Nghiên cứu nồng độ adiponectin huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu có biến chứng tim mạch

Nghiên cứu nồng độ adiponectin huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu có biến chứng tim mạch

Biến chứng tim mạch (BCTM) là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở BN ĐTĐ typ 2. Định lượng adiponectin huyết thanh có giá trị tiên lượng, dự báo tình trạng kháng insulin, một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch ở BN ĐTĐ typ 2. Mục tiêu: 1) Nghiên cứu nồng độ adiponectin huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu có BCTM và 2) mối liên quan giữa nồng độ adiponectin huyết thanh với các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu có BCTM. Đối tượng & phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 31 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có BCTM và 106 BN ĐTĐ typ 2 chưa có BCTM.. Định lượng nồng độ Adiponectin bằng phương pháp ELISA. Kết quả: Nồng độ adiponectin huyết thanh ở BN ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu có BCTM là 5.7 ±2.1 ụg/mL và ở BN ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu chưa có BCTM là 7,4 ± 2,9 ụg/mL. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ adiponectin với nồng độ glucose máu, HbA1C, cholesterol, triglycerid. và tương quan thuận với nồng độ HDL- c. Kết luận: 1)Nồng độ adiponectin ở BN ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu có BCTM thấp hơn so với BN ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu chưa có BCTM; 2) có mối liên quan chặt chẽ giữa adiponectin với các chỉ số glucose, HbA1C, insulin và Triglycedid, cholesterol huyết thanh ở BN ĐTĐ typ 2 lần đầu có BCTM.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. ĐTĐ typ 2 chiếm chủ yếu trong các typ ĐTĐ. Một nghiên cứu ở Mỹ năm 2007 cho thấy có khoảng 14 triệu người Mỹ mắc ĐTĐ và tỷ lệ ĐTĐ typ 2 chiếm trên 90 % [1]. Khi nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2, người ta thấy có hai vấn đề chủ đạo, đó là sự suy giảm chức năng các tế bào bêta của tụy gây nên những rối loạn bài tiết insulin và sự kháng lại tác dụng của insulin ở mô đích (gan, cơ vân, mô mỡ). Kháng insulin có từ rất sớm, trước khi có tăng glucose máu. Ở giai đoạn sớm, kháng insulin là cơ sở để có biện pháp can thiệp ngăn chặn quá trình tiến triển đến ĐTĐ lâm sàng. Giai đoạn muộn, kháng insulin là chỉ số cần thiết để tiên lượng bệnh, nhất là tiên lượng các biến chứng tim mạch. Trong cơ thể, adiponectin ức chế quá trình tổng hợp glucose ở gan, kích thích quá trình (3- oxi hóa acid béo ở gan; kích thích quá trình (3- oxi hóa acid béo và tăng hấp thu glucose ở cơ; kích thích sự bài tiết insulin, tăng nhạy cảm với insulin của các mô ngoại vi [5, 6, 9]. Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, sự giảm nồng độ adiponectin huyết thanh là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh ĐTĐ typ 2 [6, 8]; mức adiponectin thấp có giá trị tiên lượng, dự báo tình trạng kháng insulin một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch. Tại Việt Nam, rất nhiều nghiên cứu về bệnh ĐTĐ typ 2 và tình trạng kháng insulin ở bệnh ĐTĐ typ 2 đã được thực hiện. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu về adiponectin và vai trò của nó trong bệnh ĐTĐ typ 2. Chính vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu nồng độ adiponectin huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu có biến chứng tim mạch” được thực hiện với mục tiêu:
1.    Xác định nồng độ adiponectin huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu có và chưa có BCTM.
2.    Tìm    hiểu mối liên quan giữa nồng độ adiponectin huyết thanh với một số chỉ số hoá sinh khác ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu có và chưa có BCTM.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng: Nghiên cứu trên 137 bệnh nhân ĐTĐ và 56 người bình thường.
Nhóm bệnh ĐTĐ typ 2: Nhóm ĐTĐ typ 2 chưa có BCTM n = 106 được điều trị ngoại trú tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện c – Đà Nang từ tháng 11/2009 đến tháng 10/2010 có độ tuổi từ 39 đến 70. Nhóm ĐTĐ typ 2 có BCTM n = 31 nhập viện tại C3 bệnh viện Bạch Mai Hà Nội từ tháng 11/2009 đến tháng 10/2010 tuổi từ 39 đến 70 nhóm (II).
Nhóm chứng: n = 56 người bình thường đến khám sức khỏe, không có ĐTĐ hoặc rối loạn dung nạp (RLDN) glucose.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment