầu và sự hài lòng của bệnh nhân về khám chữa bệnh tại các cơ sở điều trị ung thư ở Việt Nam năm 2014

Nghiên cứu nhu cầu và sự hài lòng của bệnh nhân về khám chữa bệnh tại các cơ sở điều trị ung thư ở Việt Nam năm 2014

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu nhu cầu và sự hài lòng của bệnh nhân về khám chữa bệnh tại các cơ sở điều trị ung thư ở Việt Nam năm 2014.Bệnh ung thư và sức khoẻ cộng đồng là những vấn đề ngày càng được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cũng như các nước trên thế giới, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng, đó thực sự là một gánh nặng đe dọa đến sự ổn định của một quốc gia. Theo tổ chức Thế giới ước tính mỗi năm trên toàn cầu có hơn 12,7 triệu người mới mắc và 7,6 triệu người chết do ung thư, trong đó 70% là ở các nước đang phát triển [1]. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư là cơ quan chuyên môn của WHO về bệnh ung thư, đã công bố “Báo cáo ung thư Thế giới 2014”. Báo cáo cho thấy gánh nặng ung thư đang phát triển với một tốc độ đáng báo động và nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện khẩn cấp các chiến lược phòng ngừa hiệu quả để kiềm chế căn bệnh này [2]. Theo thống kê mới nhất (ước tính từ số liệu thống kê từ 6 tỉnh là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ), tỉ lệ mới mắc chung của mọi ung thư ở Việt Nam sau 10 năm đã tăng gần 30%, lên tới 134,9/100.000 (nữ) – 181,3/100.000 (nam). Như vậy, riêng năm 2010, Việt Nam có tối thiểu 126.307 ca ung thư mới mắc ở cả 2 giới. Nếu cộng thêm với số bệnh nhân đã mắc tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 240.000 – 250.000 bệnh nhân bị ung thư đang điều trị. Số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam ngày càng gia tăng, năm 2000, tỷ lệ mắc chung của bệnh ung thư ở nam giới là 104/100.00 dân, ở nữ giới là 101/100.000, thì đến năm 2010 tỷ lệ này ở nam giới tăng đến 181/100.000 dân và ở nữ giới tăng đến 134/100.000 dân [3].
Theo nghiên cứu của Dự án phòng, chống một số bệnh nguy hiểm đối với cộng đồng (bệnh ung thư) thuộc Chương trình phòng chống ung thư quốc gia và Trường Đại học Y Hà Nội năm 2011-2012 cho thấy nhu cầu khám chữa bệnh ung thư của người dân ngày càng tăng, bên cạnh đó nhu cầu về phòng bệnh ung thư của người dân cũng ngày càng lớn [4].  

Hiện nay ngành Y tế Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng nhu cầu dịch vụ y tế ngày càng tăng nhưng nguồn lực y tế còn nhiều hạn chế. Đề án “Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020” với mục tiêu từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở hai khu vực khám bệnh và điều trị nội trú; phấn đấu không để người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện; trước mắt tập trung giải quyết giảm quá tải ở các chuyên khoa: ung bướu, ngoại – chấn thương, tim mạch, sản và nhi thuộc một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [5]. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu tổng thể nào về sử dụng dịch vụ, nhu cầu cung cấp thông tin và sự hài lòngvề khám chữa bệnh ung thư của bệnh nhân. Để đáp ứng nhu cầu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu nhu cầu và sự hài lòng của bệnh nhân về khám chữa bệnh tại các cơ sở điều trị ung thư ở Việt Nam năm 2014” nhằm hai mục tiêu sau:
1.    Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ và nhu cầu cung cấp thông tin về khám chữa bệnh của bệnh nhân ở 19 cơ sở điều trị ung thư tại Việt Nam năm 2014.
2.    Mô tả sự hài lòng của bệnh nhân trong khám chữa bệnh ở 19 cơ sở điều trị ung thư tại Việt Nam năm 2014. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu nhu cầu và sự hài lòng của bệnh nhân về khám chữa bệnh tại các cơ sở điều trị ung thư ở Việt Nam năm 2014
1.    Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn và cs (2012), Gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020. Tạp chí ung thư học Việt Nam, 2012.1: 13-20.
3.    Nguyễn Bá Đức, Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn và cs (2010), “Tình hình mắc ung thư tại Việt Nam năm 2010 qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004-2008”. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 2010.1: 73- 80.
4.    Trần Văn Thuấn (2010), Hội thảo Quốc gia về Phòng Chống ung thư lần thứ XV tại Thủ đô Hà Nội, ngày 7-8/10/2010.
5.    Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định số 92/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020.
12.    Bộ Y tế (2013), Bộ tiêu trí đánh giá chất lượng bệnh viện. 12/2013. 
46.    Bùi Diệu, Nguyễn Thị Hoài Nga (2012), Một số vấn đề cần được quan tâm để một đơn vị chẩn đoán và điều trị ung thư hoạt động có hiệu quả. Tạp chí ung thư học Việt Nam, số 2-2012: 9-11.
47.    Mai Trọng Khoa, Tình hình mắc bệnh ung thư trên thế giới và ở Việt
49.    Trần Văn Thuấn (2011), Báo cáo công tác phòng chống ung thư năm
2011.
50.    Bộ Y tế Việt Nam (2013), Báo cáo tổng quan chung tổng quan ngành y
tế 2013, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
51.    Trịnh Hữu Vách và cs (2010), Báo cáo đánh giá thực trạng cung cấp
dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu dân số & Sức khỏe nông thôn.
58.    Nguyễn Minh Hùng (2014), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh ung thư và gia đình người bệnh khi tham gia dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ của bệnh viện. Tạp chí Y Dược học Quân sự số phụ trương 2014: 41- 48.
59.    Chu Hùng Cường, Phạm Trí Dũng (2012), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, năm 2012. Y học thực hành (856), 2013.1, 5-8.
60.    Phùng Thị Hồng Hà, Trần Thị Thu Hiền (2012), Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba, Đồng Hới. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, 2012.3(72B): 75-84.
61.    Nguyễn Đức Thành (2013), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú tại các Bệnh viện tỉnh Hòa Bình. Y học thực hành, 2013.6(873).
62.    Trần Thị Thắm (2012), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú về chất lượng chăm sóc sức khỏe tại khối xạ Bệnh viện K năm 2012. Tạp chí ung thư học Việt Nam , 2012.2: 280-290.
63.    Trường Đại học Y Hà Nội (2008), Bài giảng Thống kê và Phương pháp nghiên cứu khoa học, Bộ môn Thống kê.
64.    Lưu Ngọc Hoạt (2008), Thống kê – Tin học ứng dụng trong nghiên cứu khoa học: Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 
65.    Bùi Diệu và cs (2010), Nhận xét cơ cấu bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện K giai đoạn 2005-2007. Tạp chí ung thư học Việt Nam, 2010.1: 57-61.
66.    Bùi Diệu, Nguyễn Thị Hoài Nga và cs (2012), Nhận xét cơ cấu bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện K giai đoạn 2007-2011. Tạp chí ung thư học Việt Nam, 2012.2: 13-16.
67.    Trung tâm nghiên cứu Dân số và sức khỏe nông thôn (2010), Báo cáo đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại Việt Nam, tài trợ bởi Heath Bridge Foundation of Canada, 2010.8:70.
68.    Nguyễn Đức Thành, Ngô Thị Thanh Thủy, Nguyễn Đức Hồng và cs (2010), Thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế, và TP Hồ Chí Minh, tạp chí ung thư học, 2010.1: 750-757.
69.    Đinh Trần Phương, Mai Trọng Khoa (2013), Nghiên cứu kiến thức, thái độ của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về việc cung cấp thông tin cho bệnh nhân ung thư, tạp chí ung thư Việt Nam, 2013.1: 412-418.
70.    Vũ Thị Phương và cs (2010), Khảo sát nhu cầu tư vấn của người bệnh ung thư tại Bệnh viện K, Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 2010.1: 790- 796.
71.    Nhóm nghiên cứu (2013), Đánh giá nhu cầu truyền thông phòng chống ung thư cho cộng đồng tại Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Tạp chí ung thư Việt Nam 2013.1: 88-94.
72.    Nguyễn Văn Xáng và cs (2013), Điều tra kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh ung thư trong cộng đồng dân cư tỉnh Khánh Hòa năm 2012, Tạp chí ung thư học Việt Nam, 2013.2: 29-35. 
73.    Trung tâm nghiên cứu Dân số và sức khỏe nông thôn (2010), Nhu cầu truyền thông phòng chống ung thư cho cộng đồng tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh, tài trợ bởi Heath Bridge Foundation of Canada, 8/2010.
74.    Bùi Đức Tùng và cs (2010), Báo cáo ghi nhận ung thư quần thể tại TP Hồ Chí Minh từ 2003-2006, Tạp chí ung thư học, 2010.1: 81-90.
75.    Lê Thanh Chiến, Nguyễn Văn Hưng, Phạm Văn Thao (2014), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về khám chữa bệnh tại một số bệnh viện đa khoa hạng I thuộc sở y tế TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Y – Dược học quân sự số phụ trương 2014: 35-43.
76.    Phan Thị Thanh Thủy, Hồ Thư, Nguyễn Văn Quang và cs (2012), Khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh nội trú tại bệnh viện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012.
77.    Phạm Thị Tân Mỹ và cs (2011), Khảo sát sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Vạn Ninh năm 2011.
 MỤC LỤC Nghiên cứu nhu cầu và sự hài lòng của bệnh nhân về khám chữa bệnh tại các cơ sở điều trị ung thư ở Việt Nam năm 2014

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Một số khái niệm cơ bản    3
1.1.1.    Khái niệm ung thư    3
1.1.2.    Nhu cầu và chăm sóc giảm nhẹ    3
1.1.3.    Sự hài lòng và dịch vụ y tế    5
1.2.    Nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân    6
1.3.    Sự hài lòng của bệnh nhân về các cơ sở y tế    15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    21
2.1.    Đối tượng nghiên cứu:    21
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu    21
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ:    21
2.2.    Địa điểm nghiên cứu    21
2.3.    Thời gian nghiên cứu    22
2.4.    Phương pháp nghiên cứu    22
2.4.1.    Thiết kế nghiên cứu    22
2.4.2.    Cỡ mẫu và cách chọn mẫu    23
2.4.3.    Các chỉ số trong nghiên cứu    25
2.4.4.    Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin    26
2.4.5.    Phân tích và xử lý số liệu    27
2.4.6.    Đạo đức trong nghiên cứu    27 
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    29
3.1.    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    29
3.2.    Thực trạng sử dụng dịch vụ và nhu cầu cung cấp thông tin về khám
chữa bệnh ung thư của bệnh nhân    34
3.2.1.    Thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ    34
3.2.2.    Nhu cầu cung cấp thông tin    37
3.3.    Sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú ung thư    39
Chương 4. BÀN LUẬN    46
4.1.    Thực trạng sử dụng dịch vụ và nhu cầu cung cấp thông tin về khám
chữa bệnh của bệnh nhân ở các cơ sở điều trị ung thư    46
4.1.1.    Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu    46
4.1.2 Thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ    47
4.1.3.    Nhu cầu cung cấp thông tin    50
4.2.    Sự hài lòng của bệnh nhân nội trú điều trị ung thư    53
KẾT LUẬN    58
1.    Thực trạng sử dụng dịch vụ và nhu cầu cung cấp thông tin về khám chữa
bệnh của bệnh nhân ở các cơ sở điều trị ung thư    58
1.1.    Thực trạng sử dụng dịch vụ    58
1.2.    Nhu cầu cung cấp thông tin    58
2.    Sự hài lòng của bệnh nhân nội trú điều trị tại các Bệnh viện Ung bướu,
Trung tâm/Khoa Ung bướu    58
KIẾN NGHỊ    60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC VIÉT TẮT
BN    : Bệnh nhân
BNUT    : Bệnh nhân ung thư
BV    : Bệnh viện
BYT    : Bộ Y tế
CBYT    : Cán bộ y tế
CSGN    : Chăm sóc giảm nhẹ
CSSK    : Chăm sóc sức khỏe
CSYT    : Cơ sở y tế
ĐHYHN    : Đại học Y Hà Nội
KCB    : Khám chữa bệnh
PCUT    : Phòng chống ung thư
TTPCUT    : Truyền thông phòng chống ung thư
TTUB    : Trung tâm ung bướu
TYT    : Trạm Y tế
UT    : Ung thư
YHCT    : Y học cổ truyền
WHO    : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
NGO    : Non – governmental organization (Tổ chức    phi chính
phủ)
QOL    : Quality of life (Chất lượng cuộc sống)
RCP    : Royal College of Physicans (Trường Đại học Y hoàng
gia) 
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới, dân tộc và tôn giáo    30
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân    31
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn    31
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp    32
Bảng 3.5. Cơ sở y tế bệnh nhân đến khám ung thư    34
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng dịch vụ chuyển tuyến    35
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng dịch vụ CSGN tại các cơ sở y tế    35
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu sử dụng các cơ sở y tế    36
chăm sóc giai đoạn cuối    36
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu cung cấp thông tin    37
về bệnh ung thư    37
Bảng 3.10. Các loại phương tiện truyền thông sẵn có ở địa phương    37
Bảng 3.11. Nội dung thông tin mà bệnh nhân mong muốn được cung cấp … 38
Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân nhận được các loại tờ rơi/sách nhỏ truyền thông
về bệnh ung thư    39
Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng về thông tin giáo dục truyền thông
PCUT hiện nay    39
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân nhận sự hỗ trợ tâm lý/tinh thần từ cán bộ y tế … 40
Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân nhận sự tư vấn của cán bộ y tế ở bệnh viện    40
Bảng 3.16 Mức độ hài lòng của bệnh nhân với hoạt động tư vấn    41
Bảng 3.17. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về cơ sở vật chất,    41
trang thiết bị của bệnh viện    41
Bảng 3.18. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về sự chăm sóc    42
của điều dưỡng    42
Bảng 3.19 Mức độ hài lòng của bệnh nhân về tinh thần thái độ    43
khám bệnh của bác sỹ    43 
Bảng 3.20. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về trình độ chuyên môn của các
bác sỹ      44
Bảng 3.21. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về mối quan hệ giữa các bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân trong cùng một phòng bệnh    45
Bảng 4.1. Phương tiện truyền thông sẵn có tại địa phương    51
Bảng 4.2. Thông tin bệnh nhân cần cung cấp    52
Bảng 4.3. Thông tin giáo dục truyền thông PCUT    53
Bảng 4.4. Tỷ lệ bệnh nhân nhận sự tư vấn của cán bộ y tế ở bệnh viện    54
Bảng 4.4. Mức độ hài lòng của bệnh nhân với hoạt động tư vấn    55 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi    29
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú    33 

 

Leave a Comment