Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Luận văn Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa Glucid mạn tính và là một bệnh thường gặp nhất trong các bệnh nội tiết. Đây là một trong 3 bệnh có tỷ lệ gia tăng nhanh nhất hiện nay (cùng với bệnh tim mạch, ung thư) [2]. Theo thông báo của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes Federation-IDF): Năm 1994 cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, năm 1995 có 135 triệu người mắc bệnh chiếm 4% dân số toàn cầu, năm 2000 có 151 triệu người, năm 2006 con số này đã là 246 triệu người, dự đoán năm 2010 có 246 triệu người mắc bệnh [2].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization-WHO) vào năm 2025 số bệnh nhân ĐTĐ trên toàn thế giới sẽ vào khoảng 300-330 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu. Còn theo Quỹ Đái tháo đường thế giới (World Deabetes Fund-WBF) sẽ có từ 300-339 triệu người [2].
Hiện nay, mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhưng tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tử vong và tàn phế vẫn còn cao mà nguyên nhân hàng đầu vẫn là các biến chứng về tim mạch (chiếm 40-70%) [2], [4], [10], [19]. Theo nghiên cứu Framingham ở Mỹ, tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp hai lần ở nam giới và gấp năm lần ở nữ giới người không bị ĐTĐ [10], [19].
Trong các biến chứng về tim mạch của ĐTĐ thì suy tim là một biến chứng thường gặp và là hậu quả cuối cùng của các biến chứng tim mạch. Suy tim trong bệnh ĐTĐ có 2 nguyên nhân chính là do bệnh mạch vành và bệnh cơ tim-ĐTĐ (Diabetic Cardiomyopathy) do cơ tim bị tổn thương trực tiếp bởi các rối loạn chuyển hoá cũng như tổn thương vi mạch [10], [19]. Cũng theo nghiên cứu Framingham, thậm trí sau khi đã loại trừ các bệnh lý của tim mạch như: bệnh mạch vành, bệnh tim do thấp, và các yếu tố nguy cơ đến tim mạch như: tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu… thì tỷ lệ suy tim ở bệnh nhân
ĐTĐ vẫn cao gấp 4-5 lần so với người không bị ĐTĐ [19].
Suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ được đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chức năng tâm trương (Suy tim tâm trương) xuất hiện trong khi chức năng tâm thu bình thường hoặc còn bù. Suy chức năng tâm trương ở bệnh nhân ĐTĐ xuất hiện rất sớm, thậm chí ở cả bệnh nhân ĐTĐ giai đoạn chưa có triệu chứng. Những thay đổi chức năng này không thể phát hiện được bằng các phương pháp khám thông thường. Trong trường hợp không kiểm soát được bệnh ĐTĐ biến chứng suy chức năng tâm trương sẽ dẫn tới suy tim toàn bộ [10], [19]. Suy tim nói riêng cũng như các biến chứng về tim mạch của bệnh nhân ĐTĐ nói chung không những làm tăng thời gian nằm điều trị của bệnh nhân mà còn làm tăng chi phí cho việc điều trị bệnh, tăng gánh nặng cho bệnh nhân gia đình và xã hội trong việc điều trị bệnh. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời biến chứng suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ (cụ thể là suy chức năng tâm trương thất trái) có ý nghĩa rất quan trọng trong tiên lượng, điều trị bệnh nhân ĐTĐ làm giảm biến chứng nguy hiểm, thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Trước đây kỹ thuật thăm dò chức năng tim nói chung và thăm dò chức năng thất trái nói riêng chủ yếu được thực hiện bằng các phương pháp thăm dò có xâm nhập như thông tim, chụp phóng xạ hạt nhân buồng tim. Trong những năm gần đây rất nhiều các phương tiện và phương pháp thăm khám tiên tiến đã được ứng dụng vào lĩnh vực y học. Phương pháp đánh giá, thăm dò chức năng tim bằng siêu âm đặc biệt là siêu âm-Doppler đã được ứng dụng rộng rãi và thông dụng cho phép phát hiện sớm, chính xác những rối loạn chức năng tim và các thay đổi huyết động trong bệnh lý tim mạch [5], [19], [31], [32].
Việc ứng dụng siêu âm-Doppler tim để đánh giá chức năng thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập [19], [37],
[44], [45], [48], . Các nghiên cứu này cho thấy ở bệnh nhân ĐTĐ thậm chí ở cả giai đoạn rối loạn dung nạp glucose đã xuất hiện sớm tình trạng suy giảm chức năng thất trái. Các thay đổi này có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ như tăng huyết áp, tuổi, thời gian bị bệnh, chỉ số khối cơ thể (BMI), các biến chứng vi mạch của ĐTĐ [10], [19]. Nhằm nghiên cứu sự thay đổi chức năng thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 chúng tôi đặt vấn đề thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2”
Nhằm mục tiêu sau:
Đánh giá chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: Đặt vấn đê ………………………………………… 1
Chƣơng 2: Tổng quan ………………………………………… 4
1.1. Đai cương về đái tháo đường ……………………………… 4
1.2. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type 2 ……………… 10
1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường 10
1.4 Các nghiên cứu về thay đổi chức năng tim ở bệnh nhân đái
tháo đường ……………………………………………………… 16
1.5. Ứng dụng của siêu âm Doppler tim trong đánh giá chức
năng tim ………………………………………………………… 18
Chƣơng 3: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ………… 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………… 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………….. 26
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………… 26
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu ……………………………… ……. 27
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu ……………………………… 33
3.1 Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu ………………… 33
3.2. Đặc điểm lâm sàng va cân lâm sang c ủa các nhóm nghiên
cứu ……………………………………………………………… 34
3.3. Kêt qua cac thông sô siêu âm …………………………… … 38
Chƣơng 4: Bàn luận ………………………………………….. 47
4.1 Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu ………………… 48
4.2. Đặc điểm lâm sàng va cân lâm sang c ủa các nhóm nghiên
cứu ……………………………………………………………… 49
4.3. Bàn luận về các thông số siêu âm tim … …………………… 53
4.4 Kết quả các thông số siêu âm tim ………………………….. 47
4.5. Tổn thương van 2 lá và van động mạch chủ ……………… 49
Kết luận: ………………………………………………………. 58
Khuyến nghị: …………………………………………………. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước và CS (2007): “Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao tại Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Nam Định năm 2003” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr.
738-749.
2. Tạ Hữu Bình (2006): Các nguyên lý bệnh đái tháo đường: NXB Y học.
3. Tạ Văn Bình và CS (2007): “Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao tại Cao Bằng năm 2004”. Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 825-838.
4. Bệnh học Nội khoa-Bài giảng dành cho đối tượng sau đại học. Nxb Y
học-2004. “Bệnh đái tháo đường”, tr. 214-229.
5. Hoàng Minh Châu (1996): “Đánh giá chức năng thất trái bằng siêu âm tim”. Bài gảng tập huấn siêu âm Tim. Bệnh viện trung ương quân đội năm 1996, tr. 135-144.
6. Lê Cảnh Chiến, Đỗ Công Tuyển và CS (2007): “Kết quả điều tra dịch tễ bệnh ĐTĐ tại thị xã Tuyên Quang” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 317-320.
7. Vũ Huy Chiến và CS (2007): “Một số nhận xét về bệnh đái tháo đường qua khám sàng lọc tại 4 xã thuộc 2 huyện nội đồng tỉnh Thái Bình” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 839-844.
8. Trần Hữu Dàng và CS (2007): “Nguyên cứu tình hình đái tháo đường 30 tuổi trở lên tại thành phố Quy Nhơn năm 2005”. Hội nghị khoa học
chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr.
648-660.
9. Đào Thị Dừa, Cao Văn Minh (2007): “ Đặc điểm lâm sang của bệnh nhân đái tháo đường mới phát hiện” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 328-332.
10. Nguyễn Tá Đông và CS (2007): “ Thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim và giảm biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 phát hiện qua Holer điện tim” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 493-502.
11. Đỗ Thanh Giang và CS (2007): “Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở người từ 30-64 tuổi và một số yếu tố liên quan tai nông thôn tỉnh Thái Bình năm 2005”. Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 715-721.
12. Trần Văn Hiên và CS (2007): “Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 lần đầu được phát hiện tại Bệnh viên Nội tiết trung ương”. Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 661-669.
13. Phạm Thị Hồng Hoa (2007): “ Đái tháo đường, một đại dịch cần được quản lý và kiểm soát chặt chẽ” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 393-399.
14. Phạm Thị Hồng Hoa và CS (2007): “ Tỷ lệ rối loạn đường huyết lúc đói và đái tháo đường typ 2 ở đối tượng có nguy cơ cao ở khu vực Hà Nội. Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 513-518.
15. Nguyễn Thị Lam Hồng, Nguyễn Khoa Diệu Vân, Nguyễn Quang Bảy (2007): “ Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có biến chứng thận điều trị tại khoa Nội tiết-Đái tháo đường, Bệnh viên Bạch Mai” Hội nghị khoa học
chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr.
371-378.
16. Tiêu Văn Linh và CS (2007): “Khảo sát tỷ lệ đái tháo đường và yếu tố nguy cơ nhóm tuổi 30-64 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2005”. Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 722-737.
17. Vũ Thị Mùi, Nguyễn Quang Quý (2007): “Đánh giá tỷ lệ bệnh đái tháo đường và các yếu tố liên quan ở lứa tuổi 30-64 tại tỉnh Yên Bái năm
2003” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 321-327.
18. Nguyễn Văn Năm (2007): “ Sàng lọc bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trong đối tượng 45-64 tuổi tại vùng đô thị tỉnh Bình Thuận năm 2005”. Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 845-855.
19. Phạm Hồng Phương (2000): “Bước đầu nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2”, Luận văn thạc sỹ Nội khoa-Đại học y Hà Nội năm 2000.
20. Cao Mỹ Phượng, Nguyễn Hoàng Nga cùng CS (2007): “ Đánh giá các tiêu chí của hội chứng chuyển hóa theo khuyến cáo của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (IDF) năm 2006 ở bệnh nhân tăng huyết áp trên 40 tuổi tại tỉnh Trà Vinh”. Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 114-124.
21. Cao Mỹ Phượng và CS (2007): “ Tiền đái tháo đường ở bệnh nhân tăng huyết áp trên 40 tuổi thuộc tỉnh Trà Vinh” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 503-512.
22. Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Hải Thủy (2007): “Bệnh thần kinh xa gốc đối xứng ở bệnh nhân đái tháo đường đánh giá theo khuyến cáo của
trung tâm đái tháo đường quốc tế” Hội nghị khoa học chuyên nghành
“Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 352-363.
23. Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Hải Thủy (2007): “Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và bệnh thần kinh xa gốc chi ở bệnh nhân đái tháo đường” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 405-412.
24. Lê Minh Sứ (2007): “ Thực trạng bệnh đái tháo đường ở Thanh Hóa” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 856-846.
25. Quách Hữu Trung và CS (2007): “Nghiên cứu tình trạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp”. Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 750-755.
26. Hoàng Kim Ước và CS (2007): “ Thực trạng bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở các đối tượng nguy cơ cao tại thành phố Thái Nguyên năm 2006”. Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 677-693.
27. Hoàng Kim Ước và CS (2007): “ Điều tra dịch tế học bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy cơ ở tỉnh Kiên Giang”. Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr.
694-708.
28. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trần Đức Thọ, Tạ Văn Bình (2007): “ Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị tích cực trong ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới phát hiện” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 413-420.
29. Hòa Trung Vinh (2007): “ Đánh giá tình trạng kiểm soát một số chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 333-338.
30. Hoàng Trung Vinh (2007): “Nghiên cứu tình trạng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2” Hội nghị khoa học chuyên nghành “Nội tiết và Chuyển hóa”, lần thứ ba. Nxb Y học. tr. 339-344.
31. Phạm Nguyễn Vinh (2003): Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, Tập 1-NXB Y học.
32. Phạm Nguyễn Vinh (2003): Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, Tập 2-
NXB Y học.