Nghiên cứu nồng độ kháng thể IgE và IgG4 ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích
Nghiên cứu nồng độ kháng thể IgE và IgG4 ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích.Hội chứng ruột kích thích (IBS) ảnh hưởng đến khoảng 5 – 20% dân số thế giới. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc IBS hàng năm là 196 đến 260 người trên 100000 người dân [1]. Ở Việt Nam nghiên cứu khảo sát bệnh tiêu hóa tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai (2004), IBS chiếm tới 83,4% trong nhóm bệnh lý đại trực tràng và hậu môn [2]. Một nghiên cứu cộng đồng trên khoảng 40000 người ở 8 nước châu Âu cho thấy tỷ lệ chung là 11,5 phần trăm. Tuy nhiên, tỷ lệ rất khác nhau giữa các quốc gia [5]. Bệnh thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam và độ tuổi mắc bệnh thường dưới 50 tuổi. IBS cũng chiếm một số lượng đáng kể các lần đi thăm khám bác sĩ của người bệnh, và là nguyên nhân đứng thứ hai ảnh hưởng đến khả năng làm việc, chỉ sau cảm lạnh thông thường. IBS có liên quan với tăng chi phí chăm sóc y tế, với một số nghiên cứu cho thấy chi phí trực tiếp và gián tiếp ở Mỹ hàng năm lên tới 30 tỷ USD [7]. Mặc dù IBS dường như không liên quan đến sự tiến triển của các bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong, nhưng nó làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
IBS là một chẩn đoán loại trừ. Năm 1988 hội nghị quốc tế tiêu hóa tại Rome đã đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán giúp cho việc nghiên cứu và thực hành được thuận lợi. Theo tiêu chuẩn Rome III, IBS được đặc trưng bằng tình trạng đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng liên quan với các thay đổi về tần suất đại tiện và hình dạng phân. Theo đó, IBS được chia thành các thể dựa trên các triệu chứng chiếm ưu thế khi bệnh nhân đại tiện bao gồm: IBS thể phân lỏng, IBS thể táo bón, IBS thể phân lỏng, táo bón xen kẽ, IBS thể không phân loại [7].
Điều trị IBS thông thường bao gồm các thuốc chống co thắt, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị rối loạn phân – tùy thuộc vào triệu chứng tiêu chảy hay táo bón là rối loạn chiếm ưu thế. Những bất cập của điều trị bằng thuốc kéo dài để lại nhiều sự không hài lòng của bệnh nhân, và một xu hướng điều trị mới cho bệnh nhân là tìm kiếm một loạt các biện pháp thay thế, đặc biệt là của một chế độ ăn uống thích hợp, bởi vì 20% – 65% các trường hợp triệu chứng của IBS được quy cho là do phản ứng có hại của thực phẩm [8].
Trong số các yếu tố môi trường, vi sinh đường ruột và các thành phần của thực phẩm, các kháng nguyên có thể đóng một vai trò quan trọng trong bệnh sinh của hội chứng ruột kích thích. Một số nghiên cứu gần đây có đề cập đến vai trò của dị ứng thực phẩm trong hội chứng ruột kích thích với sự xuất hiện của kháng thể IgE và IgG4, là những kháng thể quan trọng của dị ứng [9],[10].
Ở Việt Nam cho tới nay cũng chưa có nghiên cứu nào được công bố về sự xuất hiện của kháng thể IgE và IgG4 trong hội chứng ruột kích thích. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nồng độ kháng thể IgE và IgG4 ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích”. Với các mục tiêu sau đây:
1. Phân loại các thể bệnh hội chứng ruột kích thích theo tiêu chuẩn Rome III.
2. Nhận xét nồng độ kháng thể IgE và IgG4 ở các thể bệnh của hội chứng ruột kích thích.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương hội chứng ruột kích thích 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Lịch sử và dịch tễ của bệnh 3
1.1.3. Sinh lý bệnh 4
1.1.4. Chẩn đoán 6
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán 9
1.1.6. Các thể của hội chứng ruột kích thích 11
1.1.7. Điều trị 11
1.2. Đại cương về kháng thể IgE và IgG4 15
1.2.1. Khái niệm kháng thể 15
1.2.2. Globulin miễn dịch G 16
1.2.3. Globulin miễn dịch E 17
1.2.4. Vai trò của IgE và IgG4 trong IBS 17
1.2.5. Các nghiên cứu về IgE và IgG4 ở bệnh nhân IBS 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu 21
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 21
2.3.4. Biến số, chỉ số và các tiêu chuẩn đánh giá 25
2.3.5. Sơ đồ nghiên cứu 26
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 27
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Đặc điểm chung 28
3.1.1. Tuổi 28
3.1.2. Giới 29
3.1.3. Thời gian mắc bệnh 29
3.1.4. Triệu chứng lâm sàng IBS của nhóm nghiên cứu 30
3.1.5. Triệu chứng lâm sàng IBS và giới 31
3.1.6. Vị trí đau bụng 32
3.1.7. Mức độ bệnh 32
3.1.8. Mức độ bệnh giữa hai giới 33
3.2. Phân loại các thể bệnh IBS theo tiêu chuẩn Rome III 35
3.2.1. Phân loại thể bệnh IBS theo tiêu chuẩn Rome III 35
3.2.2. Phân bố giới tính ở các thể IBS 36
3.2.3. Mức độ bệnh ở các thể IBS 37
3.2.4. Mức độ các triệu chứng bệnh ở các thể IBS 38
3.2.5. Triệu chứng lâm sàng ở các thể IBS 39
3.2.6. Các yếu tố liên quan đến IBS 40
3.3. Nồng độ kháng thể IgE và IgG4 toàn phần trong máu 42
3.3.1. Nồng độ kháng thể IgE toàn phần trong máu 42
3.3.2. Nồng độ kháng thể IgG4 toàn phần trong máu 43
3.3.3. Nồng độ kháng thể IgE và IgG4 so với giá trị bình thường: 43
3.3.4. Nồng độ IgE và IgG4 toàn phần trong máu theo giới ở bệnh nhân IBS 45
3.3.5. Nồng độ kháng thể IgE, IgG4 toàn phần trong máu ở các thể bệnh IBS 45
3.3.6. Mối liên quan mức độ bệnh và nồng độ kháng thể IgE ,IgG4 46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 48
4.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân IBS nghiên cứu 48
4.1.1. Tuổi 48
4.1.2. Giới 48
4.1.3. Thời gian mắc bệnh 49
4.1.4. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng bệnh IBS 50
4.2. Phân loại các thể bệnh theo tiêu chuẩn Rome III 51
4.3. Nhận xét nồng độ kháng thể IgE và IgG4 ở bệnh nhân IBS 60
4.3.1. Vai trò của kháng thể IgE trong IBS 61
4.3.2. Vai trò của kháng thể IgG4 trong IBS 65
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Độ tuổi của bệnh nhân nghiên cứu. 28
Bảng 3.2: So sánh các triệu chứng IBS theo giới. 31
Bảng 3.3: Mức độ bệnh 32
Bảng 3.4: So sánh mức độ các triệu chứng IBS theo giới. 34
Bảng 3.5: Điểm trung bình mức độ bệnh theo type IBS. 37
Bảng 3.6: Điểm trung bình các triệu chứng IBS dựa trên thang điểm VAS. 38
Bảng 3.7: Triệu chứng lâm sàng của các thể IBS. 39
Bảng 3.8: Yếu tố làm giảm triệu chứng IBS. 40
Bảng 3.9: Thời gian xuất hiện triệu chứng IBS. 42
Bảng 3.10: Nồng độ kháng thể IgE 42
Bảng 3.11: Nồng độ kháng thể IgG4 43
Bảng 3.12: Nồng độ kháng thể IgE với giá trị bình thường 43
Bảng 3.13: Nồng độ kháng thể IgG4 với giá trị bình thường 44
Bảng 3.14: Nồng độ IgE và IgG4 toàn phần trong máu theo giới ở bệnh nhân IBS 45
Bảng 3.15: Nồng độ IgE liên quan với các thể IBS 45
Bảng 3.16: Nồng độ IgG4 liên quan với các thể IBS 46
Bảng 3.17: Nồng độ kháng thể trung bình IgE (IU/ml) liên quan với mức độ bệnh IBS. 46
Bảng 3.18: Nồng độ kháng thể trung bình IgG4 (mg/dl) liên quan với mức độ bệnh IBS. 47
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính IBS. 29
Biểu đồ 3.2. Triệu chứng lâm sàng. 30
Biểu đồ 3.3. Vị trí đau bụng. 32
Biểu đồ 3.4. So sánh mức độ bệnh giữa nam và nữ. 33
Biểu đồ 3.6. Phân bố thể bệnh IBS theo giới. 36
Biểu đồ 3.7. Mô tả mức độ bệnh theo thể IBS. 37
Biểu đồ 3.8. Liên quan IBS và chế độ ăn. 41
Biểu đồ 3.9. So sánh tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ kháng thể IgE tăng so với bệnh nhân có nồng độ kháng thể IgE bình thường. 43
Biểu đồ 3.10. So sánh tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ kháng thể IgG4 tăng so với bệnh nhân có nồng độ kháng thể IgG4 bình thường. 44