Nghiên cứu nồng đô homocystein huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế
Suy thận mạn (STM) là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển qua nhiều năm tháng làm giảm mức lọc cầu thận một cách từ từ và không hồi phục. STM là hậu quả cuối cùng của nhiều bệnh thận mạn tính có thể do nguyên nhân viêm nhiễm, xơ hóa tổ chức nhu mô thận làm giảm dần các Nephron (số đơn vị thận chức năng) [3], [16].
STM làm thận mất dần khả năng điều chỉnh thăng bằng nội môi, giảm và tiến đến mất khả năng bài tiết các chất cặn bã được sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Khi bị suy thận nặng sẽ làm rối loạn khả năng điều hòa kiềm toan, điều hòa nước điện giải, gây tổn thương nhiều cơ quan nội tạng và dẫn đến hàng loạt những biến loạn về sinh hóa cũng như lâm sàng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có sự biến đổi về nồng độ homocystein máu [3,16,20].
Sự tích lũy nồng độ homocystein ở bệnh nhân STM dẫn tới xơ vữa mạch máu và hình thành huyết khối theo nhiều cơ chế như rối loạn chức năng nội mạch máu, phì đại tế bào cơ trơn mạch máu, tăng hình thành các chất oxit hoá của lipid và tăng đông máu làm tăng phì đại lớp áo giữa và trong của thành mạch máu, tăng tạo huyết khối và thường xảy ra sớm như ở động mạch chủ, động mạch vành và động mạch ngoại biên như động mạch cảnh, động mạch đùi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân STM [6, 24, 40, 56, 63]. Theo Welch George N và Burgess ED cho thấy có mối tương quan nghịch giữa nồng độ homocystein và chức năng lọc của cầu thận. Người ta còn thấy rằng có mối liên quan giữa tăng homocystein toàn phần và bệnh lý xơ vữa mạch máu ngay cả khi chưa có STM [60], [44].
Trên thế giới có một số tác giả đã nghiên cứu nồng độ homocystein huyết thanh ở những bênh nhân lọc máu chu kỳ và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở nhóm bênh nhân này [29],[46],[61].
Tại Việt Nam, đã có tác giả nghiên cứu rối loạn homocystein máu ở bênh nhân bệnh mạch vành [10], và ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ- giai đoạn mà các rối loạn về chức năng các cơ quan liên quan đã rõ rệt và trầm trọng [14]. Mạt khác các nghiên cứu này chỉ đơn thuần đánh giá sự biển đổi nồng đô homocystein huyêt thanh chưa trực tiêp tìm hiểu và đánh giá mối liên quan giữa tình trạng bien đổi nồng đô homocystein huyốt thanh với một số yếu tố liên quan trực tiếp như sự thay đổi hình thái của mạch máu, độ dày lớp nội trung mạc của mạch máu. Mạt khác ở giai đoạn suy thân sớm ngay từ khi chưa lọc máu thì sự biên đổi đó diễn ra như thê nào? Nồng độ homocystein huyêt thanh có thực sự tăng và nếu tăng thì ở mức độ nào? Hơn thế nữa nếu homocystein huyêt thanh tăng có ảnh hưởng thật sự tới độ dày của mạch máu hay không? Chính vì vây chúng tôi đạt vấn đề nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu nồng đô homocystein huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế” với hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát sự biến đổi nồng độ homocystein huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điÒu tri thay thế.
. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ homocystein huyết thanh với một số dấu hiệu lâm sàng, cạn lâm sàng và độ dày lớp nội trung mạc của động mạch cảnh ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG SUY THẬN MẠN 3
1.2. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA STM 4
1.2.1 . Lâm sàng 4
1.2.2. Biểu hiện cận lâm sàng của STM 5
1.3. BIẾN CHỨNG CỦA SUY THẬN MẠN 6
1.3.1. Biến chứng tim mạch 6
1.3.2. Biến chứng ở phổi 7
1.3.3. Rối loạn nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan 7
1.3.4. Thay đổi về huyết học 8
1.3.5. Rối loạn lipid máu 8
1.3.6. Loạn dưỡng xương 8
1.3.7. Biến chứng thần kinh 8
1.3.8. Biến chứng tiêu hóa 8
1.3.9. Rối loạn dinh dưỡng và nội tiết 9
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN 9
1.4.1. Điều trị bảo tồn 9
1.4.2. Điều trị thay thế thận suy 9
1.5. HOMOCYSTEIN VÀ SUY THẬN MẠN 9
1.5.1. Lịch sử về homocystein 9
1.5.2. Cấu trúc và chuyền hóa homocystein bình thường trong cơ thể 10
1.5.3. Chuyển hóa homocystein ở bệnh nhân suy thận mạn 13
1.5.4. Anh hưởng tăng homocysstenin ở bệnh nhân STM giai đoạn cuối 19
1.6. NGHIÊN CỨU VỀ HOMOCYSTEIN VÀ BỆNH THẬN MẠN TÍNH .. 22
1.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài 22
1.6.2. Các nghiên cứu trong nước 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Nơi tiến hành nghiên cứu 28
2.2.3. Tiến hành nghiên cứu 28
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 32
Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 33
3.1.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới 33
3.1.2. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới 33
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân gây suy thận mạn 34
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 34
3.2.1. Lâm sàng 34
3.2.2. Cận lâm sàng 35
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN HUYÉT THANH VỚI MỘT SỐ YÉU TỐ 44
3.3.1. Mối liên quan giữa homocystein huyết thanh với một số yếu tố lâm sàng 44
3.3.2. Mối tương quan giữa homocystein huyết thanh với các yếu tố cận lâm sàng 44 Chương 4: BÀN LUẬN 50
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 50
4.1.1. Về tuổi 50
4.1.2. Về giới 50
4.1.3. về nguyên nhân suy thận 51
4.2. BÀN LUẬN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 51
4.2.1. Thiếu máu 51
4.2.2. Phù 52
4.2.3. T ăng huyết áp 52
4.2.4. Suy dinh dưỡng 53
4.3. NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN HUYẾT THANH VÀ MỐI LIÊN QUAN MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC 54
4.3.1. Nồng độ homocystein huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn 54
4.3.2. Mối tương quan giữa homocystein huyết thanh và tuổi 55
4.3.3. Mối tương quan giữa nồng độ homocystein huyết thanh và ure máu 56
4.3.4. Mối tương quan giữa nồng độ homocystein huyết thanh và creatinin máu. …57
4.3.5. Mối tương quan giữa nồng độ homocystein huyết thanh và mức lọc cầu
thận (MLCT) 58
4.3. .6.Mối liên quan giữa nồng độ độ homocystein huyết thanh và tăng huyết áp…58
4.3.7. Mối liên quan giữa nồng độ độ homocystein huyết thanh và tình trạng
thiếu máu 59
4.3.8 Mối liên quan giữa nồng độ độ homocystein huyết thanh và protein máu, albumin máu, lipid máu 60
4.3.9. Mối liên quan giữa nồng độ độ homocystein huyết thanh và p2 microglobulin 61
4.3.10. Mối liên quan giữa nồng độ độ homocystein huyết thanh và Calci,
phospho và PTH 62
4.3.12.Mối liên quan giữa nồng độ độ homocystein huyết thanh và độ dày nội
trung mạc động mạch cảnh 63
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích