Nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp có cơn đau thắt ngực không điển hình

Nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp có cơn đau thắt ngực không điển hình

Thuật ngữ Hội chứng mạch vành cấp bao gồm: NMCT cấp có ST chênh lên (hoặc có Q); NMCT cấp không có ST chênh lên (không Q); và ĐNKOĐ [30]. Hội chứng mạch vành cấp đã và đang là vấn đề nghiêm trọng ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới hội chứng mạch vành cấp do xơ vữa động mạch vành vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu nếu không được phát hiện và sử trí kịp thời, đồng thời cũng để lại nhiều hậu quả về kinh tế và xã hội [5], [9], [16], [17] ,[40].
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2004 trên toàn thế giới có 7,2 triệu người tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) chiếm 12,2% các nguyên nhân gây tử vong cho mọi lứa tuổi [83], [84]. Theo số liệu thống kê tại Mỹ, năm 2008 có khoảng gần 17 triệu bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành (ĐMV) trong đó số bệnh nhân bị NMCT khoảng 8 triệu người [49], [84].
Ở Việt Nam, trước đây tần xuất mắc hội chứng mạch vành cấp rất thấp, song những năm gần đây hội chứng mạch vành cấp có khuynh hướng tăng lên rõ rệt. Theo thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, trong 10 năm (từ 1980 – 1990) mới có 108 trường hợp NMCT vào viện [26], nhưng chỉ trong 5 năm (1/91 – 10/95) đã có 82 trường hợp vào viện vì nhồi máu cơ tim và riêng 10 tháng đầu năm 1995 đã có 31 bệnh nhân NMCT vào cấp cứu tại Viện Tim mạch [37]. Tỷ lệ bệnh này ngày càng tăng cao trong những năm gần đây. Ước tính, mỗi ngày Viện Tim mạch tiếp nhận khoảng 5, 6 trường hợp bị nhồi máu cơ tim, thường từ các cơ sở điều trị tuyến dưới chuyển lên [32]. Trong 10 năm, từ năm 1995 đến năm 2005, có 3.803 ca chụp động mạch vành; trong đó, có 1.835 ca được can thiệp [36].
Trong giai đoạn hiện nay, việc chẩn đoán và điều trị HCMVC đã đạt được nhiều tiến bộ, chúng ta có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán sớm HCMVC và sự ra đời của các đơn vị cấp cứu mạch vành (CCU), tiếp đến là thuốc tiêu huyết khối vào những năm 80 của thế kỷ trước và đặc biệt là phương pháp can thiệp động mạch vành qua da đã mở ra một bước tiến mới trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong từ trên 30% trước đây xuống còn 5% – 6,5% [22], [32].
Chẩn đoán HCMVC dựa vào khai thác lâm sàng, làm điện tâm đồ (ĐTĐ) thường quy, xét nghiệm định lượng các men tim, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh [22], [32] ….
Tuy nhiên, trong thực tế lâm sàng không ít bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng không điển hình hoặc thầm lặng gây khó khăn cho việc chẩn đoán cũng như bỏ sót, làm chậm trễ quá trình cấp cứu cho bệnh nhân. Mặt khác, những bệnh nhân có HCMVC có cơn đau thắt ngực không điển hình thường gặp ở những người cao tuổi, người có nhiều yếu tố nguy cơ và có nhiều bệnh phối hợp, do đó tỷ lệ tử vong và tỷ lệ gặp các biến cố tim mạch chính cao hơn.
Một số nghiên cứu ở nước ngoài đã cho thấy, hội chứng mạch vành cấp ở người cao tuổi và có hội chứng chuyển hóa như (tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp .) thì có một số đặc điểm riêng biệt như: tính chất đau thắt ngực không điển hình, thậm chí không đau ngực như ở người trẻ mà chỉ có biểu hiện mệt thỉu, vã mồ hôi … [61], [63], [64], [71], [76], [78], [81].
Nghiên cứu của Mark Francis C, sự phổ biến của bệnh tim thiếu máu cục bộ thầm lặng là khá cao. Nó đã được báo cáo rằng, trong số những trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ sống sót có tới 15% – 30% có đau ngực không điển hình, trong đó có 30% – 40% có ĐNKOĐ [70]. Sự lặp đi lặp lại của bệnh tim thiếu máu cục bộ thầm lặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một loạt các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chức năng tâm thu thất trái, rối loạn nhịp tim và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Hội chứng mạch vành cấp ở bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không điển hình thường nặng hơn và có nhiều bệnh phối hợp. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này, do đó với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong việc tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở những bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp mà có cơn đau thắt ngực không điển hình để góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán, tiên lượng, điều trị bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp có cơn đau thắt ngực không điển hình”.
