Nghiên cứu nồng độ hemoglobin tự do trong huyết tương của bệnh nhân ngoại khoa truyền máu khối lượng lớn

Nghiên cứu nồng độ hemoglobin tự do trong huyết tương của bệnh nhân ngoại khoa truyền máu khối lượng lớn

Mục tiêu:Tìm hiểu nồng độ hemoglobin tự do trong huyết tương của bệnh nhân ngoại khoa truyền máu khối lượng lớn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:48 bệnh nhân người lớn, được mổ và có nhận > 3000 ml máu trong 24 giờ, tại bệnh viện Việt – Đức từ 1/2005 – 12/2006, gồm 22 (48%) đa chấn thương, 26 (52%) không chấn th-ương, nam: 31 (64,6%); nữ: 17 (35,4%), tuổi trung bình: 36 ± 16, được xét nghiệm heoglobin tự do trong huyết tương tại các thời điểm trong và sau truyền, phân tích kết quả. Kết quả:Hemoglobin tự do phát hiện được ở nồng độ thấp sau truyền 1500 ml máu ở 9/16 bệnh nhân. Ở thời điểm sau truyền > 2000 ml, 100% trường hợp (16/16) cú hemoglobin tự do với nồng độ trung bình là 0,56 g/dl, và 0,7 g/l ở thời điểm sau truyền > 3000 ml. Nồng độ Hbtự do huyết tương có xu hướng tăng theo số lượng máu truyền. Không có mối liên quan giữa nồng độ Hb tự do huyết tương bệnh nhân TMKLL và thời gian lưu trữ của máu truyền vào, cũng như với nguyên nhân chấn thương và mức độ nặng của chấn thương. Kết luận:
Việc lựa chọn máu có thời hạn lưu trữ ngắn ngày là cần thiết cho những bệnh nhân TMKLL, đặc biệt là sau truyền 1500 ml.

Hemoglobin là thành phần cấu tạo của hồng cầu (HC), chúng được giải phóng từ sự ly giải của
hồng cầu. Trong quá trình bảo quản, khi màng bị tổn thương, HC sẽ biến dạng, vỡ, làm giải phóng Hb vào dung dịch bảo quản. Có tới khoảng 1% HC bị li giải, và ở ngày thứ 35 lượng hemoglobin (Hb) huyết tương tăng từ 2,5 đến 138 mg/dl [3]. Truyền máu khối lượng lớn (TMKLL – Massive Blood Transfusion) hay truyền máu ồ ạt được định nghĩa là truyền thay thế một lượng máu tương đương hoặc lớn hơn thể tích máu cơ thể trong vòng 24 giờ [2, 3,5].

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment