Nghiên cứu nồng độ Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp
Luận án Nghiên cứu nồng độ Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp.Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay đột quỵ não luôn là vấn đề thời sự của ngành y tế ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, vì là bệnh lý thần kinh có tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và tàn tật rất cao, ảnh hưởng không chỉ về kinh tế mà còn tác động rất lớn đến tâm lý người bệnh, gia đình và toàn xã hội. Tại Hoa Kỳ, TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh tim mạch và ung thư, đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người trưởng thành [15], [61]. Về phân loại lâm sàng, nhồi máu não là một trong hai thể chính của TBMMN, chiếm đến 87% so với thể chảy máu não, nguyên nhân chủ yếu là do xơ vữa động mạch gây huyết khối tắc nghẽn dòng chảy mạch máu [9].
Ngày nay, nhiều yếu tố nguy cơ đối với đột quỵ não đã được y học nghiên cứu và chứng thực, bên cạnh các yếu tố nguy cơ truyền thống kinh điển là những bằng chứng về sự hiện diện gia tăng các chất chỉ điểm sinh học trong máu ở giai đoạn cấp của đột quỵ não [35]. Một chỉ điểm sinh học đặc hiệu được phát hiện trong máu ở giai đoạn sớm sẽ giúp ích cho chẩn đoán, đặc biệt trong những trường hợp cấp cứu nghi ngờ nhồi máu não cấp và khi liệu pháp tiêu sợi huyết được xem xét một cách cẩn trọng.
Nghiên cứu nồng độ Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp Các chất chỉ điểm sinh học viêm hiện nay như protein phản ứng C độ nhạy cao (hs-CRP) và phospholipase A2 liên kết với lipoprotein huyết thanh (Lp-PLA2) đã được đánh giá là giúp dự báo mức độ xơ vữa động mạch – yếu tố nguy cơ thực sự đối với sự phát triển đột quỵ não [40], [52]. Protein phản ứng C độ nhạy cao được biết đến như là chất chỉ điểm cho tình trạng viêm hệ thống, trong khi đó Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 có vai trò là chất chỉ điểm viêm đặc hiệu cho mạch máu, độ biến thiên sinh học thấp, tham gia trực tiếp vào sự hình thành mảng xơ vữa động mạch.
Lp-PLA2 là một enzym được tạo ra bởi các tế bào đơn nhân, đại thực bào, tế bào lympho T, dưỡng bào và tế bào gan; ngoài ra Lp-PLA2 còn được tạo ra từ các tế bào bọt trong nội mạc mạch vữa xơ và phóng thích từ mảng vữa xơ động mạch. Lp-PLA2 liên kết chủ yếu với các lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp trong máu (LDL-C). Lp-PLA2 thủy phân các phospholipid đã oxy hóa của LDL thành hai chất trung gian hóa học là axit béo tự do được oxy hóa và lysophosphatidylcholin (phân tử có hoạt tính sinh học sinh xơ vữa mạnh). Lp-PLA2 hoạt động như một chỉ điểm sinh học viêm đặc hiệu cho mạch máu xơ vữa, đồng thời có vai trò trực tiếp trong việc gây vỡ mảng vữa. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa tăng nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh và nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch cũng như các biến cố mạch não trong tương lai [91], [106], [109], [110].
Trong điều kiện nước ta hiện nay, ở nhiều cơ sở y tế khi trang bị máy cộng hưởng từ chưa được phổ biến thì chụp cắt lớp vi tính vẫn là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đầu tay và có một giá trị nhất định. Kỹ thuật này có độ nhạy thấp trong giai đoạn sớm của nhồi máu não và đòi hỏi một đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa có kinh nghiệm. Vì thế, việc kết hợp xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học trong giai đoạn cấp của nhồi máu não là hoàn toàn cần thiết nhằm góp phần cho chẩn đoán và tiên lượng [34], [35], [80].
Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu về chất chỉ điểm sinh học Lp-PLA2 ở bệnh nhân nhồi máu não. Vì vậy, nhằm góp phần bước đầu tìm hiểu vai trò nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh đối với bệnh lý nhồi máu não, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nồng độ Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Xác định nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não cấp trong 7 ngày đầu sau khởi phát và vai trò Lp-PLA2 trong tiên lượng nguy cơ nhồi máu não.
2.2. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh với tình trạng lâm sàng, bề dày lớp nội trung mạc của động mạch cảnh qua siêu âm và mức độ tổn thương mô não trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính.
2.3. Bước đầu xây dựng mô hình dự báo nhồi máu não dựa trên sự kết hợp các yếu tố nguy cơ truyền thống với các chất chỉ điểm sinh học viêm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Lp-PLA2 là một chỉ điểm sinh học viêm mới đặc hiệu cho mạch máu, có độ biến thiên sinh học thấp và tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch. Lp-PLA2 huyết thanh đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo xơ vữa động mạch, dự báo nhồi máu não và tiên lượng mức độ tổn thương mô não giai đoạn cấp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đóng góp thêm chất chỉ điểm sinh học viêm trong thực hành lâm sàng cho việc dự báo nhồi máu não. Sự gia tăng nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh dự báo mức độ xơ vữa động mạch, mức độ nặng trên lâm sàng và mức độ tổn thương mô não giai đoạn cấp.
Phối hợp xét nghiệm nồng độ Lp-PLA2 với hs-CRP và các yếu tố nguy cơ truyền thống giúp gia tăng dự báo nhồi máu não.
Trên phương diện đánh giá nguyên nhân nhồi máu não ở cơ chế bệnh học viêm, việc xây dựng mô hình dự báo nguy cơ nhồi máu não sẽ giúp các thầy thuốc lâm sàng lựa chọn được các yếu tố nguy cơ truyền thống chủ đạo và các chất chỉ điểm sinh học viêm đặc hiệu để góp phần chẩn đoán nhanh, chính xác và có hiệu quả.
4. Đóng góp của luận án
Luận án góp phần nghiên cứu chất chỉ điểm viêm mới đặc hiệu cho mạch máu xơ vữa trên bệnh nhân nhồi máu não tại Việt Nam. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh tăng cao là yếu tố dự báo cho tình trạng xơ vữa động mạch và nguy cơ nhồi máu não trong giai đoạn cấp. Đánh giá sớm nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh còn giúp tiên lượng mức độ nặng về lâm sàng và mức độ tổn thương mô não bị thiếu máu, từ đó đề ra chiến lược điều trị thích hợp, giảm thiểu tổn thương chức năng thần kinh và tử vong. Nghiên cứu góp phần bước đầu xây dựng mô hình dự báo nhồi máu não dựa trên các yếu tố nguy cơ truyền thống và các chất chỉ điểm sinh học viêm đặc hiệu.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lê Văn Tâm, Lê Thị Yến, Nguyễn Duy Thăng, Hoàng Khánh (2012), “Khảo sát nồng độ Lipoprotein – associated phospholipase A2 (Lp-PLA2) máu ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp”, Tạp chí Y học thực hành, số 811 + 812, Hội nghị Đột quỵ toàn quốc lần thứ III, tại Huế, tr. 157 – 162.
2. Lê Văn Tâm, Nguyễn Duy Thăng, Hoàng Khánh (2014), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng Lipoprotein-associated phospholipase A2 huyết thanh và nhồi máu não”, Tạp chí Y Dược học, số 22+23, 2014, tr. 77 – 82.
3. Lê Văn Tâm, Nguyễn Duy Thăng, Hoàng Khánh (2015), “Mối liên quan giữa nồng độ Lipoprotein-associated phospholipase A2 huyết thanh với tình trạng lâm sàng và thể tích vùng nhồi máu não ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp”, Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108, tập 10 số đặc san, Hội nghị Khoa học Đột quỵ toàn quốc lần thứ V, tại Vinh, tr. 58 – 64.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quang Cường, Nguyễn Lân Việt (2008), “Khuyến cáo điều trị nhồi máu não”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2008-2102 của Hội Tim mạch học Việt Nam, NXB Y học Hà nội.
2. Lê Chuyển (2008), Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Protein phản ứng C (CRP) huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Nguyễn Văn Chương (2011), Thực hành lâm sàng thần kinh học – Tập III, NXB Y học Hà Nội.
4. Trần Hữu Dàng (2008), “Béo phì”, Giáo trình sau Đại học chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa, Trường Đại học Y Dược Huế, tr. 304 – 305.
5. Đoàn Quyết Dũng (2013), Nghiên cứu nồng độ Lp-PLA2 ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr. 14 – 22.
6. Trần Thượng Dũng (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ sọ não và một số yếu tố nguy cơ của nhồi máu não cấp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
7. Phạm Tử Dương (2008), “Bệnh vữa xơ động mạch”, Tai biến mạch máu não – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, NXB Y học Hà nội, tr. 48 – 60.
8. Nguyễn Văn Đăng (2006), “Tai biến thiếu máu cục bộ não”, Tai biến mạch máu não, NXB Y học, tr.76 – 113.
9. Lê Trường Giang (2011), “Các giá trị đặc trưng trong thống kê học”, Thống kê Y học, NXB Y học Hồ Chí Minh, tr. 50 -54.
10. Nguyễn Minh Hiện (2013), “Đột quỵ nhồi máu não”, Đột qụy não, NXB Y học, tr. 167 -194.
11. Nguyễn Đức Hoàng (2007), Nghiên cứu nồng độ Homocystein máu, một yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Trung ương Huế, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
12. Đỗ Văn Hùng (2013), Nghiên cứu nồng độ Lp-PLA2 ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr.48-56.
13. Nguyễn Trọng Hưng (2012), “Tai biến nhồi máu não”, Tai biến mạch máu não ở người có tuổi, NXB Y học, tr. 25 – 47.
14. Nguyễn Văn Khách (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học sọ não và yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
15. Hoàng Khánh (2013), “Thiếu máu cục bộ não hình thành”, Thần kinh học, NXB Đại học Huế, tr. 241 – 254.
16. Hoàng Khánh (2010), “Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não”, Giáo trình sau đại học Thần kinh học, NXB Đại học Huế, tr. 206 – 254.
17. Phạm Khuê (2000), “Vữa xơ động mạch”, Bách khoa thư bệnh học, NXB từ điển bách khoa,tập 2, tr. 485 – 490.
18. Đoàn Vũ Xuân Lộc (2014), Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Aspects trong tiên lượng sớm sau đột quỵ nhồi máu não cấp do tắc động mạch não giữa, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
19. Huỳnh Văn Minh (2008), “Vữa xơ động mạch”, Giáo trình sau Đại học tim mạch học, NXB Đại học Huế.
20. Huỳnh Văn Minh, Phạm Gia Khải, Đặng Vạn Phước, Nguyễn Lân Việt, (2014), “Chẩn đoán tăng huyết áp và phân tầng nguy cơ tim mạch” Khuyến cáo Chẩn đoán – Điều trị – Dự phòng tăng huyết áp, NXB Y học, tr. 7 – 8.
21. Phan Việt Nga, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có hội chứng chuyển hóa”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 7, số đặc biệt, tr. 152 – 160.
22. Nguyễn Hoàng Ngọc (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ và tiên lượng hậu quả chức năng các bệnh nhân nhồi máu não cấp”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 7, số đặc biệt, tr. 208 – 216.
23. Vũ Anh Nhị, Châu Nam Hưng (2012), “Các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa Long An”,Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 7, số đặc biệt, tr. 247 – 250.
24. Cao Phi Phong (2006), Nghiên cứu homocystein máu ở bệnh nhân nhồi máu não cấp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Lê Văn Phước (2012), “Tai biến mạch máu não”, Cộng hưởng từ sọ não, NXB Y Học, tr. 58 – 83.
26. Phan Thị Phương, Hoàng Khánh (2012), “Nghiên cứu nồng độ Myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp’, Hội nghị đột quỵ toàn quốc lần thứIII, Tạp chí Y học thực hành, số 811 – 812, tr. 149 – 156.
27. Nguyễn Ngọc Rạng (2012), “Thống kê Y học”, Thiết kế nghiên cứu & Thống kê Yhọc, NXB Y học, tr. 136 – 183.
28. Cao Thúc Sinh (2013), Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não do tăng huyết áp và hiệu quả điều trị của Lercanidipine bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
29. Nguyễn Văn Thông (2005), “Đột quỵ não”, Cấp cứu – Điều trị – Dự phòng, NXB Y học, tr.3 – 25.
30. Nguyễn Văn Thông, Đinh Thị Hải Hà, Nguyễn Hồng Quân (2012), “Nhận xét tình hình tử vong của các bệnh nhân đột quỵ não tại trung tâm đột quỵ – Bệnh viện Trung ương quân đội 108”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 7, số đặc biệt, tr. 23- 35.
31. Nguyễn Hải Thủy, Châu Mỹ Chi, Đào Thị Dừa (2013), “Các kỹ thuật thăm dò tổn thương xơ vữa động mạch cảnh” Tạp chí Y Dược học- Trường Đại học Y- Dược Huế, số Phụ bản, tr. 72 – 76.
32. Lê Thị Hoài Thư, Phạm Quang Tuấn, Hoàng Khánh (2012), “Nghiên cứu mối liên quan giữa tổn thương động mạch cảnh ngoài sọ qua siêu âm với nồng độ protein phản ứng huyết thanh độ nhạy cao ở bệnh nhân nhồi máu não”, Hội nghị đột quỵ toàn quốc lần thứ 3, Tạp chí Y học thực hành, số 811 – 812, tr. 259 – 266.
33. Trầm Lợi Trầm Tiên (2012), Khảo sát tổn thương động mạch cảnh bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân đái tháo đường bị nhồi máu não, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
34. Nguyễn Đình Toàn (2012), Nghiên cứu nồng độ PAI-1, TNF-ALPHA huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
35. Nguyễn Đình Toàn, Hoàng Khánh, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Các chất chỉ điểm sinh học trong nhồi máu não”, Hội nghị đột quỵ toàn quốc lần thứ 3, Tạp chí Y học thực hành, số 811 – 812, tr. 60 – 70.
36. Nguyễn Văn Tuấn (2014), “Phân tích hồi qui logistic”, Phân tích dữ liệu với R, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 247 – 258.
37. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Hữu Vinh (2008), “Dịch tễ, bệnh sinh và yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch”, Bệnh học tim mạch, Tập II, NXB Y học, tr. 67 – 76..
MỤC LỤCNghiên cứu nồng độ Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp
Trang phụ bìa Lời cám ơn Lời cam đoan Các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình Danh mục các sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4. Đóng góp của luận án 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về nhồi máu não 4
1.2. Tổng quan về xơ vữa động mạch 11
1.3. Các chất chỉ điểm sinh học viêm trong nhồi máu não 18
1.4. Tổng quan về lipoprotein-associated phospholipase A2 21
1.5. Tình hình nghiên cứu lipoprotein-associated phospholipase A2 ở bệnh
lý nhồi máu não 29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 55
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 57
3.2. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não cấp trong
bảy ngày đầu sau khởi phát và vai trò trong tiên lượng nguy cơ nhồi máu não 61
3.3. Mối liên quan giữa nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh với tình trạng lâm
sàng, bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh và thể tích nhồi máu não 73
3.4. Xây dựng mô hình dự báo nhồi máu não dựa trên sự kết hợp các yếu tố
nguy cơ truyền thống với các chất chỉ điểm sinh học viêm 79
Chương 4. BÀN LUẬN 81
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 81
4.2. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não cấp trong
bảy ngày đầu sau khởi phát và vai trò trong tiên lượng nguy cơ nhồi máu não 91
4.3. Mối liên quan giữa nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh với tình trạng lâm sàng,
bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh và thể tích nhồi máu não 104
4.4. Xây dựng mô hình dự báo nhồi máu não dựa trên sự kết hợp các yếu tố
nguy cơ truyền thống với các chất chỉ điểm sinh học viêm 109
KẾT LUẬN 111
KIẾN NGHỊ 113
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Các nghiên cứu nồng độ Lp-PLA2 và đột quỵ não 29
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì cho người Châu Á 38
Bảng 2.2. Phân loại tăng huyết áp theo khuyến cáo của Hội Tăng huyết áp
Việt Nam năm 2014 38
Bảng 2.3. Thang điểm Glasgow 39
Bảng 2.4. Thang điểm đột quỵ của Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ 40
Bảng 2.5. Phân loại rối loạn các thành phần lipid máu 43
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 57
Bảng 3.2. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ nhồi máu não của đối tượng nghiên cứu 58
Bảng 3.3. Mức độ rối loạn ý thức đánh giá theo thang điểm Glasgow 59
Bảng 3.4. Mức độ lâm sàng đánh giá theo thang điểm NIHSS 59
Bảng 3.5. Đặc điểm bán cầu não tổn thương 59
Bảng 3.6. Đặc điểm động mạch não tổn thương 60
Bảng 3.7. Đặc điểm thể nhồi máu não 60
Bảng 3.8. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh ở nhóm bệnh và nhóm chứng 61
Bảng 3.9. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh theo giới ở nhóm bệnh và nhóm chứng 62
Bảng 3.10. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh theo tuổi và giới ở nhóm bệnh 63
Bảng 3.11. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ ở nhóm bệnh … 64
Bảng 3.12. Phân loại nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh với một số yếu tố nguy
cơ ở nhóm bệnh 65
Bảng 3.13. Tỷ số chênh nguy cơ nhồi máu não theo tam phân vị nồng độ Lp-PLA2…. 66 Bảng 3.14. Hồi quy đơn biến logistic mối liên quan giữa một số yếu tố nguy
cơ trong tiên lượng nhồi máu não 67
Bảng 3.15. Hồi quy đa biến logistic mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ
trong tiên lượng nhồi máu não 68
Bảng 3.16. Diện tích dưới đường cong ROC của nồng độ Lp-PLA2 và hs-CRP
huyết thanh trong tiên lượng nhồi máu não 69
Bảng 3.17. Nguy cơ nhồi máu não tại giá trị điểm cắt tối ưu theo ROC của
nồng độ Lp-PLA2 70
Bảng 3.18. Nguy cơ nhồi máu não tại giá trị điểm cắt tối ưu theo ROC của
nồng độ Lp-PLA2 kết hợp hs-CRP 70
Bảng 3.19. Diện tích dưới đường cong ROC khi kết hợp nồng độ hs-CRP và
Lp-PLA2 huyết thanh trong tiên lượng nhồi máu não 71
Bảng 3.20. Diện tích dưới đường cong ROC khi kết hợp các yếu tố nguy cơ truyền thống, hs-CRP và Lp-PLA2 huyết thanh trong tiên lượng
nhồi máu não 72
Bảng 3.21. Nồng độ Lp-PLA2 với tình trạng lâm sàng đánh giá theo thang
điểm Glasgow 73
Bảng 3.22. Nồng độ Lp-PLA2 với tình trạng độ lâm sàng đánh giá theo thang
điểm NIHSS 74
Bảng 3.23. Liên quan bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh với một số
yếu tố nguy cơ 75
Bảng 3.24. Liên quan nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh với bề dày lớp nội trung
mạc động mạch cảnh 76
Bảng 3.25. Hồi quy tuyến tính đa biến bề dày lớp nội trung mạc động mạch
cảnh với một số yếu tố liên quan 77
Bảng 3.26. Liên quan nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh với thể tích nhồi máu não …. 78 Bảng 3.27. Các mô hình dự báo nhồi máu não qua phân tích BMA 79
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ nhồi máu não của đối tượng nghiên cứu ….58
Biểu đồ 3.2. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh ở nhóm bệnh và nhóm chứng 61
Biểu đồ 3.3. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh theo giới ở nhóm bệnh và
nhóm chứng 62
Biểu đồ 3.4. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh theo tuổi và giới ở nhóm bệnh 63
Biểu đồ 3.5. So sánh tỷ số chênh giữa tam phân vị dưới và tam phân vị trên
của nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh 67
Biểu đồ 3.6. Đường cong ROC của nồng độ Lp-PLA2 và hs-CRP huyết thanh
trong tiên lượng nhồi máu não 69
Biểu đồ 3.7. Kết hợp đường cong ROC nồng độ Lp-PLA2 và hs-CRP huyết
thanh trong tiên lượng nhồi máu não 71
Biểu đồ 3.8. Kết hợp đường cong ROC giữa các yếu tố nguy cơ truyền thống với nồng độ Lp-PLA2 và hs-CRP huyết thanh trong tiên lượng
nhồi máu não 72
Biểu đồ 3.9. Tương quan nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh với thang điểm Glasgow …74
Biểu đồ 3.10. Tương quan nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh với thang điểm NIHSS 75
Biểu đồ 3.11. Tương quan nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh với bề dày lớp nội
trung mạc động mạch cảnh 76
Biểu đồ 3.12. Tương quan nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh với thể tích nhồi
máu não 78
Biểu đồ 3.13. Xác suất xuất hiện các yếu tố nguy cơ trong 15 mô hình dự báo
nhồi máu não qua phân tích BMA 80
Hình 1.1. Xơ vữa động mạch 12
Hình 1.2. Cấu trúc phân tử Lp-PLA2 22
Hình 1.3. Lp-PLA2 liên kết với phân tử LDL-C 22
Hình 1.4. Con đường chuyển hóa Lp-PLA2 khi liên kết với LDL-C 23
Hình 1.5. Lp-PLA2 và quá trình sinh xơ vữa động mạch 24
Hình 1.6. Tác động của nồng độ Lp-PLA2 lên mảng xơ vữa động mạch 25
Hình 1.7. Mối liên hệ giữa nồng độ Lp-PLA2 với nguy cơ đột quỵ tái phát 31
Hình 2.1. Phân phối dữ liệu nồng độ Lp-PLA2 và hs-CRP huyết thanh 44
Hình 2.2. Máy chụp CLVT hiệu HiSpeed Dual hãng GE 49
Hình 2.3. Cách đo thể tích vùng nhồi máu não trên CLVT 50
Hình 2.4. Đo IMT động mạch cảnh chung qua siêu âm 2 chiều 51
Hình 2.5. Bề dày lớp nội trung mạc và mảng xơ vữa động mạch cảnh chung qua
siêu âm 2 chiều 52
Trang
Sơ đồ 1.1. Những cơ chế chính trong sự chết tế bào do nhồi máu não 8
Sơ đồ 1.2. Cơ chế chết tế bào thần kinh trong khu vực tranh tối tranh sáng 8
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 56