Mục tiêu của đề tài là:
. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp có cơn đau thắt ngực không điển hình.
2. Đánh giá kết quả điều trị và tiên lượng sớm (30 ngày) ở nhóm bệnh nhân này đồng thời so sánh với nhóm bệnh nhân HCMVC có cơn đau thắt ngực điển hình.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    4
1.1    Tình hình mắc hội chứng mạch vành cấp trên thế giới và ở Việt Nam….4
1.1.1    Trên thế giới    4
1.1.2    Ở Việt Nam    4
1.2    Đại cương về HCMVC    6
1.2.1    Đặc điểm giải phẫu hê đông mạch    vành    6
1.2.2    Cách gọi tên động mạch vành theo    CASS     9
1.2.3    Sinh lý tuần hoàn vành     10
1.2.4    Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh trong nhồi máu cơ tim    10
1.2.5    Một số yếu tố nguy cơ của hội chứng mạch vành cấp     12
1.2.6    Chẩn đoán và điều trị hội chứng mạch vành cấp    16
1.2.7    Đặc điểm của NMCT không điển hình    31
1.2.8    Các biến chứng    32
1.2.9    Tiên lượng HCMVC dựa vào    34
1.2.10     Các nghiên cứu liên quan đến HCMVC có cơn đau thắt ngực không điển hình trên thế giới    36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    38
2.1    Địa điểm – thời gian và đối tượng nghiên cứu    38
2.1.1    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    38
2.1.2    Tiêu chuẩn loại trừ    39
2.2    Phương pháp nghiên cứu    40
2.2.1    Thiết kế nghiên cứu    40
2.2.2    Các bước tiến hành nghiên cứu    41
2.3    Các tiêu chí đánh giá    41
2.3.1    Lâm sàng    41
2.3.2    Cận lâm sàng    41
2.3.3    Các yếu tố nguy cơ    45
2.3.4    Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp    45
2.4 Xử lý số liệu    45
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    47
3.1    Tình hình chung về bệnh nhân    47
3.1.1    Đặc    điểm về tuổi    48
3.1.2    Đặc    điểm về giới    49
3.1.3    Đặc    điểm về nghề nghiệp    51
3.1.4    Đặc    điểm về thời gian nhập viện    52
3.1.5    Đặc    điểm về yếu tố nguy cơ    53
3.1.6    Đặc    điểm về thể trạng    54
3.2    Đặc điểm lâm sàng ở hai nhóm    55
3.3    Đặc điểm cận lâm sàng ở hai nhóm    58
3.4    Đặc điểm về kết quả điều trị và các biến cố tim mạch chính    67
Chương 4: BÀN LUẬN    71
4.1    Bàn luận về đặc điểm chung của bệnh    71
4.1.1    Đặc    điểm về tuổi và giới    71
4.1.2    Đặc    điểm về nghề nghiệp    72
4.1.3    Đặc    điểm về thời gian nhập viện    73
4.2    Bàn luận về tiền sử và một số yếu tố nguy cơ của hai nhóm    73
4.2.1    Tăng huyết áp    73
4.2.2    Hút thuốc lá    74
4.2.3    Đái tháo đường    75
4.2.4    BMI – Thể trạng    75
4.2.5    Rối loạn Lipid máu    76
4.3    Bàn luận về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hai    nhóm    78
4.3.1    Đặc điểm về một số triệu chứng cơ năng và thực thể ở hai nhóm…78
4.3.2    Đặc điểm về suy tim theo phân độ Killip    78
4.3.3    Đặc điểm về điện tâm đồ    78
4.3.4    Đặc điểm về siêu âm tim     80
4.3.5    Đặc điểm về kết quả chụp động mạch vành qua da    81
4.4    Bàn luận về kết quả điều trị và các biến cố tim mạch chính ở hai nhóm ….82
4.4.1    Đặc điểm về kết quả điều trị và biến cố tim mạch chính của    hai
nhóm trong quá trình nằm viện    82
4.4.2    Theo dõi diễn biến bệnh trong 30 ngày    83
4.4.3    Bàn luận về biến cố tim mạch chính của hai nhóm     84
KẾT LUẬN    85
KIẾN NGHỊ    87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment