Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ.
Luận án Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ.Tỷ lệ tăng acid uric máu trên thế giới và ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Trên thế giới, theo Uaratanawong S. và cộng sự (2011): tỷ lệ tăng acid uric máu là 24,4% [120]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Quyền Đăng Tuyên (2001), tỷ lệ tăng acid uric máu là 22,4% [33].
Hội chứng chuyển hóa là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đuợc quan tâm nhiều trong thế kỷ XXI [38]. Ngoài nuớc, theo Bauduceau B. và cộng sự (2005), tỷ lệ hội chứng chuyển hóa là 14,0% [52]. Trong nuớc, tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo Duangta Thipphakhouanxay (2011) là 33,1% [36].
Tỷ lệ mắc bệnh gút ngày càng gia tăng và phổ biến trên toàn thế giới. Theo Zhu Y. và cộng sự (2011): tỷ lệ bệnh gút ở nguời Mỹ năm 2007 – 2008 là 3,9% [130]. Tỷ lệ này tại Việt Nam, theo thống kê năm 2000 tại phuờng Trung Liệt – Hà Nội và tại huyện Tân Truờng – Hải Duơng đều là 0,14% dân số [25].
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ Tăng acid uric máu đã đuợc biết từ rất lâu nhu là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh gút [101], sự lắng đọng của các tinh thể urat ở khớp gây ra viêm khớp gút, ở thận nguy cơ dẫn đến sỏi thận [73], [112] và các bệnh lý thận [48]. Ngoài ra, tăng acid uric trong máu còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Một số nghiên cứu đã cho thấy tăng acid uric máu có mối liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do ruợu [124]; tiền sản giật ở thai phụ [49]; suy thận mạn tính [8], [95]; bệnh tim mạch [51], [72] nhất là bệnh mạch vành [41], [58], tăng huyết áp nguyên phát ở trẻ em [70], [71] và nguời lớn [126], [129]; rối loạn lipid máu [14], vữa xơ động mạch cảnh [81], [92]; kháng insulin, đái tháo đuờng týp 2 [21], [53]. Đồng thời, acid uric máu còn liên quan đến hội chứng chuyển hóa [36], [65], [118].
Tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về tỷ lệ tăng acid uric máu, bệnh gút, hội chứng chuyển hóa, liên quan giữa tăng acid uric máu với hội chứng chuyển hóa [36]. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tại thành phố Cần Thơ nói riêng, với đặc điểm phong phú về tài nguyên sinh vật ở sông và biển – những thực phẩm giàu purin góp phần làm tăng acid uric máu. Đồng thời, với một số thói quen như hút thuốc, uống nhiều rượu bia, ăn mặn, nhiều mỡ – đó chính là một số yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ hội chứng chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ tim mạch [22], [32]. Mặc dù đã có một số tác giả nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa và các thành phần trong hội chứng chuyển hóa trong cộng đồng dân cư thành phố Cần Thơ như Lê Văn Lèo (2013) [20], Trần Kim Cúc (2012) [3]; nghiên cứu về đặc điểm acid uric máu trên bệnh nhân tăng huyết áp nhập viện như Đặng Hoài Thu (2014) [37]; nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân gút nhập viện như Phạm Thị Bích Phượng (2011) [27]; nghiên cứu đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch như Võ Thị Hậu (2014) [10], Phạm Hùng Lực (2003) [22]… Nhưng cho đến thời điểm nghiên cứu, chúng tôi chưa thấy một công trình nghiên cứu nào công bố về tỷ lệ tăng acid uric máu, tỷ lệ bệnh gút, mối liên quan giữa nồng độ acid uric máu với hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố nguy cơ tim mạch, nhất là đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp bằng thay đổi lối sống ở đối tượng có tăng acid uric máu, hội chứng chuyển hóa trong cộng đồng dân cư thành phố Cần Thơ đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát nồng độ acid uric máu, tỷ lệ và đặc điểm bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ acid uric máu với hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố nguy cơ tim mạch. Kết quả bước đầu của biện pháp can thiệp bằng thay đổi lối sống ở người tăng acid uric máu, hội chứng chuyển hóa.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trịnh Kiến Trung, Phan Hải Nam, Lê Anh Thư (2014), — Nghiên cứu tỷ lệ tăng acid uric máu, bệnh gút, hội chứng chuyển hóa tại thành phố Cần Thơ”, Tạp chíy học Việt Nam, 418(2), Hà Nội, tr. 4-7.
2. Trịnh Kiến Trung, Phan Hải Nam, Lê Anh Thư (2014), —Đánh giá hiệu quả kiểm soát nồng độ acid uric máu và hội chứng chuyển hóa bằng thay đổi lối sống tại thành phố Cần Thơ”, Tạp chíy học Việt Nam, 419(1), Hà Nội, tr. 143-146.
3. Trịnh Kiến Trung, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Hồ Phương Liên (2014),
—Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng acid uric máu với một số yếu tố nguy cơ tại thành phố Cần Thơ”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 18(5), thành phố Hồ Chí Minh, tr. 220-224.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Ngọc Ân (2004), “Điều trị bệnh gút”, Điều trị học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tập I, tr. 231- 236.
2. Tạ Văn Bình (2006), “Hội chứng chuyển hóa”, Bệnh đái tháo đường – Tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 597-610.
3. Trần Kim Cúc (2012), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi thành phố Cần Thơ năm 2011, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Hồ Thị Ngọc Dung và Châu Ngọc Hoa (2009), “Nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 13(6), tr. 41-46.
5. Hoàng Văn Dũng (2009), “Chẩn đoán và điều trị bệnh Gút”, Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 110-123.
6. Đoàn Văn Đệ (2008), “Bệnh Gút”, Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Tập II, tr. 43-53.
7. Đoàn Văn Đệ (2009), “Bệnh Gút”, Điều trị Nội khoa, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Tập 1, tr. 208-220.
8. Trần Trung Hào (2006), Nghiên cứu nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y.
9. Dương Ân Hận (2013), Nghiên cứu tình hình hội chứng chuyển hóa ở người trên 40 tuổi đến khám tại khoa Khám của Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
10. Võ Thị Hậu (2014), Nghiên cứu tình hình thừa cân, béo phì và các bệnh lý thường gặp kèm theo ở người cao tuổi tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2013, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
11. Châu Ngọc Hoa và Lê Hoài Nam (2009), “Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp và người bình thường”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 13(1), tr. 1-5.
12. Đỗ Thái Học (2012), Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân gút theo tiêu chuan NCEP- ATPIII, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y.
13. Vũ Đình Hùng (2013), “Bệnh gút”, Cập nhật kiến thức – thực hành thấp khớp học 2013- Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh, tr. 72-99.
14. Tuấn Anh Huy (2004), Mối tương quan giữa tăng acid uric máu với rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và vữa xơ động mạch, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y.
15. Phạm Ngọc Kiếu (2011), Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết thanh ở người tăng huyết áp, mối liên quan với hội chứng chuyển hóa và chức năng thận, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
16. Nguyễn Thy Khuê (2007), “Hội chứng chuyển hóa”, Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học, Hồ Chí Minh, tr. 503-508.
17. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2008), “Bệnh gút”, Bài giảng Bệnh học Nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tập II, tr. 320- 331.
18. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010), “Chẩn đoán hình ảnh trong bệnh xương khớp nội khoa”, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 334-343.
19. Nguyễn Thị Lâm, Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Trọng Hưng (2011), “Đánh giá hiệu quả của tư vấn chế độ ăn cho bệnh nhân gút dựa trên các thực phẩm sẵn có của Việt Nam”, Tạp chí dinh dưỡng và thực pham/ Journal of Food and Nutrition Sciences, 7(2), tr. 1.
20. Lê Văn Lèo (2013), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ năm 2013, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
21. Lý Thị Lộc (2005), Nghiên cứu nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
22. Phạm Hùng Lực (2003), Nghiên cứu tăng huyết áp với một số yếu tố liên quan tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
23. Nguyễn Thị Thanh Mai (2011), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân gút điều trị nội trú tại bệnh viện Chợ Rẫy, Luận văn chuyên khoa cấp II, Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Nguyễn Vĩnh Ngọc (2007), “Điều trị bệnh gút”, Điều trị học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tập I, tr. 301- 309.
25. Nguyễn Vĩnh Ngọc (2010), “Bệnh gút”, Bệnh học Cơ Xương Khớp Nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 189-212.
26. Đoàn Trọng Phụ (2010), “Acid nucleic và sinh tổng hợp protein”, Hóa sinh y học, Nhà xuất bản quân đội nhân dân Hà Nội, tr. 217 – 291.
27. Phạm Thị Bích Phượng (2011), Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân gút nhập viện, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
28. Lý Minh Quang (2011), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp đến khám tại Bệnh viện đa khoa huyện
Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang năm 2010, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
29. Trần Văn Quân (2011), Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa và nồng độ homocystein huyết thanh trên bệnh nhân nhồi máu não cấp tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
30. Võ Tam, Nguyễn Hoàng Thanh Vân, Hồ Văn Lộc (2012), “Bệnh Gút”, Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, Tổng hội Y học – Hội Thấp khớp học Việt Nam, tr. 117-123.
31. Mai Thị Minh Tâm (2013), “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh gút”, Tạp chí Nội khoa Việt Nam, 10, tr. 37-41.
32. Huỳnh Công Tín (2012), “Đồng bằng sông Cửu Long- Đất hứa của lưu dân Việt”, Ấn tượng văn hóa đồng bằng Nam bộ, tr. 9-34.
33. Quyền Đăng Tuyên (2001), Nghiên cứu nồng độ acid uric và một số yếu tố liên quan đến hội chứng tăng acid uric máu trong cán bộ quân đội, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
34. Đàm Thị Thảo (2013), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng kiểm tra sức khỏe tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh An Giang năm 2012-2013, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
35. Bùi Đức Thắng (2006), Nghiên cứu nồng độ acid uric máu ở người cao tuổi, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y.
36. Duangta Thipphakhouanxay (2011), Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm hội chứng chuyển hóa và nồng độ acid uric máu ở cán bộ thuộc đơn vị X, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
37. Đặng Hoài Thu (2014), Nghiên cứu nồng độ acid uric trên bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần
Thơ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
38. Nguyễn Hải Thủy (2008), “Hội chứng chuyển hóa”, Giáo trình sau đại học chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, Nhà xuất bản đại học Huế, tr. 313-357.
39. Lê Anh Thư (2006), “Viêm khớp gút”, Bệnh học một số bệnh lý cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 143-157.
40. Lê Anh Thư (2011), “Phác đồ chẩn đoán và điều trị viêm khớp gút”, Mười năm-một chặng đường-Khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện Chợ Rẫy, tr. 37-43.
41. Vũ Đình Triển (2004), Nghiên cứu nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp và thiếu máu cơ tim cục bộ, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
42. Lê Kim Uyên (2014), Khảo sát tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh ở phụ nữ sau mãn kinh và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
43. Nguyễn Thị Xuyên (2007), Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện, Nhà Xuất bản Y học – Bộ Y tế, tr. 5-76.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục
Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình, biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về nồng độ acid uric máu, bệnh gút, hội chứng
chuyển hóa 3
1.1.1. Nồng độ acid uric máu 3
1.1.2. Bệnh gút 8
1.1.3. Hội chứng chuyển hóa 15
1.2. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội thành phố Cần Thơ 20
1.3. Nghiên cứu trong và ngoài nước về nồng độ acid uric máu, hội
chứng chuyển hóa 21
1.3.1. Liên quan giữa nồng độ acid uric máu với hội chứng
chuyển hóa và một số yếu tố nguy cơ tim mạch 21
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về biện pháp can thiệp bằng thay
đổi lối sống ở người tăng acid uric máu, hội chứng chuyển hóa 31
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.1. Thời gian lấy mẫu 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu 35
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 38
2.2.3. Khống chế sai số 50
2.2.4. Thiết kế nghiên cứu 51
2.3. Đạo đức nghiên cứu 52
2.4. Phân tích và xử lý số liệu 53
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. Nồng độ acid uric máu, tỷ lệ và đặc điểm bệnh gút và hội
chứng chuyển hóa 55
3.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 55
3.1.2. Nồng độ acid uric máu 61
3.1.3. Tỷ lệ và đặc điểm bệnh gút 62
3.1.4. Tỷ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa 65
3.2. Liên quan giữa nồng độ acid uric máu với hội chứng chuyển
hóa và một số yếu tố nguy cơ tim mạch. Kết quả bước đầu của biện pháp can thiệp bằng thay đổi lối sống ở người tăng acid uric máu, hội chứng chuyển hóa 68
3.2.1. Liên quan nồng độ acid uric máu với hội chứng chuyển
hóa và một số yếu tố nguy cơ tim mạch 68
3.2.2. Kết quả bước đầu của biện pháp can thiệp bằng thay đổi
lối sống ở người tăng acid uric máu, hội chứng chuyển hóa . 80
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 87
4.1. Nồng độ acid uric máu, tỷ lệ và đặc điểm bệnh gút và hội
chứng chuyển hóa 87
4.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 87
4.1.2. Nồng độ acid uric máu 91
4.1.3. Tỷ lệ và đặc điểm bệnh gút 93
4.1.4. Tỷ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa 95
4.2. Liên quan giữa nồng độ acid uric máu với hội chứng chuyển hóa và
một số yếu tố nguy cơ tim mạch. Kết quả bước đầu của biện pháp can thiệp bằng thay đổi lối sống ở người tăng acid uric máu, hội chứng chuyển hóa 99
4.2.1. Liên quan nồng độ acid uric máu với hội chứng chuyển
hóa và một số yếu tố nguy cơ tim mạch 99
4.2.2. Kết quả bước đầu của biện pháp can thiệp bằng thay đổi
lối sống ở người tăng acid uric máu, hội chứng chuyển hóa 114
KẾT LUẬN 119
KIẾN NGHỊ 121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn: https://luanvanyhoc.com