NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ B-TYPE NATRIURETIC PEPTIDE HUYẾT TƯƠNG CỦA BỆNH NHÂN TRƯỞNG THÀNH SUY TIM MẠN TÍNH

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ B-TYPE NATRIURETIC PEPTIDE HUYẾT TƯƠNG CỦA BỆNH NHÂN TRƯỞNG THÀNH SUY TIM MẠN TÍNH

Luận văn NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ B-TYPE NATRIURETIC PEPTIDE HUYẾT TƯƠNG CỦA BỆNH NHÂN TRƯỞNG THÀNH SUY TIM MẠN TÍNH. Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả cuối cùng của những bất thường về cấu trúc và chức năng của quả tim gây suy giảm khả năng nhận máu hoặc tống máu của một hoặc cả hai tâm thất. Suy tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Mỹ, khoảng 5 triệu bệnh nhân đang điều trị suy tim và mỗi năm có gần 500.000 bệnh nhân suy tim mới mắc. Hàng năm có khoảng 12 – 15 triệu lượt bệnh nhân chính thức đến khám vì suy tim và số ngày điều trị suy tim trong bệnh viện là 6,5 triệu ngày. Theo thống kê 10 năm qua tại Mỹ,  số bệnh nhân nhập viện hàng năm do suy tim được chẩn đoán ngay khi nhập viện tăng từ 550.000 tới gần 900.000 và từ 1,7 triệu đến 2,6 triệu đối với những bệnh nhân được chẩn đoán suy tim sau khi đã nằm viện [11].

Suy tim cũng là bệnh lý hàng đầu ở người có tuổi. Người ta ước tính có từ 6 – 10 % nam giới hoặc nữ giới trên 65 tuổi bị suy tim. Hơn 80% bệnh nhân suy tim nhập viện có tuổi đời trên 65. Suy tim không những là bệnh lý thường gặp nhất mà nó cũn chiếm vị trí hàng đầu trong ngõn sách chi tiêu của ngành y tế [11].

Có nhiều cách phân loại suy tim nhưng gần đây người ta nói nhiều về phân loại dựa theo chức năng tim. Theo đó suy tim có hai loại, suy tim tâm thu và suy tim tâm trương. Phân biệt hai hình thái suy tim nói trên chủ yếu  dựa vào phân số tống máu (EF) của thất trái đo trên siêu âm hai bình diện: với suy tim tâm thu, EF giảm dưới 45%. Suy tim tâm thu vẫn là hình thái suy tim thường gặp nhất, chiếm khoảng 70% các trường hợp suy tim nói chung [32].

Suy tim không chỉ là hậu quả của quá tải hay tổn thương cơ tim mà là  còn là hậu quả của những biến đổi về thần kinh – thể dịch. Bên cạnh các thăm dò về hình thái kinh điển trong chẩn đoán và theo dõi, tiên lượng, gần đây người ta đang quan tâm nhiều hơn đến sự thay đổi về nồng độ trong huyết tương của một số dấu (marker) sinh học ở bệnh nhân suy tim [28].

Peptide lợi niệu týp B (B – type natriuretic peptide) là một dấu sinh học có nồng độ trong huyết tương liên quan chặt chẽ với các triệu chứng lâm sàng và tiên lượng của bệnh nhân suy tim. Giá trị của Peptide lợi niệu týp B (BNP) trong chẩn đoán, theo dõi tiến triển của bệnh nhân suy tim cũng như tiên lượng bệnh đã được nhiều công trình nghiên cứu chứng minh, tuy nhiên cho đến nay chúng tôi chưa tham khảo được công trình trong nước nào nêu bật những đặc điểm về nồng độ BNP trong huyết tương của bệnh nhân suy tim tâm thu mạn tính, về sự liên quan giữa BNP với một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân suy tim trong quá trình tiến triển của bệnh.

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu, định lượng BNP trong huyết tương của những bệnh nhân suy tim tâm thu mạn tính trong thời gian điều trị suy tim tại bệnh viện, so sánh với nồng độ BNP của những bệnh nhân không có dấu hiệu suy tim trên lâm sàng và chức năng tâm thu thất trái nằm trong giới hạn bình thường nhằm mục tiêu:

  1.  Tìm hiểu sự thay đổi của nồng độ BNP huyết tương ở bệnh nhân        suy tim mãn tính.
  2.  Tìm hiểu sự liên quan giữa nồng độ BNP huyết tương với một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân trên.

MỤC LỤC 

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Đại cương về suy tim 3

1.1.1. Định nghĩa 3

1.1.2 Nguyên nhân 3

1.1.3. Phân loại suy tim 4

1.1.4. Những yếu tố thúc đẩy suy tim thường gặp 8

1.1.5. Sinh lý bệnh suy tim: 9

1.1.6. Cơ chế bù trừ trong suy tim 10

1.1.7. Phân độ suy tim 11

1.1.8. Chẩn đoán suy tim 12

1.2.  B – type Natriuretic Peptide (BNP) 15

1.2.1.  Lịch sử phát hiện các Natriuretic Peptide 15

1.2.2.  Cấu trúc phân tử và hoạt tính sinh học của BNP 15

1.2.3. Nồng độ BNP và các yếu tố ảnh hưởng 19

1.2.4. Vai trò của BNP trong suy tim 20

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1. Đối tượng nghiên cứu 22

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 22

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23

2.3. Phương pháp nghiên cứu 23

2.4. Phương pháp tiến hành thu thập thông tin 23

2.4.1. Hỏi tiền sử và thông tin cá nhân 23

2.4.2. Khám lâm sàng toàn thân và làm bệnh án theo mẫu 23

2.4.3. Các xét nghiệm và thăm dò cận lâm sàng 24

2.4.4. Định lượng BNP huyết tương 25

2.5. Phân tích và xử lý số liệu 25

2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 25

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 26

3.2. Sự thay đổi nồng độ BNP huyết tương ở bệnh nhân suy tim mãn tính 32

3.3.  Mối liên quan giữa nồng độ BNP huyết tương với một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính 38

3.3.1. Liên quan giữa nồng độ BNP với một số triệu chứng lâm sàng 38

3.3.2. Liờn quan giữa nồng độ BNP với một số triệu chứng cận lâm sàng 42

Chương 4. BÀN LUẬN 46

4.1. Sự thay đổi nồng độ BNP ở bệnh nhân suy tim 46

4.2. Sự liên quan giữa nồng độ BNP với một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. 52

4.2.1. Sự liên quan giữa nồng độ BNP với một số triệu chứng lâm sàng 52

4.2.2. Sự liên quan giữa nồng độ BNP với một số triệu chứng cận lâm sàng 53

KẾT LUẬN 58

KHUYẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KH ẢO 

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

  1. Hoàng Đức Bách (2008), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ Peptide bài Natri huyết tương trong đợt cấp bệnh phổi mãn tính có suy tim trái, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
  2. Nguyễn Hữu Cảnh (2004), Khảo sát sự thay đổi nồng độ B- Type Natriuretic Peptide huyết tương ở bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Hà Nội.
  3. Nguyễn Thị Chính (2001), Suy tim – nguyên nhân – cách phòng ngừa và điều trị, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 3-46.
  4. Nguyễn Phỳ Khỏng (1996), “Suy tim mạn tính”, Lâm sàng tim mạch, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 161-165.
  5. Đinh Thị Phương Mai (2007), Tìm hiểu sự biến đổi nồng độ N- Terminal Pro- BNP ở huyết tương của bệnh nhân hẹp van hai lá, trước và sau nong van bằng bóng qua da, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ y khoa, Trường Đại học Hà Nội.
  6. Nguyễn Mạnh Phan (2006), Thời sự chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, tập 1, (bản dịch từ Current Diagnostic & Treatement in Cardiology của Michael H. Crawford).
  7. Đặng Vạn Phước (2008), “Chỉ điểm sinh học trong chẩn đoán và tiên lượng suy tim”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị Tim mạch học Đông Nam Á lần thứ 17, Hà Nội. 
  8. Nông Thanh Sơn, Lương Thị Hồng Vân (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng trong y – sinh học, NxbY học, Hà Nội, tr.163-168.
  9. Hoàng Anh Tiến (2006), Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của nồng độ NT- ProBNP ở đợt cấp của suy tim mạn, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Huế.
  10. Nguyễn Lân Việt (2001), “Suy tim”, Bài giảng chuyên khoa tim mạch,  Nxb Y học, Hà Nội, tr 528-559.
  11. Phạm Nguyễn Vinh và cộng sự (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị suy tim”, Khuyến cáo 2008 về các bệnh tim mạch và chuyển hóa, Nxb Y học, Hà Nội, tr 438-448.
  12. Phạm Nguyễn Vinh và cộng sự (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về áp dụng lâm sàng siêu âm tim”, Khuyến cáo 2008 về các tim mạch và chuyển hóa, Nxb Y học, Hà Nội, tr 556-564.
  13. Phạm Nguyễn Vinh (2003), “Chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tại Việt Nam”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị Tim mạch học miền Trung, Nha Trang, tr. 224-225.
  14. Phạm Nguyễn Vinh (1999), “ Khảo sát chức năng của tim bằng siêu âm TM, 2D và Doppler”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, tập 2, Nxb Y học, Hà Nội,  tr. 153-162.

Leave a Comment