NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NT-proBNP HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BASEDOW
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NT-proBNP HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BASEDOW. Bệnh Basedow còn có tên gọi khác thường dùng là bệnh Grave – một bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh tuyến giáp (TG) có cường chức năng. Đây là bệnh hệ thống tự miễn gây ra bởi sự xuất hiện của kháng thể kháng thụ thể TSH – Thyrotropin Receptor autoantibodies (TRAb) dẫn đến tăng tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp (HMTG) vào máu, tăng sinh tế bào và nhu mô tuyến giáp. TRAb là dấu ấn sinh học đặc hiệu của bệnh Basedow. Mặc dù được coi là bệnh của một tuyến nội tiết có cường chức năng song bệnh Basedow lại có biểu hiện lâm sàng như một bệnh hệ thống với biểu hiện tổn thươngnhiều cơ quan, tổ chức. Tuyến giáp của bệnh nhân (BN) Basedow có tăng sinh nhu mô gây bướu phì đại lan tỏa cùng với tăng sinh hệ thống mạch máu tại tuyến khi có cường chức năng, xuất hiện nhiều mạch máu tân tạo, biến tuyến giáp trở thành bướu mạch đi kèm với sự gia tăng tình trạng huyết động tại chỗ [1].
Trong số nhiều hệ cơ quan bị ảnh hưởng bởi tăng nồng độ hormon tuyến giáp nhận thấy ở bệnh nhân Basedow thì hệ tim mạch được coi là cơ quan có tổn thương rõ nét nhất, xuất hiện sớm với nhiều biểu hiện phong phú. Nồng độ hormon giáp tăng tác động lên tim và mạch máu dẫn đến sự xuất hiện nhiều biến chứng tim mạch được gọi dưới một tên chung là bệnh tim do nhiễm độc hormon giáp – Thyrotoxic heart disease. Những biểu hiện tổn thương tim mạch hay gặp bao gồm nhịp tim nhanh, cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, ngoại tâm thu trên thất, rung nhĩ, phì đại cơ tim, tăng huyết áp (THA), bệnh cơ tim nhiễm độc giáp (BCTNĐ), suy tim. Những tổn thương tim mạch của bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Vì vậy xác định các biểu hiện tổn thương tim mạch ở bệnh nhân Basedow là hết sức cần thiết, làm cơ sở cho các biện pháp dự phòng, điều trị thích hợp [2].
Để xác định biểu hiện tổn thương tim mạch ở bệnh nhân Basedow cần áp dụng đồng thời nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau. Tuy vậy khi bệnh đang ở giai đoạn nhiễm độc hormon tuyến giáp (NĐHMTG) lại có nhiều biểu hiện tổn thương các cơ quan khác nhau, tạo ra sự đan xen triệu chứng gây khó khăn cho chẩn đoán bệnh tim mạch. Các phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng trong đánh giá tổn thương tim mạch ở bệnh nhân Basedow như điện tâm đồ, siêu âm tim đã cung cấp nhiều chỉ số có giá trịsong nếu bệnh đang ở giai đoạn nhiễm độc giáp thường có tình trạng tim tăng động gây tăng cung lượng tim (CO), suy tim có tăng hoặc bảo tồn phân suất tống máu. Khi đó các phương pháp chẩn đoán tim mạch kinh điểnsẽ gặp những hạn chế nhất định, có thể gây sai lệch kết quả. Trong trường hợp này có một chỉ số giúp chẩn đoán tổn thương tim mạch bao gồm biến đổi cả hình thái và chức năng ở bệnh nhân Basedow mang tính khách quan, không bị ảnh hưởng bởi tình trạng tim tăng động đó là NT-proBNP – N-terminal proBrain Natriuretic Peptide. NT-proBNP có hàm lượng lớn trong cơ tim. Khi có biểu hiện tăng sức nén huyết động tại tim như tình trạng tim tăng động ở bệnh nhân Basedow sẽ gia tăng sự phóng thích nồng độ vào máu nhất là khi có suy tim. Các tác giả nhận định: Nếu như trong tim mạch thì nồng độ NT-proBNP được quan niệm như tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán suy tim thì NT-proBNP được coi như dấu ấn sinh học mới giúp đánh giá chức năng tim dưới tác dụng của hormon tuyến giáp. Ở bệnh nhân Basedow nhiễm độc hormon giáp thì nồng độ NT-proBNP tăng cao, liên quan với nhiều biểu hiện khác của bệnh đặc biệt là biểu hiện tim mạch. Khi tình trạng cường chức năng giáp thuyên giảm dưới tác dụng của các biện pháp điều trị thì nồng độ NT-proBNP cũng giảm theo. Như vậy nồng độ NT-proBNP huyết thanh được coi là dấu ấn sinh học rất có giá trị trong đánh giá tổn thương tim mạch ở bệnh nhân Basedow kể cả trước và sau điều trị [3], [4]. Trong nước chưa có nghiên cứu nào đề cập đến nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân Basedow trước và sau điều trị. Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát nồng độ NT-proBNP huyết thanh và mối liên quan với một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow giai đoạn nhiễm độc hormon tuyến giáp.
2 Đánh giá biến đổi nồng độ NT-proBNP huyết thanh ở bệnh nhân Basedow được điều trị khi đạt tình trạng bình giáp.
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. BIỂU HIỆN TỔN THƯƠNG TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN BASEDOW 3
1.1.1. Một số kiến thức cập nhật về bệnh Basedow 3
1.1.2. Cơ chế tác động của hormon tuyến giáp lên tim mạch 5
1.1.3. Biểu hiện tổn thương tim mạch ở bệnh nhân Basedow 9
1.1.4. Một số phương pháp cận lâm sàng sử dụng chẩn đoán tổn thương tim mạch ở bệnh nhân Basedow 19
1.2. BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-proBNP HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BASEDOW 21
1.2.1. Nguồn gốc, cấu trúc, chuyển hóa và giá trị của NT-proBNP 21
1.2.2. Biến đổi nồng độ NT-proBNP và vai trò trong chẩn đoán bệnh tim mạch. 24
1.2.3. Biến đổi nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân Basedow 28
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ NỒNG ĐỘ NT-proBNP Ở BỆNH NHÂN BASEDOW 31
1.3.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 31
1.3.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước 36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. ĐỐI TƯỢNG 38
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng 38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng 39
2.2. PHƯƠNG PHÁP 41
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 42
2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu. 52
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 60
2.2.4. Đạo đức y học trong nghiên cứu 62
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 64
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 64
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân 64
3.1.2. Một số đặc điểm phát hiện trên siêu âm tuyến giáp và siêu âm tim 70
3.1.3. Đặc điểm nồng độ hormon tuyến giáp, TSH, TRAb ở BN 73
3.2. NỒNG ĐỘ NT-proBNP VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ THÔNG SỐ Ở BỆNH NHÂN BASEDOW 74
3.2.1. Nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân 74
3.2.2. Liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số thông số ở bệnh nhân 77
3.3. BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-proBNP HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BASEDOW SAU ĐIỀU TRỊ 93
3.3.1. Một số đặc điểm chung ở bệnh nhân sau điều trị 93
3.3.2. Biến đổi nồng độ NT-proBNP sau điều trị 97
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 102
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 102
4.1.1. Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 102
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân 103
4.1.3. Đặc điểm tuyến giáp của bệnh nhân. 105
4.1.4. Đặc điểm chỉ số siêu âm tim ở bệnh nhân 106
4.1.5. Đặc điểm nồng độ hormon tuyến giáp, TSH, TRAb 110
4.2. NỒNG ĐỘ NT-proBNP VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ THÔNG SỐ Ở BỆNH NHÂN BASEDOW NHIỄM ĐỘC HORMON TUYẾN GIÁP 112
4.2.1. Nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân Basedow 112
4.2.2. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số thông số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow. 118
4.3. BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-proBNP TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ 133
4.3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân sau điều trị 133
4.3.2. Biến đổi nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân Basedow sau điều trị 137
MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 143
KẾT LUẬN 144
KIẾN NGHỊ 146
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
Nguồn: https://luanvanyhoc.com