Nghiên cứu nồng độ 2.3-diphosphoglycerat và hoạt độ một số enzym chống oxy hóa trong hồng cầu bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh thường gặp nhất trong số các bộnh rối loạn chuyển hóa. Bệnh Ihường kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đốn sức khỏe người bệnh với những biến chứng trầm trọng tổn thương nhiều cơ quan, nhất là khi bệnh được phát hiện và điều trị muộn.
Tỷ lệ bộnh gia tăng hàng năm theo sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Theo tài liệu của viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế (IDIM) năm 1994 số bệnh nhân ĐTĐ type 2 trên thế giới khoảng 98,8 triệu, năm 2000 là
157,3 triệu. Dự báo đến năm 2010 số người mắc bệnh ĐTĐ là 215,6 Iriệu và năm 2025 sẽ tăng đến 300 triệu người, chiếm 5.4% dân số Ihế giới [37, 61]. Tại Việt Nam các điều tra cơ bản trong nhân dân IrƯớc 1975 cho thấy tỷ lệ mắc bộnh ĐTĐ rất thấp ở cả miền Bắc và miền Trung (dưới 1%). Nhưng từ năm 1990 trở lại đây tỷ lộ bệnh từ 0,96 – 3,7%, cao nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh: 2,5% (1992) [37], 3,7% (2001) [14] và Hà Nội: 3,62% (2001) [12).
Số lượng bệnh nhân tăng lên không ngừng đặc biệt là ĐTĐ typ 2, biến chứng mạn tính của ĐTĐ không còn là vân đề cá nhân mà đã trở thành một vấn nạn của toàn xã hội từ chi phí nằm viện, số ngày công lao động mất đi đến chi phí các dịch vụ xã hội khác ….[133].Vì thế nghiên cứu về các yếu tô” nguy cơ mắc bệnh, cơ chế bệnh sinh và cơ chế biến chứng của ĐTĐ là mối quan tâm thời sự của các nhà nghiên cứu cả lý thuyết và lâm sàng.
Ở bệnh nhân ĐTĐ nồng độ glucose máu tăng mạn tính gây tình trạng glycosyl hóa (đường hóa) một số protein, với hemoglobin sự glycosyl hóa tạo thành HbAlc. Vậy ở bệnh nhân ĐTĐ sự tạo ihành HbAic có ảnh hưởng như thế nào đến sự liên kết của hemoglobin với 2,3 diphosphoglycerat (2,3 DPG) – một chất liên quan đến quá trình nhả oxy của hemoglobin ở mô?
Phản ứng glycosyl hóa còn xảy ra với các enzym như nucleosid diphosphokinase, purin nuclcosid phosphorylase* Na+ K+ ATPase, 2,3 DPG mutase và cả với superoxid dismutase (SOD), một enzym thu dọn gốc tự do. Các enzym bị glycosyl hóa hoạt tính đều giảm [143]. Phản ứng glycosyl hỏa và quá trình gluco-oxy hóa do đường máu tăng cũng sản sinh ra các gốc tự do [29]. Như vậy ở bộnh nhân ĐTĐ sự sản sinh ra gốc tự do tăng và SOD lại bị ức chế do bị glycosyl hóa, vậy hoạt độ enzym chống oxy hóa superoxid dismutasc (SOD), glutathion peroxidase (GPx) và tình trạng chống oxy hóa toàn phần (total anlioxidant status – TAS) sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và có liên quan gi với các biến chứng của bệnh?
ở bệnh nhân ĐTĐ sự thiếu insulin hoặc kháng insulin sẽ ảnh hưỏng đến hoạt động của các enzym lipase trong mô mờ, làm giám hoạt tính của lipoprotein lipase, hậu quả là giảm sự lách acid béo không este hóa ra khỏi chylomicron, intermediate density lipoprotein (IDL) và low density lipoprotein (LDL) [57]. Hoạt động của receptor LDL ở gan cũng bị giảm. Đồng thời LDL cũng bị biến dạng do sự oxy hóa của các gốc tự do làm cho LDL trong huyết thanh tăng, các biến đổi đó có liên quan gì tới các biến chứng của bệnh ĐTĐ ?
Đề trả lới các câu hỏi trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
1. Tim hiểu sự liên quan của glycosyl hóa hemoglobin í rong hdng cầu đối với nồng độ 2,3 DPG máu.
2. Tun hiểu sự liên quan của nồng độ glucose máu đến hoại độ một số enzym chống ơxy hóa trong hỏng cầu và tình trạng chống oxy hóa toàn phần trong máu.
3. Tim hiểu liên quan của sự ỉ hay đổi các ỉ hông số nghiên cứu trên tới các thông sốlipid máu ở các loại biến chứng ĐTĐ.
Để giải quyết 3 mục tiêu trên nội dung nghiên cứu của đề tài là:
1. Xác định nồng độ glucose, tỷ lệ HbAic, nồng độ 2,3 DPG í rong máu bệnh nhân ĐTĐ ỉyp 2.
2. Xác định hoạt độ cức enzytn chống oxy hóa SOD, GPx trong hồng cầu vồ tình trạng chống oxy hóa toàn phần (TAS) Ị rong máu bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
3. Xác định nống độ Cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol, Trỉglycerỉd trong máu bệnh nhân DTĐ typ 2.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích