Nghiên cứu nồng độ copeptin huyết thanh trong tiên lượng bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu nồng độ copeptin huyết thanh trong tiên lượng bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp.Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não biểu hiện bởi hiện tượng mất chức năng não cục bộ cấp tính và kéo dài trên 24 giờ, có thể gây tử vong và nguyên nhân do mạch máu não.
Mặc dù y học đã có rất nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tai biến mạch máu não vẫn là vấn đề thời sự cấp thiết trên toàn cầu trong đó có Việt Nam. Tai biến mạch máu não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3, tàn phế đứng hàng thứ 1. Ở các nước có thu nhập cao tỷ lệ tai biến mạch máu não có xu hướng giảm, trong khi đó tỷ lệ này lại tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [101].
Theo Lê Thị Hương và cs nghiên cứu 6167 đối tượng từ 18 tuổi trở lên tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng sinh thái Việt Nam năm 2013 – 2014. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc đột quỵ chung là 1,62% [12].
Ở bệnh nhân tai biến mạch máu não bên cạnh nghiên cứu những phương pháp điều trị mới thì vấn đề tìm kiếm các yếu tố tiên lượng, phân tầng nguy cơ là rất quan trọng. Tiên lượng chính xác giúp cho các bác sĩ đưa ra quyết định liên quan đến chiến lược điều trị cho bệnh nhân tai biến mạch máu não ở giai đoạn cấp.
Tai biến mạch máu não có hai thể chính là nhồi máu não (NMN) và xuất huyết não (XHN) điều trị và tiên lượng hai thể này có khác nhau. Ở bệnh nhân tai biến mạch máu não có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân như: tuổi, mức độ trầm trọng của tổn thương thần kinh, vị trí tổn thương
thần kinh, hình ảnh học của tổn thương Chụp não cắt lớp vi tính và cộng
hưởng từ não cho chúng ta chẩn đoán xác định và dự báo mức độ nặng của bệnh. Tuy nhiên để theo dõi tiên lượng bệnh với hai phương tiện trên thì không phải tuyến y tế nào cũng thực hiện được.
Hiện nay, với sự phát triển của sinh học phân tử, các chất chỉ điểm sinh học đã góp phần quan trọng trong chẩn đoán nhanh và tiên lượng sớm ở bệnh nhân tai biến mạch máu não. Ngoài các chất chỉ điểm sinh học đã biết như S100P, Fibronectin tế bào, Glial fibrillary acidic protein (GFAP), …Gần đây, copeptin là một chất chỉ điểm sinh học được nghiên cứu trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Vasopressin một chất chỉ điểm sinh học được phóng thích từ thùy sau tuyến yên tùy theo sự thay đổi độ thẩm thấu huyết tương và có vai trò điều hòa thẩm thấu cũng như sự ổn định nội môi. Vasopressin được tiết ra khi có sự biến đổi hay tổn thương ở não như hạ huyết áp, thiếu oxy, tăng áp lực thẩm thấu máu, đột quỵ não cấp,… [52], [98], [103], [142]. Vasopressin trong huyết tương không bền vững, dễ phân hủy trong tuần hoàn và nửa đời sinh học ngắn nên việc định lượng khó thực hiện [52], [142]. Copeptin là một protein có nguồn gốc thần kinh nội tiết, là phân đoạn cuối C của tiền chất arginine vasopressin (proAVP) và được phóng thích cùng vasopressin trong suốt quá trình chuyển hóa của tiền chất [53], [97]. Copeptin có tính ổn định hơn và dễ dàng đo được trong huyết thanh và huyết tương là chất đại diện để đánh giá nồng độ vasopressin. Copeptin là minh chứng cho sự tồn tại tương đương, tham gia trực tiếp vào quá trình bệnh lý đột quỵ đó là vasopressin. Ở bệnh nhân đột quỵ nồng độ copeptin tăng sớm trong huyết thanh và mức độ tăng tương quan thuận với tình trạng nặng nề của bệnh nên có giá trị cao trong tiên lượng bệnh. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã cho thấy nồng độ copeptin tăng một cách có ý nghĩa, tương quan với mức độ nặng của bệnh [52] như nghiên cứu của Zhang, X. (2012) [145], Zhang, A. (2013) [142], Alemam, A.I. (2016) [35] nồng độ copeptin có liên quan với kết quả hồi phục kém và tử vong ở bệnh nhân nhồi máu não, xuất huyết não.
Ở giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não bên cạnh chẩn đoán hình ảnh hoặc khi chẩn đoán hình ảnh chưa rõ việc định lượng copeptin sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi và đặc biệt có giá trị tiên lượng bệnh nhân tốt hơn.
Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về copeptin trên bệnh nhân tai biến mạch máu não. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ copeptin huyết thanh trong tiên lượng bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp“.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Xác định nồng độ copeptin huyết thanh ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, theo thể nhồi máu não và xuất huyết não.
2.2. Đánh giá giá trị tiên lượng của copeptin và mối tương quan với thang điểm NIHSS, thang điểm Glasgow, thể tích tổn thương não, hs-CRP, fibrinogen, glucose máu, HbA1c, bạch cầu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
3.1.1. Copeptin là chất đại diện cho vasopressin, minh chứng cho sự tồn tại tương đương được tiết ra khi có tổn thương nhồi máu não, xuất huyết não. Copeptin đóng vai trò là chất chỉ điểm sinh học trong hỗ trợ chẩn đoán khi kết hợp với chẩn đoán hình ảnh, giúp theo dõi và tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não, xuất huyết não. Vì vậy, việc định lượng nồng độ copeptin có ý nghĩa khoa học cao góp phần tiên lượng bệnh nhân tốt hơn.
3.1.2. Trong giai đoạn cấp của nhồi máu não, xuất huyết não ở những nơi phương tiện chẩn đoán hình ảnh chưa được đầy đủ, hoặc khi chẩn đoán hình ảnh chưa rõ thì định lượng copeptin có thể xét nghiệm nhiều lần sẽ giúp theo dõi và tiên lượng bệnh.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
3.2.1. Đề tài có đóng góp cho thực tiễn vì copeptin là chất chỉ điểm sinh học có thể làm sớm, xét nghiệm nhiều lần góp phần trong theo dõi và tiên lượng bệnh nhân tai biến mạch máu não.
3.2.2. Nồng độ copeptin tăng góp phần trong tiên lượng diễn tiến tai biến mạch máu não giai đoạn cấp.
3.2.3. Nồng độ copeptin có tương quan với các yếu tố cận lâm sàng như thể tích tổn thương não, glucose máu, hs-CRP,.. và tương quan với mức độ nặng trên lâm sàng thông qua các thang điểm Glasgow, thang điểm đột quỵ của Viện Sức Khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIHSS).
4. Đóng góp của luận án
Là luận án đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về copeptin ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp.
Xét nghiệm copeptin trong giai đoạn cấp góp phần hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng bệnh giúp cho việc lên kế hoạch điều trị, chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu nồng độ copeptin huyết thanh trong tiên lượng bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp
TIÉNG VIỆT
1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Lân Việt, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Quốc Anh (2011), “Bảng điểm hôn mê Glasgow ở người lớn”, Các thang điểm thiết yếu sử dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 311
2. Charles Warlow, Graeme J. Hankey (Nguyễn Đạt Anh, Lê Đức Hinh, dịch) (2015), “Đột quỵ não”, Tiếp cận xử trí trong Thần Kinh học, Nhà xuất bản Thế Giới, tr. 133-180.
3. Nguyễn Đạt Anh, Mai Duy Tôn (2016), “Các thang điểm đánh giá bệnh nhân đột quỵ não điều trị tiêu huyết khối”, Điều trị tiêu huyết khối ở bệnh nhân nhồi máu não cấp, Nhà xuất bản Y học, tr. 83-101.
4. Lê Chuyển (2008), Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ protein phản ứng C (CRP) huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Daniel D. Trương, Lê Đức Hinh, Nguyễn Thy Hùng (2004), “Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bổ trợ về thần kinh”, Thần Kinh học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 119-128.
6. Trần Thị Kiều Diễm (2015), Nghiên cứu phân tầng nguy cơ dự báo tiên lượng trong 30 ngày ở bệnh nhân xuất huyết não, Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
7. Hoàng Trọng Hanh (2015), Nghiên cứu nồng độ Protein S100B và NSE huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại Bệnh viện Trung ương Huế., Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
8. Nguyễn Hoàng Hải (2015), Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng sớm trong nhồi máu não, Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
9. Phạm Ngọc Hoa, Lê Văn Phước (2010), CT chấn thương đầu, Nhà xuất bản Y học Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 3-10.
10. Nguyễn Minh Hiện (2013), “Yếu tố nguy cơ và dự phòng đột quỵ não”, Đột quỵ não, Nhà xuất bản Y học, tr 64 – 86.
11. Hội Nội Tiết – Đái tháo đường Việt Nam (2016), “Bệnh Đái tháo đường”, Chẩn đoán và điều trị một số bệnh Nội Tiết – Chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, tr. 227-245.
12. Lê Thị Hương, Dương Thị Phượng, Lê Thị Tài, Nguyễn Thùy Linh, Phạm Thị Duyên (2016), Tỷ lệ mắc đột quỵ tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng sinh thái Việt Nam năm 2013 – 2014, Tạp chí Nghiên cứu Y học, TCNCYH 104 (6) – 2016.
13. Hoàng Khánh (2013), Tai Biến Mạch Máu Não-Tủy, Giáo Trình Sau Đại Học Thần Kinh học, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr 207-270.
14. Hoàng Khánh (2009), Tai Biến Mạch Máu Não – Từ yếu tố nguy cơ đến dự phòng (Chuyên khảo), Nhà xuất bản Đại học Huế, tr 37 – 43.
15. Hoàng Khánh, Nguyễn Đình Toàn (2015), Tai Biến Mạch Máu Não, Giáo trình Nội Thần Kinh, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr 115-133.
16. Dương Tấn Khánh (2015), Nghiên cứu tiên lượng xuất huyết não bằng thang điểm ICH kết hợp với CRP, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
17. Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Đình Ái (1997), “Phương pháp Clauss Vermijlen”, Cầm máu – Đông máu, kỹ thuật và ứng dụng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr 560 – 564.
18. Huỳnh Văn Minh (2014), “Tăng huyết áp”, Tim mạch học, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 70-105.
19. Nguyễn Văn Mỹ (2017), Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
20. Nguyễn Văn Thông (2008), “Chảy máu não”, Đột Quỵ Não – Cấp cứu, điều trị, dự phòng, Nhà xuất bản Y học, tr 123 – 140.
21. Lê Văn Tâm (2016), Nghiên cứu nồng độ Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
22. Nguyễn Đình Toàn (2011), Nghiên cứu nồng độ PAI-1 và TNFa huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
23. Ngô Thị Kim Trinh, Lê Thị Cẩm Linh, Đào Thị Thanh Nhã, Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Văn Tân, (2017), “Nghiên Cứu Đặc Điểm Xuất Huyết Não Tại Bệnh Viện Nhân Dân 115”, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018.
24. Nguyễn Anh Trí (2008), “Kiểm tra tình trạng đông máu trước phẩu thuật”, Đông máu ứng dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr 130 – 134.
25. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr 132 – 227.
26. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Hồi qui Binary Logistic”, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr 1 – 11.
27. Hoàng Trọng, (2002), Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for Windows, Nhà xuất bản Thống Kê, tr 65 – 134.
28. Trần Thị Diệu Trang, Trần Thúy Hiền (2017), Giáo trình Xác suất – Thống kê Y học, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr 29 – 88.
29. Phạm Văn Tú (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh Cộng hưởng từ và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân cao tuổi nhồi máu não cấp, Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
30. Nguyễn Văn Tuấn (2015), “Diễn giải nghiên cứu tiên lượng: ROC (Receiver Operating Characteristic)”, Y học thực chứng, Nhà xuất bản Y học, tr.151-162.
31. Nguyễn Lân Việt (2014), —Rối loạn lipid máu”, Thực hành bệnh Tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr.368-378.
TIẾNG ANH
32. ACCORD Study Group. (2010), “Effects of intensive blood-pressure control in type 2 diabetes mellitus”, New England Journal of Medicine, 362(17), 1575-1585.
33. Aksu, F., Gurger, M., Yilmaz, M., et al (2016), “Copeptin levels in cerebral infarction, intracranial hemorrhage and subarachnoid hemorrhage”, Clin Lab, 62(12), 2387-2393.
34. Albertsen, I. E., Rasmussen, L. H., Lane, D. A., et al (2014), “The impact of smoking on thromboembolism and mortality in patients with incident atrial fibrillation”, Chest, 145(3), 559-566.
35. Alemam, A. I., Elwan, M. E., Alahmar, I. A. (2016), “Prognostic Value of Hypothalamic Copeptin in Acute Ischemic Stroke”, Journal of Neurology Research, 6(2), 41-45.
36. Andersen, K. K., Andersen, Z. J., Olsen, T. S. (2011), “Predictors of early and late case-fatality in a nationwide danish study of 26 818 patients with first-ever ischemic stroke”, Stroke,42(10), 2806-2812.
37. Baird, A. E., Dambrosia, J., Janket, S. J., et al (2001), “A three-item scale for the early prediction of stroke recovery”, The Lancet,357(9274), 2095-2099.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Sinh lý bệnh tai biến mạch máu não 5
1.2. Các yếu tố tiên lượng 9
1.3. Copeptin chất chỉ điểm sinh học trong tai biến mạch máu não 17
1.4. Các nghiên cứu về copeptin trong và ngoài nước 31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 57
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 61
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 63
3.2. Nồng độ copeptin huyết thanh ở đối tượng nghiên cứu 66
3.3. Giá trị tiên lượng của copeptin ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp và mối tương quan của copeptin với các yếu tố tiên lượng khác …. 71
Chương 4. BÀN LUẬN 99
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 99
4.2. Nồng độ copeptin huyết thanh ở đối tượng nghiên cứu 106
4.3. Giá trị tiên lượng của copeptin ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai
đoạn cấp 113
4.4. Tương quan giữa copeptin với thể tích tổn thương não, thang điểm NIHSS,
thang điểm Glasgow, hs-CRP, fibrinogen, glucose máu, bạch cầu 127
KẾT LUẬN 134
KIẾN NGHỊ 134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 2.1. Phân loại tăng huyết áp 41
Bảng 2.2. Thang điểm Glasgow 42
Bảng 2.3. Thang điểm đột quỵ của Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIHS S)…. 43
Bảng 2.4. Kết quả chuẩn vàng và xét nghiệm 60
Bảng 2.5. Diễn giải ý nghĩa của diện tích dưới đường biểu diễn ROC (AUC).. 60
Bảng 3.1. Đặc điểm của nhóm nhồi máu não so với nhóm chứng 63
Bảng 3.2. Đặc điểm của nhóm xuất huyết não so với nhóm chứng 64
Bảng 3.3. Các yếu tố nguy cơ ở nhóm bệnh 65
Bảng 3.4. Mức độ lâm sàng qua thang điểm NIHSS vào viện và bảy ngày sau
vào viện 65
Bảng 3.5. Thể tích tổn thương não trên phim chụp não cắt lớp vi tính 66
Bảng 3.6. Nồng độ copeptin huyết thanh vào viện ở nhóm bệnh so với
nhóm chứng 66
Bảng 3.7. Nồng độ copeptin huyết thanh vào viện so với bảy ngày sau vào viện . 68
Bảng 3.8. Nồng độ copeptin huyết thanh vào viện theo giới ở nhóm nhồi máu
não, xuất huyết não 68
Bảng 3.9. Nồng độ copeptin huyết thanh theo giới ở nhóm nhồi máu não so với
nhóm chứng 70
Bảng 3.10. Nồng độ copeptin huyết thanh theo giới ở nhóm xuất huyết não so
với nhóm chứng 70
Bảng 3.11. Nồng độ copeptin huyết thanh vào viện theo thể tích tổn thương não .. 71 Bảng 3.12. Nồng độ copeptin huyết thanh theo thang điểm NIHSS ở bệnh nhân
nhồi máu não 71
Bảng 3.13. Nồng độ copeptin huyết thanh theo thang điểm NIHSS ở bệnh nhân
xuất huyết não 72
Bảng 3.14. Sự thay đổi nồng độ copeptin với mức độ nặng lâm sàng theo thang điểm NIHSS ở bệnh nhân nhồi máu não 72
Bảng 3.15. Sự thay đổi nồng độ copeptin với mức độ nặng lâm sàng theo thang
điểm NIHSS ở bệnh nhân xuất huyết não 73
Bảng 3.16. Liên quan nồng độ copeptin vào viện với mức độ nặng lâm sàng bảy
ngày sau vào viện ở bệnh nhân nhồi máu não 74
Bảng 3.17. Liên quan nồng độ copeptin vào viện với mức độ nặng lâm sàng bảy
ngày sau vào viện ở bệnh nhân xuất huyết não 74
Bảng 3.18. Điểm cắt giá trị nồng độ copeptin vào viện tiên lượng mức độ nặng
trên lâm sàng lúc vào viện ở bệnh nhân nhồi máu não 75
Bảng 3.19. Điểm cắt giá trị nồng độ copeptin vào viện tiên lượng mức độ nặng
trên lâm sàng lúc vào viện ở bệnh nhân xuất huyết não 76
Bảng 3.20. Điểm cắt giá trị nồng độ copeptin bảy ngày sau vào viện tiên lượng
mức độ nặng trên lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não 77
Bảng 3.21. Điểm cắt giá trị nồng độ copeptin bảy ngày sau vào viện tiên lượng
mức độ nặng trên lâm sàng ở bệnh nhân xuất huyết não 78
Bảng 3.22. Tương quan giữa thang điểm NIHSS vào viện với các yếu tố nguy
cơ khác ở bệnh nhân nhồi máu não 79
Bảng 3.23. Phân tích hồi qui đơn biến các yếu tố liên quan đến mức độ nặng lâm sàng vào viện theo thang điểm NIHSS ở bệnh nhân nhồi máu não . 80 Bảng 3.24. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố liên quan đến mức độ nặng lâm sàng vào viện theo thang điểm NIHSS ở bệnh nhân nhồi máu não . 80 Bảng 3.25. Tương quan giữa thang điểm NIHSS vào viện với các yếu tố nguy
cơ khác ở bệnh nhân xuất huyết não 81
Bảng 3.26. Phân tích hồi qui đơn biến các yếu tố liên quan đến mức độ nặng lâm sàng vào viện theo thang điểm NIHSS ở bệnh nhân xuất huyết não 82 Bảng 3.27. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố liên quan đến mức độ nặng lâm sàng vào viện theo thang điểm NIHSS ở bệnh nhân xuất huyết não 82 Bảng 3.28. So sánh các yếu tố nguy cơ trong tiên lượng mức độ nặng lâm sàng bảy ngày sau vào viện ở bệnh nhân nhồi máu não 83
Bảng 3.29. Phân tích hồi qui logistic đơn biến các yếu tố ảnh hưởng mức độ nặng lâm sàng bảy ngày sau vào viện ở bệnh nhân nhồi máu não .. 84 Bảng 3.30. Phân tích hồi qui logistic đa biến các yếu tố ảnh hưởng mức độ nặng
lâm sàng bảy ngày sau vào viện ở bệnh nhân nhồi máu não 84
Bảng 3.31. Giá trị tiên lượng dự báo của mô hình 84
Bảng 3.32. So sánh các yếu tố nguy cơ trong tiên lượng mức độ nặng lâm sàng bảy ngày sau vào viện ở bệnh nhân xuất huyết não 85
Bảng 3.33. Phân tích hồi qui logistic đơn biến các yếu tố ảnh hưởng mức độ nặng lâm sàng bảy ngày sau vào viện ở bệnh nhân xuất huyết não 86 Bảng 3.34. Phân tích hồi qui logistic đa biến các yếu tố ảnh hưởng mức độ nặng
lâm sàng bảy ngày sau vào viện ở bệnh nhân xuất huyết não 86
Bảng 3.35. Giá trị tiên lượng dự báo của mô hình 86
Bảng 3.36. Tương quan giữa độ copeptin huyết thanh vào viện với thể tích tổn
thương não ở bệnh nhân tai biến mạch máu não 87
Bảng 3.37. Tương quan giữa nồng độ copeptin vào viện với các thông số lâm
sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não 89
Bảng 3.38. Tương quan giữa nồng độ copeptin vào viện với các thông số lâm
sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân xuất huyết não 93
Bảng 3.39. Mối tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh bảy ngày sau
vào viện với thang điểm NIHSS bảy ngày sau vào viện 96
Bảng 3.40. Mối tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh bảy ngày sau vào viện với thang điểm Glasgow bảy ngày sau vào viện 97
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
HÌNH
Hình 1.1. Peptide tiền chất có 164 amino acid của AVP, sơ – tiền vasopressin .. 17 Hình 1.2. Tổng hợp và bài tiết của AVP và copeptin ở vùng dưới đồi, tuyến yên
và ảnh hưởng của AVP lên 3 loại thụ thể vasopressin khác nhau 19
Hình 1.3. Những ảnh hưởng của vasopressin lên mạch máu não 26
Hình 1.4. Ảnh hưởng của vasopressin (AVP) trong việc cân bằng nội môi
trong não 28
Hình 2.1. Bảng pha loãng chuẩn 53
Hình 2.2. Bản đồ các khay miễn dịch và hướng dẫn pha loãng chuẩn 54
Hình 2.3. Lược đồ xét nghiệm 54
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ chế thiếu máu cục bộ não 6
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 62
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ tương tác phân tử sử dụng trong bộ dụng cụ Enzyme
Immunoassay 52
Tóm tắt các bước tiến hành xét nghiệm 56
Nồng độ copeptin huyết thanh vào viện ở nhóm nhồi máu não và
nhóm chứng 67
Nồng độ copeptin huyết thanh vào viện ở nhóm xuất huyết não
và nhóm chứng 67
Nồng độ copeptin huyết thanh vào viện theo giới ở nhóm nhồi
máu não 69
Nồng độ copeptin huyết thanh vào viện theo giới ở nhóm xuất
huyết não 69
Diện tích dưới đường cong ROC của nồng độ copeptin vào viện tiên lượng mức độ nặng trên lâm sàng theo thang điểm NIHSS ở
bệnh nhân nhồi máu não 75
Diện tích dưới đường cong ROC của nồng độ copeptin vào viện tiên lượng mức độ nặng trên lâm sàng theo thang điểm NIHSS ở
bệnh nhân xuất huyết não 76
Diện tích dưới đường cong ROC của nồng độ copeptin bảy ngày sau vào viện trong tiên lượng mức độ nặng ở bệnh nhân nhồi
máu não 77
Diện tích dưới đường cong ROC của nồng độ copeptin bảy ngày sau vào viện trong tiên lượng mức độ nặng của bệnh ở bệnh
nhân xuất huyết não 78
Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh vào viện với thể
tích tổn thương nhồi máu não 87
Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh vào viện với thể tích tổn thương xuất huyết não
Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh vào viện với
thang điểm Glasgow ở bệnh nhân nhồi máu não 90
Biểu đồ 3.12. Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh vào viện với
thang điểm NIHSS ở bệnh nhân nhồi máu não 90
Biểu đồ 3.13. Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh vào viện với
glucose máu ở bệnh nhân nhồi máu não 91
Biểu đồ 3.14. Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh vào viện với hs-
CRP ở bệnh nhân nhồi máu não 91
Biểu đồ 3.15. Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh vào viện với
fibrinogen ở bệnh nhân nhồi máu não 92
Biểu đồ 3.16. Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh vào viện với
bạch cầu ở bệnh nhân nhồi máu não 92
Biểu đồ 3.17. Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh vào viện với
thang điểm Glasgow ở bệnh nhân xuất huyết não 94
Biểu đồ 3.18. Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh vào viện với
thang điểm NIHSS ở bệnh nhân XHN 94
Biểu đồ 3.19. Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh vào viện với
glucose máu ở bệnh nhân xuất huyết não 95
Biểu đồ 3.20. Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh vào viện với
HbA1c ở bệnh nhân xuất huyết não 95
Biểu đồ 3.21. Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh bảy ngày sau vào viện với thang điểm NIHSS ở bệnh nhân nhồi máu não. … 96 Biểu đồ 3.22. Tương quan giữa nồng độ copeptin huyết thanh bảy ngày sau vào viện với thang điểm NIHSS ở bệnh nhân xuất huyết não .. 97 Biểu đồ 3.23. Tương quan giữa nồng độ copeptin bảy ngày sau vào viện với
thang điểm Glasgow ở bệnh nhân nhồi máu não 98
Biểu đồ 3.24. Tương quan giữa nồng độ copeptin bảy ngày sau vào viện với thang điểm Glasgow ở bệnh nhân xuất huyết não 98