Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti CCP huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tại Thái Nguyên
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti CCP huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tại Thái Nguyên.Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp nhất trong nhóm bệnh khớp viêm. Bệnh được xếp vào nhóm bệnh tự miễn. Cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh. Trên thế giới tỉ lệ VKDT vào khoảng 1% dân số [51]. Bệnh thường gặp ở nữ giới tuổi trung niên. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng viêm màng hoạt dịch của nhiều khớp dẫn đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn không hồi phục. Sự phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn dẫn đến hậu quả dính, biến dạng khớp và dẫn đến tàn phế cho người bệnh. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh VKDT trong giai đoạn sớm là rất có giá trị để ngăn chặn sự phá hủy khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Chẩn đoán bệnh VKDT nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng và chụp Xquang thường chỉ được phát hiện được bệnh ở giai đoạn muộn. Để chẩn đoán sớm nhiều trường hợp phải dựa vào xét nghiệm miễn dịch [4], [34].
Hiện nay chẩn đoán VKDT thường được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của hội thấp khớp Hoa Kì năm 1987 (ACR) và Hội thấp khớp châu Âu 2010 (EULAR) bao gồm các tiêu chuẩn về lâm sàng, tiêu chuẩn Xquang, tiêu chuẩn miễn dịch; trong đó xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF (Rheumatid factor) là tiêu chuẩn miễn dịch duy nhất trong tiêu chuẩn chẩn đoán của ACR 1987 [12], [47]. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu của bệnh các dấu hiệu lâm sàng thường không điển hình, yếu tố dạng thấp có thể xuất hiện muộn thường sau 2 năm. Yếu tố dạng thấp là một yếu tố miễn dịch được biết từ rất sớm, xét nghiệm RF được áp dụng trong lâm sàng nhằm mục đích chẩn đoán từ hơn 50 năm nay, xét nghiệm này có độ nhạy tương đối cao nhưng độ đặc hiệu không cao. Bởi có thể tìm thấy yếu tố dạng thấp trong một số bệnh tự miễn khác, ở người già… [1].
Năm 1998, Shellerkens và cộng sự đã tìm thấy sự xuất hiện của một tự kháng thể kháng peptide citruhin dạng vòng là anti cyclic citruhinated peptide antibiodies (anti CCP) đã được tìm thấy trong huyết thanh bệnh nhân VKDT, tự kháng thể này được phát hiện bằng xét nghiệm ELISA. Các nghiên cứu cho thấy xét nghiệm tìm kháng thể anti CCP được Shellerkens và cộng sự tìm ra (1998) với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì vậy mà xét nghiệm anti CCP đã được hội thấp khớp Châu Âu (EULAR) 2010 đưa vào là một tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh [47].
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá giá trị của xét nghiệm kháng thể anti CCP trong chẩn đoán VKDT, các nghiên cứu cho thấy sự có mặt của kháng thể anti CCP có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán xác định bệnh đặc biệt là ở những bệnh nhân có xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) âm tính trong huyết thanh [41].
Cho đến nay ở Việt Nam bệnh viêm khớp dạng thấp đã được quan tâm nghiên cứu nhưng các nghiên cứu chủ yếu tập trung tại các trung tâm và các bệnh viện lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời xét nghiệm tìm kháng thể anti CCP mới chỉ được sử dụng thường quy ở một số bệnh viện lớn như: Bạch Mai, Chợ Rẫy… Ở khu vực miền núi phía Bắc nói chung và Thái Nguyên nói riêng xét nghiệm này mới được đưa vào áp dụng trong chẩn bệnh VKDT. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti CCP huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tại Thái Nguyên” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
2. Xác định mối liên quan giữa nồng độ kháng thể anti CCP huyết thanh với một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Ngọc Ân, Bệnh viêm khớp dạng thấp, bài giảng bệnh học nội khoa. 2001, Nhà xuất bản Y học. pp. 250-263.
2. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Hùng (2013), “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ACR/EULAR 2010 trong chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp”.
3. Phạm Thị Thanh Huyền (2010), Bước đầu nghiên cứu kháng thể AntiCCP2 trong chẩn đoán bệnh Viêm khớp dạng thấp tại Huế, Luận văn thạc sỹ y học, Bộ môn Nội, Thư viện Đại Học y Huế, 73.
4. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Bệnh học Cơ- Xương- Khớp nội khoa, NXB giáo dục Việt nam. pp. 5-9
5. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Vĩnh Ngọc (2007), “Bước đầu xác định mối liên quan giữa kháng thể anti-CCP 2 và một số yếu tố trong bệnh viêm khớp dạng thấp”, Tạp chí Nội Khoa 5, pp. 67.
6. Nguyễn Thị Thanh Mai (2006), Nghiên cứu kháng thể Cyclic citrulinated peptid (anti -CCP) trong bệnh viêm khớp dạng thấp., Bộ môn Nội tổng hợp, Luận văn bác sỹ nội trú, Thư viện Đại học y Hà Nội, 76.
7. Phan Thanh Tòng (2010), Nghiên cứu đặc điểm một số tự kháng thể trong bệnh viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện đa khoa Cần Thơ, Luận văn Thạc sỹ y học, Thư viện Đại học y Cần Thơ.
8. Lý Nguyên Thạch (2013), Nghiên cứu nồng độ yếu tố dạng thấp RF và kháng thể Anti CCP ở bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp tại Huế, Thư Sviện Đại học Y dược Huế, 74.
9. Nguyễn Thị Mộng Trang (2009), “Độ nhạy và độ đặc hiệu của kháng thể Anti CCP trong chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện
Chợ Rẫy”, tạp chí Nội khoa 4,pp. 12-8.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TIẾNG ANH
10. Alessandri c Bombardieri M, Papa N, et al (2004), “Decrease of anti¬cyclic citrullinated peptide antibodies rheumatoid factor following anti- TNFalpha therapy (infliximab) rheumatoid arthritis is associated with clinical improvement.”, Ann Rheurri 63, pp. 1218-1221.
11. Alexiou Ioannis, Germenis Anastasios, Ziogas Athanasios, et al (2007), “Diagnostic value of anti-cyclic citrullinated peptide antibodies in Greek patients with rheumatoid arthritis”, BMC Musculoskeletal Disorders, 8 (1), pp. 37.
12. Arnett FC Edworthy SM, Bloch DA, et al (1988), “The American Rheumatism Association 1987 revised criteria for the classification of rheumatoid arthritis”, Arthritis Rheum 31, pp. 315—24.
13. Avouac J., Gossec L., Dougados M. (2006), “Diagnostic and predictive value of anti-cyclic citrullinated protein antibodies in rheumatoid arthritis: a systematic literature review”, Ann Rheum Dis, 65 (7), pp. 845-51.
14. Block D. R., Jenkins S. M., Dalenberg D. A., et al (2012), “Analytical and clinical comparison of anti-CCP assays with rheumatoid factor for the diagnosis of rheumatoid arthritis”, Clin Chim Acta, 413 (11-12), pp. 1015-7.
15. Chandirasekar R., Kumar B. L., Jayakumar R., et al (2014), “Evaluation of clinical and cytogenetic parameters in Rheumatoid arthritis patients for effective diagnosis”, Clin Chim Acta, pp.
16. E.D Harris (1993), “Etiology and pathogenesis of rheumatoid arthitis Rheumatoid arthitis””, Textbook of Rheumatology, 4th Edition Vol 1, pp. 833-873.
17. Farheen K., Agarwal S. K. (2011), “Assessment of disease activity and treatment outcomes in rheumatoid arthritis”, J Manag Care Pharm, 17 (9 Suppl B), pp. S09-13.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
18. Farid SSh, Azizi G., Mirshafiey A. (2013), “Anti-citrullinated protein antibodies and their clinical utility in rheumatoid arthritis”, Int J Rheum Dis, 16 (4), pp. 379-86.
19. Goeldner Isabela, Skare Thelma L., de Messias Reason Iara T., et al (2010), “Anti-cyclic citrullinated peptide antibodies and rheumatoid factor in rheumatoid arthritis patients and relatives from Brazil”, Rheumatology, pp.
20. Guery J. C. (2012), “Estrogens and inflammatory autoimmune diseases”, Joint Bone Spine, 79 (6), pp. 560-2.
21. Hayashi N., Kumagai S. (2010), “[Anti-cyclic citrullinated peptide antibodies and rheumatoid arthritis]”, Rinsho Byori, 58 (5), pp. 466-79.
22. Hung-Ke Lin Joung-Liang Lan, Der-Yuan Chen, , et al (2008), “The diagnostic value of anti-cyclic citrullinated peptide antibodies and rheumatoid factor in patients with rheumatoid arthritis ”, Formosan Journal of Rheumatology, (22), pp. 68-73.
23. Inanc N. (2007), “Anti-CCP antibodies in rheumatoid arthritis and psoriatic arthritis”, Clin Rheumatol, 26 (1), pp. 17-23.
24. J. Zhao, Y.Su, R. Li, et al (2014), “Classification criteria of early rheumatoid arthritis and validation of its performance in a multi-centre cohort”, Clin Exp Rheumatol, 32 (5), pp. 667-73.
25. Jansen AL, van der Horst-Bruinsma I, van Schaardenburg D, et al (2002), “Rheumatoid factor and antibodies to cyclic citrulirnated peptide differentiate rheumatoid arthritis from undifferentiated polyarthritis in patients with early arthritis.”, I Rheumatol, 29 (29), pp. 2074-6.
26. Kaarela K., Kauppi M. J., Lehtinen K. E. (1995), “The value of the ACR 1987 criteria in very early rheumatoid arthritis”, Scand J Rheumatol, 24 (5), pp. 279-81.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
27. Kim H. H., Kim J., Park S. H., et al (2010), “Correlation of anti-cyclic citrullinated antibody with hand joint erosion score in rheumatoid arthritis patients”, Korean JIntern Med, 25 (2), pp. 201-6.
28. Krol A., Garred P., Heegaard N., et al (2014), “Interactions between smoking, increased serum levels of anti-CCP antibodies, rheumatoid factors, and erosive joint disease in patients with early, untreated rheumatoid arthritis”, Scand JRheumatol, pp. 1-5.
29. Kuru O., Bilgici A., Birinci A., et al (2009), “Prognostic value of anti¬cyclic citrullinated peptide antibodies and rheumatoid factor in patients with rheumatoid arthritis”, Bratisl Lek Listy, 110 (10), pp. 650-4.
30. Khan A. H., Jafri L., Hussain M. A., et al (2012), “Diagnostic utili ty of anti-citrullinated protein antibody and its comparison with rheumatoid factor in rheumatoid arthritis”, J Coll Physicians Surg Pak, 22 (11), pp. 711-5.
31. Lal P. (2011), “Inflammation and autoantibody markers identify rheumatoid arthritis patients with enhanced clinical benefit following rituximab treatment”, Arthritis Rheum, 63 (12), pp. 3681-91.
32. Lee D. M., Schur P. H. (2003), “Clinical utility of the anti-CCP assay in patients with rheumatic diseases”, Ann Rheum Dis, 62 (9), pp. 870-4.
33. Manivelavan D., C K. V. (2012), “Anti-cyclic citrullinated Peptide antibody: an early diagnostic and prognostic biomarker of rheumatoid arthritis”, J Clin Diagn Res, 6 (8), pp. 1393-6.
34. Marasovic-Krstulovic D., Martinovic-Kaliterna D., et al (2011), “Are the anti-cyclic citrullinated peptide antibodies independent predictors of myocardial involvement in patients with active rheumatoid arthritis?”, Rheumatology (Oxford), 50 (8), pp. 1505-12.
35. Matsui T., Shimada K., Ozawa N., et al (2006), “Diagnostic utility of anti-cyclic citrullinated peptide antibodies for very early rheumatoid
arthritis”, JRheumatol, 33 (12), pp. 2390-7.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
36. Meyer o Labarre c, Dougados M, Goupille p, et al (2003), “Anticitrullinated protein/peptide antibody assays in early rheumatoid arthritis for predicting five year radiographic damage.”, Ann I Rheum Dis 62, pp. 120-126.
37. Mouterde G., Lukas C., Goupille P., et al (2014), “Association of anticyclic citrullinated peptide antibodies and/or rheumatoid factor status and clinical presentation in early arthritis: results from the ESPOIR cohort”, JRheumatol, 41 (8), pp. 1614-22.
38. Nielen M. M., van Schaardenburg D., Reesink H. W., et al (2006), “Simultaneous development of acute phase response and autoantibodies in preclinical rheumatoid arthritis”, Ann Rheum Dis, 65 (4), pp. 535-7.
39. Pavai S., Sargunan S., Zain A. A., et al (2011), “Analytical and diagnostic performance of an automated anti-CCP assay”, Malays J Pathol, 33 (2), pp. 101-6.
40. Pikwer M., Giwercman A., Bergstrom U., et al (2014), “Association between testosterone levels and risk of future rheumatoid arthritis in men: a population-based case-control study”, Ann Rheum Dis, 73 (3), pp. 573-9.
41. Puszczewicz M., Iwaszkiewicz C. (2011), “Role of anti-citrullinated protein antibodies in diagnosis and prognosis of rheumatoid arthritis”, Arch Med Sci, 7 (2), pp. 189-94.
42. Quinn M. A., Gough A. K., Green M. J., et al (2006), “Anti-CCP antibodies measured at disease onset help identify seronegative rheumatoid arthritis and predict radiological and functional outcome”, Rheumatology (Oxford), 45 (4), pp. 478-80.
43. Rantapaa-Dahlqvist S., de Jong B. A., Berglin E., et al (2003), “Antibodies against cyclic citrullinated peptide and IgA rheumatoid factor predict the development of rheumatoid arthritis”, Arthritis Rheum, 48 (10), pp. 2741-9.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
44. Schellekens G. A., de Jong B. A., van den Hoogen F. H., et al (1998), “Citrulline is an essential constituent of antigenic determinants recognized by rheumatoid arthritis-specific autoantibodies”, J Clin Invest, 101 (1), pp. 273-81.
45. Serdaroglu Münevver, Çakirbay Haçim, Deger Orhan, et al (2008), “The association of anti-CCP antibodies with disease activity in rheumatoid arthritis”, Rheumatology International, 28 (10), pp. 965-970.
46. Shovman O., Gilburd B., Zandman-Goddard G., et al (2005), “The diagnostic utility of anti-cyclic citrullinated peptide antibodies, matrix metalloproteinase-3, rheumatoid factor, erythrocyte sedimentation rate, and C-reactive protein in patients with erosive and non-erosive rheumatoid arthritis”, Clin Dev Immunol, 12 (3), pp. 197-202.
47. Smolen J. S., Landewe R., Breedveld F. C., et al (2014), “EULAR recommendations for the management of rheumatoid arthritis with synthetic and biological disease-modifying antirheumatic drugs: 2013 update”, Ann Rheum Dis, 73 (3), pp. 492-509.
48. Springer Berlin Heidelberg (2007), “Rheumatoid Arthritis”, Combined Scintigraphic and Radiographic Diagnosis of Bone and Joint Diseases, pp. 183-215.
49. Steinbrocker O., Traeger C. H., Batterman R. C. (1949), “THerapeutic criteria in rheumatoid arthritis”, Journal of the American Medical Association, 140 (8), pp. 659-662.
50. van der Helm-van Mil Annette, Verpoort Kirsten, Breedveld Ferdinand, et al (2005), “Antibodies to citrullinated proteins and differences in clinical progression of rheumatoid arthritis”, Arthritis Research & Therapy, 7 (5), pp. R949 – R958.
51. Wong Rose, Davis Aileen M., Badley Elizabeth, et al (2010), prevalence of arthritis and rheumatic diseases around the world a growing burden and implications for Health Care Needs.
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iiii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương về bệnh viêm khớp dạng thấp 3
1.2. Xét nghiệm kháng thể anti CCP 14
1.3. Tình hình nghiên cứu kháng thể anti CCP trong bệnh viêm khớp dạng thấp .. 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.4. Xử lí kết quả nghiên cứu 36
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 37
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp . 39
3.3. Xác định mối liên quan giữa kháng thể anti CCP huyết thanh với một số triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng 44
Chương 4: BÀN LUẬN 49
4.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 49
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp 50
4.3. Mối liên quan của kháng thể anti CCP với một số đặc điểm lâm sàng và
cận lâm sàng 58
KẾT LUẬN 65
KHUYẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN PHỤ LỤC
ACR Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (American collegue of rheumatology)
Anti-CCP Kháng thể Peptid hóa dạng vòng (Anti- cyclic citrullinated peptide)
CRP Protein phản ứng C (C reactive protein)
CKBS Cứng khớp buổi sáng
DAS Thang điểm Hoạt động của bệnh (Disease activity score)
ELISA Kỹ thuật miễn dịch hấp phụ enzym (Enzyme linked immunosorbent assay)
EULAR Hội thấp khớp học Châu Âu (European Leaugue Against Rhummatism)
RF Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid factor)
VAS Thang điểm đánh giá mức độ đau (Visual analogue scale)
VKDT Viêm khớp dạng thấp
Vss Tốc độ máu lắng
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 37
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 38
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo địa dư 38
Bảng 3.4. Đặc điểm giai đoạn bệnh trên lâm sàng 39
Bảng 3.5. Một số triệu chứng lâm sàng khác 40
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ đau (theo VAS) và tiến triển của bệnh (theo chỉ số
Ritchie) 41
Bảng 3.7. Giai đoạn tổn thương khớp trên X-quang theo Stein Brocker ư 42
Bảng 3.8. Kết quả một số xét nghiệm máu 42
Bảng 3.9. Kết quả xét nghiệm miễn dịch trong huyết thanh (yếu tố dạng thấp
RF và kháng thể anti CCP ) 43
Bảng 3.10. Nồng độ của kháng thể anti CCP (+) trong huyết thanh 43
Bảng 3.11. Liên quan giữa xét nghiệm kháng thể anti CCP huyết thanh với giới tính. 44 Bảng 3.12. Liên quan giữa xét nghiệm kháng thể anti CCP huyết thanh với giai
đoạn bệnh trên lâm sàng 44
Bảng 3.13. Liên quan giữa xét nghiệm kháng thể anti CCP huyết thanh với mức
độ đau khớp trên lâm sàng (theo VAS) 45
Bảng 3.14. Liên quan giữa xét nghiệm kháng thể anti CCP huyết thanh với thời
gian cứng khớp buổi sáng 45
Bảng 3.15. Liên quan giữa xét nghiệm kháng thể anti CCP huyết thanh với số
lượng khớp viêm 46
Bảng 3.16. Liên quan giữa xét nghiệm kháng thể anti CCP huyết thanh với tốc độ
máu lắng giờ đầu 46
Bảng 3.17. Liên quan giữa xét nghiệm kháng thể anti CCP huyết thanh với giai
đoạn tổn thương trên Xquang 47
Bảng 3.18. Liên quan giữa xét nghiệm kháng thể anti CCP với tiêu chuẩn chẩn
đoán ACR và EULAR 47
Bảng 3.19. Kết quả xét nghiệm Anti CCP kết hợp với RF huyết thanh 48
Sơ đồ 1.1: Cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp 7
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 37
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân viêm khớp dạng thấp chẩn đoán theo tiêu
chuẩn EULAR 2010 và ACR 1987 38
Bảng 3.4. Đặc điểm giai đoạn bệnh trên lâm sàng 39
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm vị trí khớp khởi phát viêm đầu tiên 40
Biểu đồ 3.5. Đánh giá mức độ hoạt động bệnh của các 41
bệnh nhân theo chỉ số DAS 28 41
Biểu đồ 3.6. So sánh độ nhạy của xét nghiệm anti CCP và RF huyết thanh theo
các giai đoạn bệnh 45