Nghiên cứu nồng độ C- peptid, Insulin, tự kháng thể kháng Insulin, một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hoá ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1
Cho đến nay, bệnh đái tháo đường là bệnh pho biến trên toàn thế giới. To chức Y tế thế giới (WHO) gọi bệnh đái tháo đường là “cơn sóng thần tàn phá sức khỏe toàn cầu” [181]. Theo ước tính của WHO, hiện nay số bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới khoảng 180 triệu người, dự đoán đến năm 2030 là 360 triệu người. Hiện nay ở khu vực Đông Nam Á, bệnh đái tháo đường có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới, số người mắc năm 2000 là 35 triệu người, dự báo đến năm 2025 con số này có thể tăng lên 80 triệu người [181]. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trung bình ở Việt Nam là 2,7% dân số, đặc biệt ở các thành phố lớn tỷ lệ người mắc bệnh trên 4,4%, khu vực đồng bằng 2,7%, trung du 2,2%, miền núi 2,1%, tỷ lệ này đang ngày càng gia tăng [1],[2]. Trong số bệnh nhân đái tháo đường, có khoảng 10% là đái tháo đường týp 1 [14],[20].
Đái tháo đường týp 1 là bệnh tự miễn mạn tính, do tế bào beta của đảo tụy bị hủy hoại, dẫn đến cần phải điều trị insulin để duy trì chuyển hóa glucose, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong. Các tiểu đảo tụy bị viêm có thể thấy trong các mẫu tụy bệnh lý từ những bệnh nhân này trước khi đái tháo đường xuất hiện [12],[41],[53],[57].
Sự hiện diện của tổn thương tế bào beta ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1 được phản ánh bởi sự tồn tại của nhiều tự kháng thể trong hệ tuần hoàn, một số tự kháng thể như tự kháng thể kháng tế bào đảo tụy ICA (islet cell antibody), tự kháng thể kháng insulin IAA (insulin autoantibody), tự kháng thể kháng GAD (glutamic acid decarboxylase), ICA 515 (hay IA-2) đã được sử dụng trong dự đoán, chan đoán, tiên lượng, đánh giá hiệu quả điều trị và dự phòng [72], [87].
Ngoài việc đánh giá các tự kháng thể trên, xét nghiệm insulin và đặc biệt C-peptid có giá trị nhất định trong chẩn đoán, đánh giá chức năng còn lại của tế bào beta tiểu đảo [4], [28],[199].
Nhiều nghiên cứu cho thấy đái tháo đường týp 1 làm gia tăng stress oxy hóa và các gốc tự do sinh ra quá mức là cầu nối làm xuất hiện nhanh và làm tăng các biến chứng của đái tháo đường týp 1. Tăng glucose máu mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường là một stress oxy hoá gây mất cân bằng giữa các chất oxy hoá và các chất chống oxy hoá [61],[113]. Đã có những bằng chứng trên thực nghiệm và lâm sàng chứng minh mối quan hệ giữa đái tháo đường týp 1 với sự gia tăng các stress oxy hóa: nồng độ các sản phẩm của quá trình peroxyd hóa lipid (MDA) tăng cao, nồng độ các chất chống oxy hóa như GSH, các enzym SOD, GPx,… thay đoi theo hướng bất lợi cho cơ thể [21],[115],[120].
Trên thế giới: Đã có nhiều nghiên cứu về các tự kháng thể, các chất oxy hóa và chống oxy hóa ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1. Trong số tự kháng thể đó có bốn loại được nhiều nghiên cứu xếp vào các marker miễn dịch của đái tháo đường týp 1 là ICA, IAA, anti – GAD, IA-2A. Ở Việt Nam: Nhiều công trình nghiên cứu về đái tháo đường đã được triển khai ở nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu về kháng thể kháng insulin, C-peptid và trạng thái chống oxy hoá ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ C- peptid, Insulin, tự kháng thể kháng Insulin, một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hoá ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1” nhằm mục tiêu:
1. Xác định sự biến đổi nồng độ C-peptid, insulin và tự kháng thể kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1.
