Nghiên cứu nồng độ của các globulin miễn dịch và bổ thể ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị tại khoa Nội Tiết Bệnh viện Bạch Mai
Luận văn Nghiên cứu nồng độ của các globulin miễn dịch và bổ thể ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị tại khoa Nội Tiết Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác dụng của insulin, hoặc cả hai. Bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới tính đến năm 2010 có khoảng 285 triệu người mắc ĐTĐ và dự báo đến năm 2030 có khoảng 438 triệu người[1], [2].
Đái tháo đường là một vấn đề y tế nan giải, là gánh nặng với sự phát triển kinh tế – xã hội vì sự phổ biến của bệnh, các hậu quả nặng nề của bệnh do phát hiện và điều trị muộn. Một nghiên cứu về chi phí cho điều trị ĐTĐ tại Mỹ năm 1997 cho thấy tổng chi phí điều trị cho người bị ĐTĐ là 77,7 tỷ USD trong đó phần lớn chi cho điều trị biến chứng của bệnh[3]. Ước tínhchi phí tối thiểu để điều trị đái tháo đường trên thế giới năm 2010 là 376 tỷ USD và lên đến 490 tỷ USD vào năm 2030 (chiếm 12% tổng chi phí y tế toàn cầu)[4].
Đái tháo đường là một bệnh tiến triển âm thầm, tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng, bên cạnh đó cuộc sống được cải thiện, tuổi thọ của người ĐTĐ tăng cũng làm cho các biến chứng mạn tính có điều kiện xuất hiện và ngày càng tăng theo thời gian bị bệnh. Những nghiên cứu về đái tháo đường cho thấy cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 bao gồm tình trạng rối loạn bài tiết insulin và tình trạng kháng insulin, ngoài ra người ta còn nhận thấy có sự hiện diện của tình trạng viêm mạn tính mức độ thấp góp phần vào cơ chế bệnh sinh của kháng insulin[5],[ 6]. Quá trình viêm mạn tính này dẫn đến sự thay đổi các thành phần của hệ miễn dịch ở bệnh nhân ĐTĐ.Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về rối loạn miễn dịch ở người mắc ĐTĐ, cụ thể là nghiên cứu về sự thay đổi của globulin miễn dịch, bổ thể ở những bệnh nhân này. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ. Ở Việt Nam chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu khoa học nào được công bố có liên quan về vấn đề này.Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài“Nghiên cứu nồng độ của các globulin miễn dịch và bổ thể ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị tại khoa Nội Tiết Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu:
1. Tìm hiểu nồng độ các globulin miễn dịch và bổ thể ở bệnh nhân đái tháo đường
2. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ của các globulin miễn dịch với bổ thể và mối liên quan giữa các chỉ số này với tuổi, giới, nồng độ glucose máu và thời gian mắc bệnh ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
Tài liệu tham khảo Nghiên cứu nồng độ của các globulin miễn dịch và bổ thể ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị tại khoa Nội Tiết Bệnh viện Bạch Mai
1. International Diabetes Federation (2011). IDF Diabetes Atlas. Epidemiology and Mobidity, International Diabetes Federation.
2. Frank B. Hu (2011). Globalization of Diabetes: the role of diet, lifestyle, and genes, Diabetes Care, 34(6), tr. 1249-57.
3. American Diabetes Association (1997). Economic consequences of diabetes mellitus in the U.S. in Diabetes Care, 21, tr. 296-309.
4. Zhang X Zhang P, Brown J,et al (2010). Global healthcare expenditure on diabetes for 2010 and 2030, Diabetes Res Clin Pract, 87(3), tr. 293-301.
5. Maria I.S, Bruce B.D,James S (2003). Low-Grade Systemic Inflammation and the Development of Type 2 Diabetes, Diabetes Care, 52(7), tr. 1799-1805.
6. Ajay Chawla, Justin I,Odegaard (2012). Connecting Type 1 and Type 2 Diabetes through Innate Immunity, Cold Spring Harb Perspect Med, 2(3).
7. Roglic G, Wild S,Green A (2004). Global prevalenc of diabetes : estimates for the year 2000 and projections for 2030, Diabetes Care, 27(5), tr. 1047-1053.
8. World Health Organization (2006). Definition and diagnosis of diabetes mellitus nad intermediate hyperglycaemia, Report of a WHO/IDF consultation.
9. Tạ Văn Bình (2001). Bệnh béo phì – Nguy cơ và thái độ của chúng ta, Kỷ yếu toàn văn công trình NCKH nội tiết và chuyển hóa, NXB Y học Hà Nội.
10. Tạ Văn Bình và cộng sự (2003). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường .Các yếu tố nguy cơ và vân đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
11. Tạ Văn Bình (2007). Những nguyên lý nền tảng – bệnh đái tháo đường và tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
12. Tạ Văn Bình (2006). Bệnh đái tháo đường – tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
13. American Diabetes Association (2013). Stanfordsof medical care in diabetes 2011, Diabetes Care, 34(1), tr. 11-61.
14. American Diabetes Association (2015). Standards of medical care in diabetes, Diabetes Care, 38(1), tr. S8-S16.
15. Nguyễn Khoa Diệu Vân,Ngô Quý Châu (2010). Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.322-342.
16. Crook M. A,Pickup J.C (1998). Is Type II diabetes mellitus a disease of the innate immune system?, Diabetologia, 41, tr. 1241-1248.
17. Serafina Antonelli, Antonio Muscari,Giampaolo Bianchi (2007). Serum C3 is a Stronger Inflammatory Marker of Insulin Resistance Than CReactive Protein, Leukocyte Count, and Erythrocyte Sedimentation Rate Comparison study in an elderly population, Diabetes Care, 30(9), tr. 2362-2368.
18. Hedblad B, Gunnar Engstrom,Karl-Fredrik E et al (2004). Complement C3 Is a Risk Factor for the Development of Diabetes , A Population-Based Cohort Study, Diabetes Care, 27(5), tr. 1047-53.
19. Marleen M.J, Nick Wlazlo,Isabel Ferreira et al (2014). Complement Factor 3 Is Associated With Insulin Resistance and With Incident Type 2 Diabetes Over a 7-Year Follow-up Period, Diabetes Care, 37(7), tr. 1900-1909.
20. Abishek Iyer, Junxian Lim,Jacky Y et al (2013). C5aR and C3aR antagonists each inhibit diet-induced obesity, metabolic dysfunction, and adipocyte and macrophage signaling, FASEB J, 27(2), tr. 822-31.
21. Masarelli.G, Muscari.A,L. Bastagli (2000). Relationship of serum C3 to fasting insulin, risk factor and previous ischaemic events in middle-aged men, Eur Heart J, 21(13), tr. 1081-90.
22. Atkin SL,Sathyapalan T (2011). Minerva Endocrinol, tr.147-57.
23. Mahmud Hossain, M. Shamim H,Laila N Islam (2006). Complement mediated bactericidal activity and humoral immune response in type 2 diabetes mellitus, Int J Diabetes & Metabolism, 14, tr. 92-97.
24. Arinola OG, Salimonu LS,Oyeyinka GO (2004). Circulating immune complexes, immunoglobulin classes (IgG, IgA and IgM) and complement components (C3c, C4 and Factor B) in diabetic Nigerians, West Afr J Med, 23(3), tr. 253-5.
25. Djalali M, Neyestani TR,Pezeshki M (2003). Serum IgG levels to bovine insulin in type I diabetes mellitus, Indian J Pediatr, 70(9), tr. 701-5.
26. Azam Hosseinian, Zoleikha Moazezi,Ensiyeh Ahmad Moazam (2014). Evaluation of Immunological Parameters in Diabetic Patients: Are These Patients Immunodeficient?,
Iran J Allergy Asthma Immunol, 13(2), tr. 110-119.
27. Nasrat HA, Ardawi MS1,Bahnassy AA (1994). Serum immunoglobulin concentrations in diabetic patients, Diabet Med, 11(4), tr. 384-7.
28. Camina MF, Rodriguez-Segade,Carnero A (1996). High serum IgA concentrations in patients with diabetes mellitus: agewise distribution and relation to chronic complications, Clin Chem, 42(7), tr. 1064-7.
29. Ibrahim Dezayee, Zhian M,Abdulqadir A et al (2011). Assessment of Some Immunological Parametrs in Respect to Glycemic Control in Type 1 and 2 Diabetes Mellitus, Research Journal of Medical Sciences, 5(3), tr. 119-121.
30. Anne Sofie.A,Ronan M.G.Berg (2010). Type 2 diabetes mellitus is associated with impaired cytokine response and adhesion molecule expression in human endotoxemia, Intensive Care Medicine, 36(9), tr. 1548-1555.
31. AL-Suhaimi.A, Ebtesam,Fadwa (2012). Serum Adipocytokines, Metabolic and Immunological Correlations in Type 1 Diabetes mellitus (T1DM) Children, The Open Endocrinology Journal, 6, tr. 110-116.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5
DANH MỤC HÌNH 5
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 3
1.1.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình bệnh đái tháo đường ở Việt Nam 4
1.2. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 6
1.2.1 .Định nghĩa ĐTĐ 6
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ 6
1.2.3. Phân loại và cơ chế bệnh sinh ĐTĐ 6
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BỔ THỂ 9
1.3.1. Khái niệm về bổ thể 9
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh rối loạn bổ thể C3, C4 trong bệnhĐTĐ 10
1.3.3. Các nghiên cứu về bổ thể (C3, C4) và đái tháo đường 13
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GLOBULIN MIỄN DỊCH 14
1.4.1 .Khái niệm về globulin miễn dịch (immunoglobulin-Ig ) 14
1.4.2. Cơ chế bệnh sinh rối loạn globulin miễn dịch trong bệnhĐTĐ 17
1.4.3. Các nghiên cứu về globulin miễn dịch và ĐTĐ typ 2 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.1 .Nhóm bệnh 20
2.1.2. Nhóm chứng 20
2.1.3. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.3.2. Cách lấy mẫu 21
2.3.3. Trang thiết bị 21
2.3.4. Hóa chất 21
2.3.5. Các phương pháp xét nghiệm sử dụng trong nghiên cứu 22
2.3.6. Phương pháp phân tích số liệu 24
2.4.Sơ đồ nghiên cứu 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Những thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 27
3.1.1 .Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính 27
3.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu 28
3.1.2. Kết quả xét nghiệm một số thông số máu 28
3.1.3. Giá trị trung bình các chỉ số xét nghiệm ở 2 giớinhóm bệnh 29
3.1.4. Tỷ lệ rối loạn globulin miễn dịch và bổ thể ở 2 nhóm 30
3.1.5. Phân loại rối loạn globulin miễn dịch và bổ thểtheo giớinhóm bệnh
3.1.6. Các chỉ số globulin miễn dịch và bổ thể theo nồng độ glucose máu
nhóm bệnh 31
3.1.7. Các chỉ số bổ thể và globulin miễn dịch theo thời gian phát hiện bệnh 32
3.1.6.1. Các chỉ số giữa nhóm mới phát hiện bệnh và nhóm có tiền sử bệnh
32
3.1.7. Mối tương quan giữa các chỉ số với nồng độ glucose máu 34
3.1.8. Mối tương quan giữa các chỉ số với thời gian phát hiện bệnh 34
3.1.8. Mối tương quan giữa các chỉ số globulin miễn dịch với bổ thể 35
3.1.9 Mối tương quan giữa các chỉ số globulin miễn dịch 37
3.1.10 Mối tương quan giữa các chỉ số bổ thể 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 39
4.1. Về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 39
4.2. Về thay đổi của bổ thể và globulin miễn dịch ở người ĐTĐ typ 2 39
4.2.1. Về thay đổi bổ thể C3, C4 ở người đái tháo đường 39
4.2.2 Về thay đổi globulin miễn dịch ở người đái tháo đường 41
4.2.3. Về liên quan giữa bổ thể, globulin miễn dịch máu với tuổi và giới 42
4.2.4. Về liên quan giữa bổ thể , globulin miễn dịch máu với nồng độ
glucose máu 43
4.2.5. Về liên quan giữa nồng độ bổ thể , globulin máu với thời gian mắc
bệnh 44
4.2.6. Về mối liên quan giữa nồng độ bổ thể và globulin miễn dịch 45
KẾT LUẬN 46