2. Đánh giá sự thay đổi giá trị một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 3
1.1.1. Khái niệm đái tháo đường 3
1.1.2. Phân loại đái tháo đường 5
1.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 1 8
1.2.1. Yếu tố di truyền 9
1.2.2. Yếu tố môi trường 11
1.2.3. Yếu tố miễn dịch 13
1.3. BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ INSULIN, C-PEPTID VÀ Tự KHÁNG 16
THỂ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO đườNG TÝP 1
1.3.1. Biến đổi nồng độ insulin 16
1.3.2. C-peptid 18
1.3.3. Tự kháng thể trong bệnh đái tháo đường týp 1 21
1.4. BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ OXY HÓA/CHỐNG OXY HÓA Ở 27
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 1
1.4.1. Những con đường hình thành gốc tự do và hậu quả 27
1.4.2. Sự biến đổi một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở bệnh nhân đái tháo 30
đường týp 1
1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 34
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 3 6
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 39
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.2. Nội dung nghiên cứu 39
2.2.3. Phương pháp xét nghiệm một số chỉ số nghiên cứu 40
2.2.4. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu 46
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 48
3.2. BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ INSULIN, C-PEPTID, IAA Ở BỆNH 53
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 1
3.2.1. Nồng độ C-peptid, IAA, Insulin ở 93 bệnh nhân đái tháo đường týp 1 53
3.2.2. Nồng độ C-peptid, IAA, Insulin ở nhóm đái tháo đường týp 1 phát hiện 55
lần đầu và nhóm điều trị insulin
3.2.3. Nồng độ C-peptid, IAA, Insulin theo biến chứng 57
3.2.4. Nồng độ C-peptid, IAA, insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1 theo 58
tuổi phát hiện bệnh và thời gian mắc bệnh
3.2.5. N ồng độ C-peptid, IAA, insulin theo HbA 1c 59
3.3. BIẾN ĐỔI CỦA CÁC CHỈ SỐ^ OXY HÓA/CHỐNG OXY HÓA Ở 60
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 1
3.3.1. Biến đổi một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở 93 bệnh nhân đái tháo 60 đường týp 1
3.3.2. Biến đổi một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở nhóm bệnh nhân đái 63 tháo đường týp 1 phát hiện lần đầu và nhóm điều trị insulin
3.3.3. Biến đổi một số chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá ở bệnh nhân đái tháo 68 đường týp 1 theo biến chứng
3.3.4. Biến đổi một số chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá ở bệnh nhân đái tháo 72
đường týp 1 theo tuổi phát hiện bệnh và thời gian mắc bệnh
3.3.5. Biến đổi các chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá theo HbA 1c 74
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 75
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 75
4.2. BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ C-PEPTID, INSULIN VÀ IAA 83
4.2.1. Nồng độ C-peptid, insulin và IAA ở 93 bệnh nhân đái tháo đường týp 1 84
4.2.2. Nồng độ C-peptid, insulin và IAA ở nhóm phát hiện lần đầu và nhóm 89
điều trị insulin
4.2.3. Nồng độ C-peptid, insulin và IAA theo biến chứng 93
4.2.4. Nồng độ C-peptid, insulin và IAA theo tuổi phát hiện bệnh và thời gian 96
mắc bệnh
4.2.5. N ồng độ C-peptid, insulin và IAA theo HbA 1c 99
4.3. BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ OXY HÓA/CHỐNG OXY HÓA 100
4.3.1. Biến đổi một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở 93 bệnh nhân đái tháo 100 đường týp 1
4.3.2. Biến đổi một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ 106
týp 1 phát hiện lần đầu và nhóm điều trị insulin
4.3.3. Biến đổi một số chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá ở bệnh nhân đái tháo 110
đường týp 1 theo biến chứng
4.3.4. Biến đổi một số chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá ở bệnh nhân đái tháo 115
đường týp 1 theo tuổi phát hiện bệnh và thời gian mắc bệnh
4.3.5. Biến đổi các chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá theo HbA 1c 117
KẾT LUẬN 120
KIẾN NGHỊ 121
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN TỚI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích